2.2.1.1.Đặc điểm chung về tình hình lao động
Công ty TNHH KANEPACKAGE có một đội ngũ lao động với kết cấu, trình độ chuyên môn, tay nghề tương đối hợp lý, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty.
Bảng 2.1: Thống kê tình hình sử dụng lao động của Công ty
STT Chỉ tiêu Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
So sánh 2011 - 2010
So sánh 2012 - 2011 Số
lượng %
Số
lượng %
A Tổng số lao động 272 298 310 16 5.88 12 4.03
1 Lao động nam 182 197 200 15 8.24 3 1.52
2 Lao động nữ 90 101 110 1 1.11 9 8.91
B Trình độ lao động
1 Đại học 15 16 17 1 6.67 1 6.25
2 Cao đẳng 67 71 75 2 2.99 4 5.63
3 Trung cấp và LĐPT 190 211 218 21 11.05 7 3.32
Nguồn: Phòng Hành chính- Nhân sự 2.2.1.2.Phân loại lao động tại công ty
Lực lượng lao động của Công ty phân làm 2 loại chủ yếu:
+ Lao động trực tiếp: Là những lao động trực tiếp tham gia sản xuất tại phân xưởng đóng gói, dán hộp, kiểm tra chất lượng...
+ Lao động gián tiếp: Là bộ phận lao động thuộc khối quản lý và khối hành chính văn phòng (Ban Giám đốc, phòng Hành chính - Nhân sự, phòng Kế toán...).
2.2.1.3. Đánh giá, xếp loại lao động
Hàng tháng công ty tổ chức đánh giá, xếp loại cho toàn bộ các lao động theo các tiêu chí mức độ hoàn thành công việc, ý thức chấp hành kỷ luật...
- Loại A: + Làm đủ hoặc thêm công;
+ Hoàn thành đủ hoặc vượt mức kế hoạch và chất lượng sản phẩm luôn đạt yêu cầu;
+ Chấp hành tốt nội quy, kỷ luật lao động.
- Loại B: + Làm đủ công hoặc thiếu không quá 3 công;
+ Hoàn thành kế hoạch được giao;
+ Ý thức kỷ luật tương đối tốt nhưng đôi lúc còn bị nhắc nhở.
- Loại C: + Thiếu từ 3 đến 6 công;
+ Hoàn thành kế hoạch được giao;
+ Ý thức chấp hành kỷ luật tương đối tốt nhưng đôi lúc còn bị nhắc nhở.
-Loại D: + Làm đủ công hoặc thiếu không quá 6 công;
+ Hoàn thành nhiệm vụ được giao;
+ Vi phạm nội quy, kỷ luật của công ty.
-Loại E: + Thiếu trên 6 công;
+ Chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao;
+ Vi phạm nội quy, kỷ luật của công ty.
2.2.2.Tổ chức kế toán chi tiết lao động 2.2.2.1. Hạch toán số lượng lao động
Phòng Hành chính - Nhân sự căn cứ vào các chứng từ ban đầu về tuyển dụng, thuyên chuyển công tác, nâng bậc, thôi việc... để ghi vào "Sổ danh sách lao động".
"Sổ danh sách lao động" không chỉ lập chung cho toàn công ty mà còn được lập riêng cho từng bộ phận trong công ty.
2.2.2.2. Hạch toán thời gian lao động
Hiện nay doanh nghiệp vẫn duy trì chế độ làm việc 1 tuần làm việc 6 ngày, mỗi ngày làm việc 8 giờ. Đôi khi do yêu cầu của sản xuất nên công nhân và người lao động của doanh nghiệp vẫn làm thêm cả ngày thứ 7 và chủ nhật.
Giờ làm việc:
Mùa đông: sáng từ 8h đến 12h, chiều từ 13h đến 17h.
Mùa hè: sáng từ 7h30 đến 11h30, chiều từ 13h30 đến 17h30.
Người lao động khi đi làm sẽ dùng thẻ chấm công quẹt vào máy chấm công cùng dấu vân tay để xác nhận ngày, giờ, đi làm. Cuối ngày khi đi làm về người lao động lại tiếp tục sử dụng thẻ, quẹt thẻ và xác nhận dấu vân tay. Cuối ngày 20 hàng
tháng thẻ chấm công sẽ được tập hợp tới bộ phận quản lý lao động của từng phân xưởng và phòng ban, bộ phận này sẽ tổng hợp, lập bảng chấm công hàng tháng thành 2 liên, liên 1 lưu tại bộ phận, liên 2 sẽ gửi phòng kế toán tiền lương.
