PHẦN I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
5.5. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT
Ý thức được tầm quan trọng của công trình thuỷ lợi đối với sự phát triển kinh tế của khu vực, chính vì thế mà từ lâu cơ sở hạ tầng thuỷ lợi đã được Đảng, chính quyền các cấp và nhân dân thành phố đầu tư nhiều công sức và tiền của. Trên địa bàn thành phố đã hình thành mạng lưới công trình thuỷ lợi to lớn, đã góp phần mang lại những thành tựu kinh tế lớn lao, nhất là trong mặt trận nông nghiệp.
Ngày nay các công trình thuỷ lợi vẫn đang dần được hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu tưới tiêu ngày càng cao của các ngành kinh tế.
Hệ thống công trình trên địa bàn thành phố còn có những vấn đề cần giải quyết như sau:
Về mặt tưới, cấp nước
Các công trình thủy lợi của thành phố có thể chủ động tưới cho 130.508 ha đạt 80% diện tích yêu cầu. Các diện tích được tưới chủ yếu là các diện tích lúa màu, nuôi trồng thuỷ sản tập trung. Diện tích chưa được tưới tập trung ở các khu vực như ao nuôi thuỷ sản nhỏ lẻ; cây lâu năm và cây ăn quả phân tán và các vùng đồi gò vùng núi Sóc Sơn, Hữu Tích và hữu Mỹ Hà; các khu vực bãi nhỏ ven sông.
Các vấn đề cần giải quyết:
+ Phải có các giải pháp về công trình để cấp nguồn nước tưới cho bị thiếu hụt vào vụ đông xuân hàng năm những yếu tố đã và đang xảy ra cung như dự báo trong tương lai như: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển chăn nuôi thuỷ sản, cây CN, cây ăn quả trong nông nghiệp... Nhu cầu dùng nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế, nhu cầu bổ sung nước để khơi thông dòng chảy, giảm thiểu ô nhiếm môi trường các tuyến sông Nhuệ, Sông Đáy và các tuyến sông Tô Lich, Sông Sét, Sông Kim Ngưu trong nội thành Hà Nôi.
+ Cải tạo nâng cấp các công trình tưới (Trạm bơm, hệ thống kênh dẫn) đã bị xuống cấp, thiết bị cu nát, lạc hậu, hiệu suất bơm suy giảm; những trạm bơm ven sông Hồng, sông Đáy để lấy nước tưới trong điều kiện mực nước các tuyến sông đã xuống thấp…Có giải pháp cấp nước cho cho vùng chuyên canh rau, quả, vùng đồi gò, bán sơn địa, vùng nuôi trồng thuỷ sản; thay thế các công trình để tưới cho diện tích của các hồ chứa chuyển sang làm dịch vụ du lịch như hồ Quan Sơn, Suối Hai, Đồng Mô…
+ Cải tạo nâng cấp các hồ chứa nước bị xuống cấp, hư hỏng, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, đảm bảo tuyệt đối an toàn các hồ chứa nước trong mùa mưa lu…
+ Giảm ô nhiễm nguồn nước, ngăn chặn và giải tỏa các vi phạm pháp lệnh về khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi. Hạn chế sử dụng các nguồn nước ô nhiễm ở các sông như Nhuệ, Cầu Bây, Thiếp cho mục đích tưới, cấp nước sinh hoạt.
+ Áp dụng thí điểm công nghệ tưới hiện đại, công nghệ thông tin trong quản lý vận hành tưới ở một số khu vực, hệ thống có đủ điều kiện..
+ Thực hiện chuyển đổi từ trồng lúa sang các cây trồng cạn sử dụng ít nguồn nước cho một số diện tích thật sự khó khăn về nguồn nước vụ đông xuân.
Về mặt tiêu thoát nước
Toàn thành phố có 332.889ha diện tích tự nhiên, trong đó diện tích cần tiêu bằng công trình là 212.626 ha. Với 723 công trình đầu mối tiêu có khả năng tiêu thực tế là 161.285ha đạt 76% diện tích cần tiêu. Vùng đồi núi, bãi sông có diện tích 120.263ha tiêu tự chảy ra các sông suối.
