3.2. ĐIỀU TRỊ PHẪU THUẬT LOẠI SCHATZKER V VÀ VI
3.2.2. Tổn thương kết hợp
Bảng 3.19: Tổn thương da và mô mềm theo Tscherne
Độ Loại V
(n = 35)
Loại VI (n = 27)
Kết hợp (n = 62)
Độ 0 32 (91%) 23 (85,2%) 55 (88,7%)
Độ 1 3 (8,6%) 3 (11,1%) 6 (9,7%)
Độ 2 0 (0,0%) 1 (3,7%) 1 (1,6%)
Số trường hợp 35 27 62
Phân tích Fisher = 1, d.f = 1, P = 0,647
Nhận xét bảng 3.19: có 55 trường hợp (88,7%) có phần mềm vùng mâm chày gãy chỉ bị bầm tím, sưng nề nhẹ, da không bị xây xát hoặc bị xây xát mức độ
nhẹ.
Có 6 trường hợp có tổn thương phần mềm độ 1 là da bị xây xát nhiều và phần mềm vùng gối và cẳng chân bị sưng nề nhiều nhưng vận động, cảm giác bàn chõn vẫn được, mạch mu chõn và ống gút rừ, trong đú cú 01 trường hợp (BN số 112) có vết thương da khoảng 1cm, không thông với ổ gãy, chúng tôi xếp vào độ 1.
Chỉ có một trường hợp đe dọa chèn ép khoang trong 24 giờ đầu với biểu hiện căng cứng bắp chân, mạch mu chân yếu hơn so với bên lành (BN số 126) được xếp vào độ 2.
Hầu hết các trường hợp đều có hiện tượng tràn máu, dịch ở khớp gối nhưng không có trường hợp nào phải chọc hút khớp.
Không có sự khác biệt về mức độ tổn thương phần mềm giữa hai loại với p = 0,64.
Bảng 3.20: Các tổn thương kết hợp
Loại tổn thương Loại V (n = 35)
Loại VI (n = 27)
Kết hợp (n = 62) Không có tổn thương 18 (51,4%0 4 (14,8%) 22 (35,5%) Gãy 1/3 trên x.chày 1 (2,90%) 2 (7,4%) 3 (4,8%) Gãy 1/3 trên x.mác 1 (2,9%) 2 (7,4%) 3 (4,8%)
Bong điểm bám DCCT 3 (8,6%) 2 (7,4%) 5 (8,0%)
Bong điểm bám DCCS 1 (2,9%) 0 (0,0%) 1 (1,6%) Gãy chỏm xương mác 7 (20,0%) 16 (59,2%) 23 (33,6%)
Dập DCCT 1 (2,9%) 0 (0,0%) 1 (1,6%)
Rách SCN 1 (2,9%) 1 (3,7%) 2 (3,2%)
Sai khớp khuỷu 1 (2,9%) 0 (0,0%) 1 (1,6%)
Vết thương gối 1 (2,9%) 0 (0,0%) 1 (1,6%)
Phân tích Fisher = 1, d.f. = 1, p = 0,002
Nhận xét bảng 3.20: Có sự khác biệt về mức độ tổn thương kết hợp giữa loại Schatzker V và VI với p = 0,002.
Loại VI có mức độ tổn thương kết hợp cao hơn, nhất là gãy chỏm xương mác 16 trường hợp (59,2%). Tất cả các trường hợp gãy chỏm xương mác và 1/3 trên xương mác không cần can thiệp gì.
Bong điểm bám DCCT có 5 trường hợp (8%) đều được cố định bằng chỉ thép cùng lúc phẫu thuật mâm chày. Một trường hợp bong điểm bám DCCS mức độ nhẹ nên không can thiệp phẫu thuật.
Không có trường hợp nào bị tổn thương thần kinh hông khoeo ngoài. Có 2 trường hợp bị rách sụn chêm vùng rìa đều được khâu phục hồi bằng chỉ Vicryl.
Có 3 trường hợp bị gãy thân xương chày cùng bên, được kết xương nẹp vít cùng lúc phẫu thuật mâm chày.
3.2.3. Thời gian từ khi bị gãy mâm chày đến khi được phẫu thuật
Bảng 3.21: Thời gian từ khi bị gãy mâm chày đến khi được phẫu thuật
Ngày chờ phẫu thuật trung bình
6,0 ± 4,2 7,0 ± 3,5 6,4 ± 3,9
0 - 1 ngày 5,7% ( 2) 0,0% ( 0) 3,3% ( 2)
2 - 3 ngày 22,9% ( 8) 11,5% ( 3) 18,0% (11)
4 - 5 ngày 25,7% ( 9) 23,1% ( 6) 24,6% (15)
6 - 7 ngày 17,1% ( 6) 30,8% ( 8) 23,0% (14)
8 – 9 ngày 14,3% ( 5) 3,8% ( 1) 9,8% ( 6)
≥ 10 ngày 14,3% ( 5) 30,8% ( 8) 21,3% (13)
Phân tích Fisher = 2,62, d.f = 1,60, p = 0,111
Nhận xét bảng 3.21: Có 1 trường hợp có dấu hiệu chèn ép khoang trong 24 giờ
đầu và đã được phẫu thuật. Thời gian trung bình chờ phẫu thuật của nhóm nghiên cứu là 6,4 ± 3,9 ngày. Ở thời điểm phẫu thuật: Tại chỗ tất cả các trường hợp có phần mềm ở cẳng chân đã giảm sưng nề, các vết xây xát và vết thương da đã khô, da có độ chun giãn. Có 01 trường hợp được mổ vào ngày thứ 24 do đến muộn. Toàn thân ổ định, các xét ngiệm trong giới hạn bình thường và cho phép phẫu thuật.