Bộ phận nhân sự của công ty sẽ gửi những thông tin thay đổi về hợp đồng lao động, hệ số, phụ cấp của người lao động tới phòng kế toán tiền lượng.
"Bảng chấm công" được lưu tại phòng kế toán cùng các chứng từ có liên quan.
Cụng ty sử dụng “ Bảng chṍm cụng “ ( Mõ̃u sụ́ : 01a – LĐTL ) để theo dừi ngày công thực tế và ngày công làm thêm ngoài giờ để có căn cứ tính thời gian nghỉ bù hoặc thanh toán cho người lao động trong đơn vị.
* Ví dụ: Bảng chấm công của tổ sản xuất 1 và tháng 03 năm 2012 như sau:
Đơn vị: Công ty TNHH KANEPACKAGE Mẫu số: 01a-LĐTL
Bộ phận: Tổ sản xuất 1 BẢNG CHẤM CÔNG (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC ngày Tháng 03 năm 2012 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
Quy định: Làm đủ giờ quy định : 1 Nghỉ ốm: ô Nghỉ lễ : L (Nguồn:Số liệu tại phòng kế toán Công ty ) Làm thêm giờ: ghi số giờ làm thêm Nghỉ không lương:0 Nghỉ phép : P
Giám đốc Phòng nhân sự Quản đốc Người chấm công (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên) (ký,họ tên)
S T
Mã NV Họ và tên Quy ra công
21 22 23 … 28 29 … 20 Số công
hưởng lương
thời gian
Số công làm thêm
giờ hưởng
150%
LCB
Số công làm thêm
giờ hưởng
200%
LCB
Số công ngừng
nghỉ việc hưởng
100%
lương
Số công ngừng nghỉ việc
hưởng
…%
lương
Số công hưởng BHXH
1 F0043 Lê Bích Thủy 1 1 1 ô ô 1 23 - 2 2
2 M0045 Nguyễn Thế Hinh ô 1 1 0,9 1 1 23,6 17,5 - 1 1
3 M0046 Nguyễn Ngọc Tú 1 1 0,8 1 1 1 24,5 - 25,5
4 M0072 Bùi Quang hợp 1 1 ô 1 0,82 1 22,6 21 10 2 2
5 M0074 Nguyễn Kim Chi 1 1 0,9 1 1 1 24,5 10,5 9 3 3
6 M0110 Hà Văn Công 1 0,9 1 1 1 1 24,5 9,6 8,5
7 M0115 Phạm Mai Chi 1 1 1 1 1 0,85 25 26,5 12,5
8 M0116 Nguyễn Đức Thành 1 1 1 1 1 0,89 24,6 - 13,6
Biểu số 2.1: Bảng chấm công Tổ sản xuất 1 tháng 03/2012
2.2.3. Phương pháp tính lương tại Công ty
2.2.3.1. Nôi dung quỹ tiền lương tại Công ty TNHH KANEPACKAGE
Căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Doanh nghiệp xác định nguồn quỹ lương tương ứng để trả cho người lao động gồm:
+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian làm việc thực tế.
+ Các khoản phụ cấp như: phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp chuyên cần, phụ cấp năng lực, phụ cấp đi lại, phụ cấp ăn trưa, phụ cấp thai sản, phụ cấp thâm niên, phụ cấp nhà ở, phụ cấp cho những người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do những nguyên nhân khách quan…
Quỹ tiền lương trả cho người lao động theo hình thức trả lương là: trả lương theo thời gian.
Quỹ tiền lương khuyến khích khen thưởng hoàn thành tiến độ năng suất chất lượng tối đa không quá 15% / Tổng quỹ lương.
Quỹ tiền lương khuyến khích người lao động có công nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, quản lý tốt, tay nghề giỏi tối đa không quá 3% /Tổng quỹ lương.
Ngoài ra còn có các khoản chi trợ cấp BHXH cho công nhân viên trong thời gian ốm đau thai sản, tai nạn lao động.
2.2.3.2. Hình thức tiền lương áp dụng tại doanh nghiệp
Hiện tại doanh nghiệp áp dụng duy nhất một hình thức tiền lương là: Hình thức tiền lương theo thời gian.
