Đối với mỗi doanh nghiệp thì việc áp dụng hình thức sổ kế toán là hoàn toàn khác nhau, các doanh nghiệp áp dụng quyết định 48/2006 QĐ - BTC ngày 14/09 của Bộ trưởng BTC có thể áp dụng một trong bốn hình thức sau:
1.7.1.Nhật Ký Chung
Là hình thức kế toán đơn giản số lượng sổ sách gồm: Sổ nhật ký, sổ cái và các sổ chi tiết cần thiết. Đặc trưng cơ bản của các hình thức này là tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký, mà trọng tâm là sổ Nhật Ký Chung theo trình tự thời gian phát sinh và định khoản kế toán của nghiệp vụ đó, sau đó lấy số liệu trên các sổ nhật ký để ghi vào Sổ Cái theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hình thức kế toán Nhật ký chung gồm các loại sổ chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung, Sổ Nhật ký đặc biệt;
- Sổ Cái;
- Các Sổ, thẻ kế toán chi tiết.
21
Chứng từ gốc
Nhật ký đặc biệt Nhật ký chung Sổ kế toán chi tiết
Sổ cái
Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối TK
Báo cáo tài chính
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu
Sơ đồ 1.5:Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật Ký Chung 1.7.2. Nhật Ký Sổ Cái
Là hình thức kế toán trực tiếp, đơn giản bởi đặc trưng về số lượng sổ, loại sổ, kết cấu sổ, các loại sổ cũng như hình thức Nhật Ký Chung. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán này là: Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một quyển số kế toán tổng hợp duy nhất là sổ Nhật Ký - Sổ Cái. Căn cứ để ghi vào sổ Nhật Ký – Sổ Cái là các chứng từ gốc hoặc Bảng tổng hợp chứng từ gốc.
Hình thức kế toán Nhật ký - Sổ cái gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký-Sổ cái
- Các sổ,Thẻ kế toán chi tiết.
22
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ quỹ tiền mặt và sổ tài sản
Chứng từ gốc
Sổ/ thẻ kế toán chi tiết
Báo cáo tài chÝnh
Bảng tổng hợp chi tiết
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu
Sơ đồ 1.6: Tổ chức hạch toán theo hình thức Nhật Ký - Sổ Cái 1.7.3. Hình thức kế toán trên máy vi tính
Đặc trưng cơ bản của Hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toán được thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính. Phần mềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên đây. Phần mềm kế toán không hiển thị đầy đủ quy trình ghi sổ kế toán, nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tài chính theo quy định.
Phần mềm kế toán được thiết kế theo Hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hình thức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.
Ghi chú:
Nhập số liệu hàng ngày In sổ,báo cáo cuối tháng Đối chiếu điều tra
Sơ đồ 1.7: Tổ chức hạch toán theo hình thức Kế toán trên máy vi tính 1.7. 4. Chứng từ ghi sổ
Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ: Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:
- Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
- Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Nhật ký- Sổ cái
PHẦN MỀM KẾ TOÁN Chứng từ kế
toán
Sổ kế toán -Sổ tổng hợp -Sổ chi tiết
Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại
-Báo cáo tài chính -Báo cáo kế toán quản trị
Máy tính
Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
-Chứng từ ghi sổ - Sổ nhật ký tài khoản
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ - Nhật ký tổng quát - Sổ Cái tài khoản - Sổ tổng hợp cho từng tài khoản -Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi định kỳ hoặc cuối tháng Đối chiếu
Sơ đồ 1.8: Tổ chức hạch toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ Kết luận chương 1
Chương 1 nhằm giới thiệu những nội dung cơ bản về kế toán lao động tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp. Vì vậy khi tìm hiểu cơ sở lý luận về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương chủ yếu tập chung vào các nội dung như:
Sổ quỹ và sổ tài sản
Chứng từ gốc
Bảng tổng hợp chứng từ gốc
Sổ kế toán chi tiết theo đối tượng
Chứng từ ghi sổ theo phần hành
Sổ cái tài khoản
Bảng cân đối tài khoản
Bảng tổng hợp chi tiết theo đối tượng
Báo cáo tài chính Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ
- Khái niệm, bản chất, nhiệm vụ hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương, khái niệm về thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp.
- Các hình thức trả lương, thưởng cho người lao động; ưu nhược điểm và điều kiện vận dụng của từng hình thức và cơ cấu quỹ tiền lương của doanh nghiệp.
- Phương pháp hạch toán số lượng, thời gian và kết quả lao động và mối quan hệ của chúng với công tác kế toán tiền lương.
- Phương pháp tính lương, kế toán tổng hợp về tiền lương và tình hình thanh toán với người lao động.
- Chế độ tài chính hiện hành và kế toán các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.
- Các hình thức ghi sổ kế toán.
Trên cơ sở lý luận chung về kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương trong doanh nghiệp em xin đi vào tìm hiểu thực trạng công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương của Công ty TNHH KANEPACKAGE ở chương tiếp theo.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH KANEPACKAGE VIỆT NAM