QUY HOẠCH KHUNG TRỤC

Một phần của tài liệu LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 87 - 90)

PHẦN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI

7.2. QUY HOẠCH KHUNG TRỤC

Diện tích lấy nước từ sông Đà, sông Hồng, sông Đuống (gồm cả các khu vực lấy nước thông qua sông Nhuệ, Ngu Huyện Khê, Bắc Hưng Hải) thì diện tích lấy nước sông Hồng là hơn 90.000ha chiếm 60% diện tích cần tưới toàn thành phố. Trong tương lai khi mà các công trình tiếp nguồn Cẩm Đình- Hiệp Thuận, Lương Phú hoàn thành thì diện tích lấy nước từ nguồn sông Hồng tăng lên đến 70% tổng diện tích cần tưới.

Cân bằng nước

a. Khu vực lấy nước dòng nhánh

Khu vực vùng thượng sông Tích-Đáy thiếu nước trầm trọng cần phải có công trình tiếp nguồn từ sông Hồng. Hệ thống tiếp nguồn Lương Phú cần hoàn thiện sớm để tiếp nguồn vào sông Tích.

Hình -5. Các khu vực thiếu nước- lưu vực sông Hồng- Thái Bình

+ Đối với lưu vực sông Tích: về mặt tổng lượng nước cả năm là đủ, nhưng cân bằng cho mùa kiệt (tháng 2) khi đã có các hồ Đồng Mô, Suối Hai, các hồ chứa nhỏ và các trạm bơm nước từ sông Hồng bổ sung khoảng 37m3/s lưu vực vẫn còn thiếu khoảng 17m3/s.

Đến năm 2015, nhu cầu nước của khu vực có giảm đi do quá trình đô thị và công nghiệp hoá trên lưu vực mặc dù nhu cầu nước của các ngành khác có tăng. Lượng nước cân bằng cho tháng 2 thiếu khoảng 25 m3/s, khi các hồ chứa Suối Hai và Đồng Mô chuyển đổi mục đích hoàn toàn trong đó nước thay thế cho hồ Đồng Mô sẽ lấy từ sông Tích thì lượng thiếu sẽ là 28 m3/s, cùng với lượng nước duy trì dòng chảy dự kiến là 4m3/s sẽ cần khoảng 32 m3/s vào vụ đổ ải và khoảng 27m3/s vào thời kỳ tưới dưỡng.

Như vậy lưu vực sông Tích cần có công trình tiếp nguồn.

Bảng -27. Cân bằng sơ bộ lưu vực hữu Đáy

TT Hạng mục Đơn vị Sông Tích Sông Thanh Hà

I Giai đoạn hiện trạng 1 Nước đến

Tổng lượng cả năm 106m3 1220 127

Lưu lượng tháng 2 m3/s 6 1

Hồ chứa m3/s 21 1

Trạm bơm sông ngoài m3/s 16

2 Nước dùng

Tổng lượng cả năm 106m3 735 18

Lưu lượng tháng 2 m3/s 60 1

3 Cân bằng

Tổng lượng cả năm 106m3 484 109

Lưu lượng tháng 2 m3/s -17 0

II Giai đoạn 2015 1 Nước đến

Tổng lượng cả năm 106m3 1220 127

Lưu lượng tháng 2 m3/s 6 1

Hồ chứa m3/s 11 1

Trạm bơm sông ngoài m3/s 16 0

2 Nước dùng

Tổng lượng cả năm 106m3 731 16

Lưu lượng tháng 2 m3/s 61 1

3 Cân bằng

Tổng lượng cả năm 106m3 488 111

Lưu lượng tháng 2 m3/s -28 1

Tóm lại có thể nói rằng để đảm bảo phát triển bền vững nguồn nước ở khu vực miền núi thì trên các tiểu khu phải xây dựng các hồ chứa điều tiết cho mùa kiệt. Ngoài ra đến năm 2015 sẽ phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng để giảm bớt lượng nước cần.