Lương thời gian được xác định trên cơ sở lương cơ bản ghi trong hợp đồng và lương thời gian thực tế làm việc của người lao động.
Như vậy tiền lương thực tế trong một tháng được tính như sau:
Tiền lương thực tế = Tiền lương cơ bản 26
Tùy thuộc vào chức danh của mỗi người trong công ty mà còn quy định thêm phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, các khoản phụ cấp khác như phụ cấp đi lại, phụ cấp ăn trưa được quy định cụ thể trong điều lệ của Công ty mỗi năm một lần …
Như vậy tiền lương của cán bộ công nhân viên trong công ty được tính theo công thức :
Tiền lương tháng = Tiền phụ cấp + Tiền lương thực tế
Ngày làm việc thực tế của cỏc đối tượng nhận lương được theo dừi qua bảng chấm công .
Đối với người lao động làm thêm giờ (làm thêm thứ 7 và chủ nhật) sẽ nhận được tiền làm thêm giờ, tiền làm thêm giờ được tính như sau:
Nếu làm thêm ngoài giờ vào ban ngày thì công ty sẽ trả lương như sau:
Mức 150% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày thường; mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần; 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào các ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương theo qui định của Bộ Luật lao động.
Nếu làm việc vào ban đêm (từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau):
Nếu làm thêm giờ vào ban đêm:
Tiền lương làm thêm
giờ vào ban đêm = Tiền lương làm việc
vào ban đêm x
150%
hoặc200%
hoặc300%
VD: Lương tháng của anh Hà Văn Công là công nhân Tổ sản xuất số 1 với 24,5 ngày công thực tế và 9,6 giờ công làm thêm giờ hưởng 150% lương; 8,5 giờ công làm thêm giờ hưởng 200% lương.Với mức lương cơ bản là 2.964.000 đồng, phụ cấp nhà ở 200.000 đồng, ăn trưa 230.000 đồng được tính như sau:
2.964.000 ì 24,5
Tiền lương thực tế = = 2.793.000đ 26
39
2.964.000 26 ì 8 h 2.964.000
26 ì 8 h
Tiờ̀n lương = ( ì 9,6 ì 150% ) + ( ì 8,5 ì 200% ) thêm giờ
= 205.200 + 242.250
= 447.450đ
TL tháng = 430.000 + 2.793.000 + 447.450 = 3.670.450 đ.
2.2.3.3. Các chế độ khác nằm trong quỹ lương a . Các khoản phụ cấp
Phụ cấp là khoản tiền mà công nhân ,viên chức được hưởng hàng tháng dựa trên mức lương tối thiểu hoặc mức lương ghi trong hợp đồng lao động.
Để phát huy hết năng lực của người lao động và nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất, công ty có chế độ phụ cấp thu hút nhằm khuyến khích người lao động, đồng thời để tăng thêm thu nhập và cải thiện đời sống cho người lao động.
+ Phụ cấp chức vụ:
Giám đốc: Hệ số 0,6 tính trên tiền lương tối thiểu;
Phó Giám đốc: Hệ số 0,4 tính trên tiền lương tối thiểu;
Trưởng các phòng ban, bộ phận, Tổ trưởng: Hệ số 0,3 tính trên lương tối thiểu;
Tổ phó: Hệ số 0,2 tính trên tiền lương tối thiểu;
+ Công ty phụ cấp nhà ở cho tất cả công nhân viên 200. 000đ/người/tháng;
+ Phụ cấp tiền điện thoại cho Trưởng các phòng ban, bộ phận 100.000 đ/người/
tháng;
+ Quy định phụ cấp tiền ăn ca cho tất cả công nhân viên trong công ty là 15.000 đ/bữa và không quá 26 công/ tháng.
+ Chế độ lễ, phép được tính được tính như sau:
Lương lễ, phép
= Hệ số cơ bản ì TL min
x Số ngày nghỉ 26
+ Phụ cấp thôi việc, mất việc làm : Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm của doanh nghiệp dùng để chi trợ cấp thôi việc, mất việc làm, đào tạo lại nghề cho người lao động tại doanh nghiệp theo quy định hiện hành.
Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được trích lập và hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ của doanh nghiệp. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cập mất việc làm hàng năm không chi hết được chuyển số dư sang năm sau. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc torng năm tài chính thì toàn bộ phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ.
