CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỔ SUNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰCTẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN
3. Địa chỉ tiếp nhận hồ sơ
2.4. Thực trạng sử dụng nhân lực tại công ty cổ phần vận tải biển Vinaship 1. Thực trạng sử dụng nhân lực tại công ty
Hàng năm, Cụng ty luụn cú bản theo dừi về lao động trong đú chỉ rừ về tổng số lao động, trình độ lao động, kết cấu lao động.
- Cơ cấu theo độ tuổi lao động
Bảng 2.5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi lao động
Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự,số liệu năm 2011 đến 2014 Theo độ tuổi thì công ty có lượng lao động trẻ và dồi dào, đây là một trong những lợi thế của Công ty trong sản xuất cũng như trong kinh doanh. Lao động dưới 30 tuổi luôn chiếm tỷ lệ trên 50%.Đây là một lợi thế rất đáng kể của Công ty
để thực hiện những mục tiêu trong tương lai và thích nghi nhanh chóng với sự thay đổi của môi trường vì những người trẻ tuổi luôn nhiệt huyết, năng động và dễ thích nghi với sự thay đổi. Tuy vậy, đội ngũ nhân viên này đặt ra thách thức cho Công ty vì ít kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng chưa chín muồi, chưa thành thạo và rất hay để ra sai sót trong quá trình làm việc.
Năm 2012 số lao động có độ tuổi từ 30 đến 50 chiếm 44%, năm 2013 là 42,74%, năm 2012 là 42,27%. Đây là những người có năng lực trình độ chuyên môn cao, dày dặn kinh nghiệm, vì vậy trong công việc họ là lực lượng chủ chốt.
Số lao động có độ tuổi trên 50 trung bình từ năm 2012 đến năm 2013 chiếm tỷ lệ rất thấp, năm 2012 chiếm 1,2%, năm 2013 chiếm 0,81%, năm 2014 chiếm 1,13%. Tuy nhiên số lao động này đa phần giữ vững chức vụ chủ chốt, quan trọng trong Công ty.
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh gay gắt thì việc có nguồn lao động trẻ năng động, nhiệt huyết với công việc là một trong những yếu tố quan trọng dẫn đến thành công của công ty, cùng với đó cũng cần chú trọng đến yếu tố kinh nghiệm, chuyên môn của những nhân viên lâu năm.Nếu kết hợp được cả sức trẻ và kinh nghiệm sẽ tạo được nguồn lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất kinh doanh giúp công ty phát triển mạnh mẽ hơn.
- Cơ cấu lao động theo giới tính
Bảng 2.6: Cơ cấu lao động theo giới tính
Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự, số liệu năm 2011 đến 2014 Nhìn chung lực lượng lao động nam của Công ty luôn chiếm tỉ trọng cao hơn so với nữ và tăng dần qua các năm, điều này là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty đòi hỏi lượng lao động kỹ thuật và vận chuyển nhiều để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh của Công ty. Cụ thể năm 2011 lao động nam chiếm 71,37% lao động nữ chiếm 28,63%; năm 2012 lao động nam chiếm tỷ trọng 70% trong khi ở nữ con số này là 30%; năm 2013 tỷ trọng lao động nam trong tổng số lao động là 71,71% tăng 1,71%, tỷ trọng lao động nữ là 28,29%; năm 2014, tỷ trọng lao động nam là 75,47% tăng 3,76%, tỷ trọng lao động nữ là 24,53%. Lao động nữ chủ yếu tập trung ở khối văn phòng, đảm nhận các vị trí công việc kế toán, hành chính nhân sự, và công nhân ở các tổ hoàn thiện, các tổ có tính chất công việc nhẹ nhàng.
- Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
Bảng 2.9: Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn
Nguồn: Phòng Hành chính – Nhân sự, số liệu năm 2011 đến 2014 Tỉ trọng lao động phổ thông và lao động Trung cấp, công nhân kỹ thuật trong công ty khá cao, năm 2011 là 89,92%, năm 2012 là 88,4%, năm 2013 là 88,1, năm 2014 là 88,7% rất phù hợp với một công ty vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa. Chủ yếu lực lượng lao động này làm việc tại các kho hàng, bến bãi và trên các đội tàu của công ty.
Bên cạnh đó,số lượng nhân viên có trình độ cao như Đại học, Cao đẳng cũng tăng lên theo từng năm từ năm 2011 chiếm 10,08% đến năm 2012 là 11,6%, năm 2013 là 11,9% và năm 2014 là 11,3%.Chủ yếu lực lượng lao động này làm việc ở khối văn phũng, quản lý cỏc hệ thống giao nhận, theo dừi tỡnh trạng vận chuyển hàng hóa qua hệ thống, mạng lưới của công ty và là một số thuyền trưởng, sỹ quan quản lý trong đội tàu của công ty. Với lực lượng chuyên môn ngày càng được bổ sung, việc áp dụng các phần mềm công nghệ kỹ thuật mới được dễ dàng hơn, qua đó giúp công ty có được sự quản lý phù hợp hơn, tạo sự vận hành trơn tru, linh hoạt hơn.
- Cơ cấu lao động theo chức năng
Bảng 2.10: Cơ cấu lao động theo chức năng
Đơn vị: Người Năm
2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014 TỔNG SỐ