Xây dựng quy trình điều hành công trình cấp nước để đáp ứng việc cung cấp đúng, đủ,

hiệu quả, tiết kiệm và phát triển bền vững nguồn nước. Tăng cường thực hiện các biện pháp phi công trình như trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc, ruộng bậc thang trồng cây theo đường đồng mức để tăng khả năng điều hoà nguồn nước, chống xói mòn.

b. Khu vực đồng bằng sông Hồng

Đối với khu vực đồng bằng, tổng lượng mùa kiệt cần tại Sơn Tây trong các kịch bản giai đoạn 2020 cần từ 18-24 tỷ m3. Nếu công trình trên dòng chính ở giai đoạn này với các công trình như Sơn La, Tuyên Quang, Bản Chát, Huổi Quảng đưa vào vận hành thì lượng nước cho đồng bằng sông Hồng đảm bảo cho các kịch bản phát triển.

Lưu lượng kiệt bình quân nhiều năm đến Sơn Tây khoảng 1.860 m3/s, tuy nhiên có 2 năm lưu lượng tháng kiệt nhất chỉ đạt chưa đến 900 m3/s.

Bảng -28. Kết quả tính cân bằng giai đoạn 2020 - khu vực đồng bằng

Trường hợp tính toán

Tần

suất Nước đến tại Sơn Tây (109m3) Nước dùng (109m3)

Cân bằng (109m3)

Gian đoạn 2020 75% 25,93 19,4 6,52

85% 25,49 19,68 5,82

Hình -6. Lưu lượng bình quân tháng tại Sơn Tây khi có Sơn La (1960-2000) Đối với khu vực đồng bằng nếu giai đoạn 2020 nếu xây dựng thêm các hồ chứa lớn ở thượng du như Sơn La, Bản Chát, Huổi Quảng, Nậm Nhùn thì hoàn toàn có thể đáp ứng đủ nhu cầu nước. Tuy nhiên cần phải chú ý đến vấn đề vận hành hồ chứa thượng lưu bởi vì nếu vận hành hồ chứa chỉ chú trọng đến hiệu ích kinh tế do phát điện mang lại thì hiệu quả cấp nước cho hạ du là rất ít.

Mực nước trên triền sông Hồng 1. Mực nước thực tế

Trong khi đó mực nước trên sông Hồng ngày càng có xu hướng cạn kiệt.

Bảng -29. Mực nước thấp nhất và năm xuất hiện qua các thời kỳ

Đơn vị (cm)

Trạm Đặc Trưng

11 12 1 2 3 4 5 Năm

Sơn Tây H min (57-87) 550 478 453 423 386 374 347 347

Năm 1957 1957 1958 1959 1958 1958 1960 1960

Hmin(88-08) 454 392 377 327 340 360 394 327

Năm 2006 2007 2008 2008 2008 2007 2008 2008

Hà Nội H min (56-87) 304 247 210 192 157 167 174 157

Năm 1980 1962 1963 1956 1956 1958 1960 1956

Hmin(88-08) 176 130 112 80 100 116 146 80

Năm 2006 2007 2008 2008 2008 2007 2008 2008

Bảng -30. Mực nước thấp nhất xảy ra tại Hà Nội là 0,50 m (09h/7/1/2010)

STT Trạm Sông Hmin (m)

1 Sơn Tây Hồng 2,97

2 Cẩm Đình Hồng 2,25

3 Liên Mạc Hồng 1,25

4 Hà Nội Hồng 0,50

5 Xuân Quan Hồng 0,20

Mực nước sông Hồng ngày càng cạn kiệt có thể do một hoặc kết hợp các nguyên nhân sau:

- Do vận hành hồ chứa thuỷ điện - Do biến đổi khí hậu

- Do thay đổi lòng dẫn (xói sâu sau thuỷ điện, khai thác cát, nạo vét giao thông thuỷ).

- Do nhu cầu nước tăng.

Một phần của tài liệu LẬP QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THUỶ LỢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2020 (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(178 trang)
w