Thời điểm trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm. Trường hợp doanh nghiệp phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ (quí) thì có thể điều chỉnh quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm theo quí khi lập báo cáo tài chính.
Ví dụ : Trong tháng 02/2012 tại bộ phận phân xưởng SX1 kế toán căn cứ vào đơn xin nghỉ việc cùng với phiếu xác nhận tăng giảm CB-CNV của bộ phận Nhân sự
lập phiếu trợ cấp thôi việc cho CB-CNV (những người đủ điều kiện )như sau:
TRỢ CẤP THÔI ViỆC
MNV Họ và tên Bộ phận
Ngày ký HĐLĐ
Ngày hết hạn HĐLĐ
Ngày thôi việc
Số
năm Tỉ lệ Tiền lương F0160
Nguyễn Thị
Thanh PRO 20-02-07 21-02-12 21-02-11 4 1 3689455
Số tiền trợ cấp thôi việc chị Thanh được nhận được tính theo công thức:
Như vậy số tiền trợ cấp = 4 ì 3.689.455 ì ẵ = 7.378. 910 đ.
Sang tháng 03 Công ty thanh toán cho cho chị khoản tiền trợ cấp thôi việc viêc, 12/ 03 kế toán tiến hành lập phiếu chi thanh toán cho chị Thanh. Số tiền này được trích từ tiền quỹ trợ cấp mất việc làm.( TK 351 )
+ Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây:
Tết Dương lịch: một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch);
Tết Nguyên Đán: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch) Ngày Giỗ tổ Hùng Vương: một ngày (ngày10 tháng 3 âm lịch);
Ngày lễ Chiến thắng 30 - 4: một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
Ngày Quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch);
Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch).
Trợ cấp = Thời gian làm việc ì Số tiền làm căn cứ ì 1 /2 thôi việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp
Nếu các ngày trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
+ Ngoài ra công ty còn trợ cấp sinh nhật từng tháng cho những người sinh nhật vào tháng đó, mức trợ cấp là 100,000đ/người.
+ Công ty không tiến hành trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân trực tiếp sản xuất mà tiền lương phép được tập hợp theo từng tháng và tính vào chi phí sản xuất kinh doanh trong tháng để tính nên giá thành sản phẩm.
+ Công nhân nghỉ phép được hưởng 100% lương cơ bản đã quy định trong hợp đồng lao động.
Người lao động có 12 tháng làm việc tại công ty thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:
12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường (người làm ở bộ phận gián tiếp như Ban Giám đốc, Phòng Kế toán, phòng Hành chính… )
Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại công ty, cứ 5 năm được nghỉ thêm một ngày.
Ngoài ra Công ty còn có các khoản phụ cấp khác như : phụ cấp đi lại, phụ cấp thâm niên, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chuyên cần, phụ cấp vận hành máy…
b. Các hình thức tiền thưởng
Công ty đề ra một quy định riêng về việc phân phối tiền thưởng ( thưởng lợi nhuận, thưởng năng suất, thưởng chất lượng, thưởng tiết kiệm, thưởng sáng kiến, thưởng ngày lễ…) nhằm mục đích kích thích người lao động quan tâm hơn đến lợi ích chung của tập thể Công ty, mà yêu cầu cao nhất là đảm bảo công việc hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra nhằm tạo lợi nhuận tối đa. Tuy nhiên phải đảm bảo nguyên tắc là tiền thưởng phải không vượt quá tiền lương. Cụ thể công ty còn đề ra các nguyên tắc khác về tiền thưởng như sau :
Việc xét thưởng hàng năm được Công ty thực hiện một lần sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước.
Đối tượng được xét thưởng là những người của Công ty và những người có thời hạn hợp đồng làm việc1 năm trở lên,do Công ty trực tiếp ký.
Cách tính thưởng thường xuyên hàng năm: Công ty dựa vào kết quả đánh giá bình bầu xếp loại thi đua hàng tháng của công nhân viên để tính thưởng. Số tiền
thưởng được tính bằng cách lấy hệ số tiền thưởng nhân với lương cơ bản được quy định trong hợp đồng lao động.