Trước mổ: 26/62 trường hợp được gác chân trên giá Braun và kéo liên tục qua xương gót với trọng lượng 3kg. Số còn lại cũng được gác chân trên giá Braun với góc khoảng 30º.
05 trường hợp có bệnh lý kết hợp phải để theo dõi điều trị ổn định trước mổ bao gồm: CTSN: 1, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính: 1, tăng HA: 1, rối loạn nhịp tim: 1 và tăng men gan do bị chấn thương: 1.
Những trường hợp có ngày chớ mổ >10 ngày là do tình trạng tại chỗ sưng nề
kéo dài và có bệnh lý kết hợp.
Không có sự khác biệt về thời gian chờ mổ giữa hai nhóm với p = 0,111.
3.2.4. Đường mổ, phương tiện kết xương, vị trí đặt nẹp, thời gian mổ và
dẫn lưu sau mổ
Bảng 3.22: Đường mổ, phương tiện kết xương, vị trí đặt nẹp
Nội dung Loại V
(n = 35)
Loại VI (n = 27)
Kết hợp (n = 62)
Đường mổ
Đường mổ bên ngoài 6 (17,1%) 3 (11,1%) 9 (14,5%) Đường mổ bên trong 20 (57,1%) 11 (40,7%) 31 (50,0%) Kết hợp hai đường mổ 9 (25,7%) 13 (48,1%) 22 (35,5%)
Vị trí đặt nẹp n = 35 n = 27 n = 62
Đặt nẹp mặt ngoài MC 6 (17,1%) 4 (14,8%) 10 (16,1%) Đặt nẹp mặt trong MC 21 (60,0%) 12 (44,4%) 33 (53,2%) Đặt nẹp cả hai bên 8 (22,9%) 11 (40,8%) 19 (30,7%)
PTKX n = 35 n = 27 n = 62
Kết xương với 1 nẹp 27 (77,1%) 16 (59,3%) 43 (69,4%) Kết xương với 2 nẹp 8 (22,9%) 11 (40,7%) 19 (30,6%) Nhận xét bảng 3.22:
Về đường mổ: Có 22 trường hợp được phẫu thuật với 2 đường mổ, trong đó có
03 BN sử dụng 2 đường mổ nhưng chỉ sử dụng 1 nẹp. 3 trường hợp này phải mở thêm đường mổ vì nẹp được đặt ở mâm chày ngoài với đường mổ phía ngoài nhưng mảnh gãy ở mâm chày trong được nắn chỉnh kín bằng đinh Steinmann không đạt yêu cầu nên phải mở thêm đường mổ bên trong để nắn chỉnh và cố định.
Về vị trí đặt nẹp: Đặt nẹp ở mâm chày ngoài là những trường hợp MCN bị gãy nhiều mảnh, bị lún, trong khi đó MCT gãy có 1 mảnh lớn cho phép dễ nắn chỉnh bắt vít xốp. Đặt nẹp ở MCT khi mảnh gãy MCT bị di lệch nhiều đặc biệt có mảnh gãy sau trong và mảnh gãy MCN to, đơn giản. Có 19 trường hợp được sử dụng hai nẹp. Những trường hợp này, ổ gãy cả hai mâm chày có nhiều mảnh, bị lún và di lệch nhiều đặc biệt là di lệch gập góc phía sau.
02 trường hợp được ghép xương mào chậu do mất xương nhiều sau khi nâng mâm chày.
12 trường hợp (19,3%) được thay đổi kế hoạch điều trị sau khi có phim CLVT. Trong đó: thay đổi đường phẫu thuật và vị trí đặt nẹp là 6 trường hợp chuyển từ ngoài vào trong do phát hiện có mảnh vỡ phía sau trong ở mâm chày trong, chuyển sang hai nẹp là 4 trường hợp do ổ gãy mâm chày có nhiều mảnh và ghép xương tự thân 02 trường hợp.
Thời gian mổ trung bình của nhóm nghiên cứu là 79,4 ± 23,2 phút. Không thấy có sự khác biệt giữa thời gian phẫu thuật sử dụng 2 nẹp và 1 nẹp.
Lượng dịch dẫn lưu trung bình là 120,4 ± 107,3 ml. Không có trường hợp nào phải truyền máu trong và sau mổ.