Theo đánh giá trên thực tế quản lý khai thác thì khả năng đáp ứng của hệ thống tiêu ứng với năm có tần suất mưa và mực nước 10% chỉ đạt 60 - 70%:
- Hệ thống tiêu nông nghiệp hiện nay chỉ đáp ứng được với trận mưa từ dưới 250 mm trong 3 ngày, nếu xuất hiện mưa trên diện rộng với lượng mưa từ 250 - 300 mm trông 3 ngày thì diện tích có thể bị ngập úng từ 35 - 40 nghìn hecta. Các khu vực còn khó khăn về tiêu gồm: Vùng đồng Đan Phượng - Hoài Đức, Khê Tang, khu vực Phú Xuyên; khu vực Tiền Phong (Ba Vì), lưu vực tiêu trạm bơm tiêu Lim, Lại Thượng, Cần Kiệm, An Vọng (Tả Tích), khu vực hữu Tích của Chương Mỹ…,
khu vực Thường Lệ - Tám Báo của Mê Linh, khu vực Đông Nam Sóc Sơn, khu vực ngòi tiêu Lương Phúc.
- Đối với khu vực nội thành, với trạm bơm Yên Sở 2 hoàn thành thì cung mới chỉ đảm bảo tiêu được trận mưa khoảng 310 mm trong 72 giờ, trong khi đó mưa thiết kế được xác định khoảng 400-450 mm. Các khu vực khó khăn về tiêu như khu vực nội thành (Lưu vực tiêu Yên Sở), khu vực tây nam nội thành (Từ Liêm, Hà Đông), lưu vực tiêu trạm bơm Đông Mỹ.
Yêu cầu tiêu nước trên địa bàn thành phố Hà Nội ngày càng cao do quá trình đô thị hoá và biến động của yếu tố khí tượng thuỷ văn. Do vậy để đáp yêu cầu đặt ra, hệ thống tiêu của thành phố trong tương lai cần:
+ Tiếp tục cải tạo các trạm bơm tiêu xây dựng đã lâu, máy móc bị hư hỏng già cỗi, hiệu suất thấp; Bổ sung năng lực tiêu cho các khu vực năng lực tiêu chưa đáp ứng với hệ số tiêu được tính toán theo quy hoạch và sự gia tăng của hệ thống hạ tầng; Cải tạo, nạo vết, nâng cấp hệ thông kênh mương tiêu nội đồng đồng bộ với hệ thống công trình đầu mối; ưu tiên đầu tư các công trình tiêu nước hỗ trợ cho khu vực nội thành đã được phê duyệt: Trạm bơm tiêu Yên Nghĩa, Đào Nguyên, Yên Thái, Đông Mỹ, Liên Mạc…
+ Chuyển đổi một số khu vực trung thấp thường xuyên bị úng ngập sang chuyên canh nuôi trồng thuỷ sản hoặc mô hình canh tác một lúa + một cá để giảm thiểu quy mô xây dựng các công trình tiêu, vừa tạo cảnh quan môi trường, vừa là nơi trữ nước phục vụ cho các khu vực lân cận khi bị hạn hán thiếu nước.
Về quản lý khai thác
+ Nâng cao chất lượng quản lý điều hành tưới, sử dụng nguồn nước hợp lý tiết kiệm, hoàn chỉnh quy trình quy phạm, định mức kinh tế kỹ thuật, thực hiện khoán đến các đơn vị và người lao động trong các doanh nghiệp thuỷ lợi, thực hiện thường xuyên chế độ bảo dưỡng, bảo trì công trình, nâng cao hiệu suất tưới, giảm chi phí đầu tư cho tưới, cấp nước
+ Nâng cao công tác quản lý vận hành, phối hợp điều hành tiêu giữa các hện thống, giữa khu vực nội thành và ngoại thành trong công tác chỉ đạo tiêu thoát úng;
chủ động tiêu thoát nước đệm trước khi mưa úng xảy ra; hạn chế thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
+ Thực hiện công tác phân cấp công trình thuỷ lợi theo quy định tại quyết định số 11/2011/ QĐ-UBND ngày 7/2/2011 của UBND thành phố.
+ Củng cố lại tổ chức thuỷ nông cơ sở, các HTX dùng nước; nâng cao hiệu quả quản lý các công trình do các HTX tự bơm tưới tiêu và hệ thống kênh mương, công trình nội đồng.
+ Phân loại và từng bước xử lý và giải toả các vi phạm Pháp lệnh khai thác và bảo vệ công trình thuỷ lợi, hạn chế và giảm thiểu các vi phạm mới; Tiến hành cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ hệ thống công trình thuỷ lợi.
+ Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thực và trách nhiệm của chính quyền các cấp; cộng đồng xã hội trong việc thực hiện Pháp lệnh bảo vệ và khai thác công trình thuỷ lợi.
+ Trên cơ sở Quy hoạch thuỷ lợi của thành phố đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 xây dựng quy hoạch thuỷ lợi chi tiết các hệ thống thuỷ nông hiện có trên địa bàn thành phố.
PHẦN III. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY LỢI 6CHƯƠNG VI. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