Loại A: Được tính hệ số là 10%
Loại B : Được tính hệ số 8%
Loại C: Được tính hệ số là 6%
Loại D: Được tính hệ số là 3%
Loại E: Được tính hệ số là 0%
2.2 4. Nôi dung trích lập quỹ BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, Thuế TNCN 2.2.4.1. Quỹ bảo hiểm xã hội (BHXH)
Quỹ BHXH dùng để chi trả cho người lao động trong thời gian nghỉ do ốm đau, thai sản…
Công ty tính tỷ lệ đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ là 24% mức tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH của người lao động .Trong đó, người sử dụng lao động đóng 17% và người lao động đóng 7% BHXH.
Hàng tháng phòng nhân sự lập “phiếu báo tăng giảm “ phản ánh tổng số tiền trích 7% BHXH từ lương người lao động tháng trước là bao nhiêu, tháng này là bao nhiêu, nếu có chênh lệch (tăng, giảm) do những nguyên nhân nào.
Những khoản trợ cấp thực tế cho người lao động tại doanh nghiệp trong các trường hợp họ bị ốm đau, tai nạn lao động, nữ công nhân viên nghỉ đẻ hoặc thai sản...
được tính toán trên cơ sở mức lương ngày của họ, thời gian nghỉ (có chứng từ hợp lệ) và tỷ lệ trợ cấp BHXH. Khi người lao động được nghỉ hưởng BHXH, kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởng BHXH cho từng người và lập bảng thanh toán BHXH để làm cơ sở thanh toán với cơ quan quản lý quỹ.
Công ty nộp BHXH trích được trong kỳ vào quỹ tập trung do quỹ BHXH thành phố Hà Nội quản lý (qua tài khoản của họ ở kho bạc). Tỷ lệ nộp về BHXH thành phố Hà Nội hàng tháng là 22% trên quỹ lương cơ bản của người lao động, còn 2% trên quỹ lương cơ bản của người lao động thì công ty được giữ lại để kịp thời chi trả cho người lao động khi có trường hợp phát sinh. Cuối mỗi quý tiến hành đối chiếu số đã phát sinh, nếu số tiền BHXH công ty đã chi trả trực tiếp cho người lao động nhỏ hơn số tiền BHXH công ty đã giữ lại thì công ty phải nộp số còn lại cho BHXH thành phố Hà Nội, trường hợp ngược lại thì sẽ được BHXH thành phố Hà Nội cấp bù.
2.2.4.2. Quỹ bảo hiểm y tế(BHYT)
Quỹ BHYT của Công ty dùng để chi trả cho người tham gia đóng góp trong thời gian khám chữa bệnh. theo quy định hiện hành. Số BHYT được tính là 4,5% tính trên tổng quỹ lương thực tế của người lao động. Trong đó 3% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn 1,5% người lao động chịu trừ vào lương.
Quỹ BHYT do cơ quan BHYT thống nhất quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế. Công ty nộp BHYT qua tài khoản của họ ở kho bạc.
2.2.4.3. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp (BHTN)
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động đóng 1% mức tiền lương, tiền công hàng tháng; người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương, tiền công và Nhà nước hỗ trợ 1% quỹ tiền lương, tiền công của những người tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
2.2.4.4. Kinh phí công đoàn (KPCĐ)
Dùng để duy trì hoạt động công đoàn của doanh nghiệp được tính trên 2% tổng quỹ lương tính tất cả vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Ví dụ : Các khoản trích theo lương của anh Hà Văn Công được tính như sau:
+ Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
BHXH = 2.793.000 đồng * 17% = 474.810 đ BHYT = 2.793.000 đồng * 3% = 83.790 đ BHTN = 2.793.000 đồng * 1% = 27.930 đ KPCĐ = 3.670.450 đồng * 2% = 73.400 đ + Trừ vào thu nhập của anh Hà Văn Công : BHXH = 2.793.000 đồng * 7% = 195.510 đ BHYT = 2.793.000 đồng * 1,5% = 41.895 đ BHTN = 2.793.000 đồng * 1% = 27.930 đ 2.2.4.5. Thuế Thu nhập cá nhân (TNCN)
Cuối mỗi tháng Công ty có trách nhiệm chủ động khai báo, đăng ký kê khai thuế TNCN với cơ quan thuế TP Hà Nội việc thu thuế thu nhập cá nhân theo phương thức khấu trừ tại đơn vị mình,Công ty có trách nhiệm hướng dẫn người có thu nhập chịu thuế thực hiện thủ tục đăng ký mã số thuế cá nhân. Thực hiện chế độ báo cáo, thanh quyết toán tiền thuế, biên lai thu thuế, chứng từ khấu trừ thuế, tiền thù lao được