1.3.1. Sự cần thiết kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu
Với sự phát triển của thương mại quốc tế và hội nhập hiện nay thì lưu lượng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là rất lớn. Để tối đa hóa lợi nhuận thì nhiều doanh nghiệp không ngại áp dụng những biện pháp thủ đoạn để trốn thuế. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ thì các thủ đoạn ngày đa dạng và rất tinh vi như khai sai xuất xứ hàng hóa, để được hưởng ưu đãi về thuế ; khai sai công dụng, cấu tạo, chất lượng hàng hóa để được áp thuế suất thấp...
Hậu quả của những gian lận này không những làm thất thu ngân sách Nhà nước, mà nó còn ảnh hưởng tiêu cực đến nền quản lý vĩ mô, gây bất lợi cho nền sản xuất nội địa. Việc hàng nhập trốn thuế bán với giá rẻ gây mất cân bằng giá cả ảnh hưởng đến lưu thông hàng hóa trong nước.
Thực tiễn trên đặt ra yêu cầu cho công tác KTSTQ trong lĩnh vực mã số và thuế suât cần tăng cường kiểm tra, kịp thời phát hiện các sai sót, gian lận trong lĩnh vực này để tránh thất thu thuế cho ngân sách nhà nước, tạo ra một môi trường xuất nhập khẩu lành mạnh, bình đẳng, và thuận lợi tối đa. Do đó, kiểm tra sau thông quan về phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là hết sức cần thiết.
1.3.2.Cơ sở pháp lý của kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu
- Công ước quốc tề về Đơn giản và Hài hòa thủ tục Hải quan (công ước Kyoto) 1974, sửa đổi năm 1999
- Công ước HS
- Luật hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014
- Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 0 năm 2015 của Chính Phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục Hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát Hải quan
- Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của BTC quy định về thủ tục Hải quan ; kiểm tra, giám sát Hải quan ; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu
- Quyết định 1410/QĐ-TCHQ ngày 14 tháng 05 năm 2015 của Tổng cục Hải quan ban hành quy trình kiểm tra sau thông quan.
- Nghị định số 06/2003/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 22 tháng 01 năm 2003 quy định về việc phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
- Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa ; phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa XK, NK
- Thông tư số 103/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính ngày 01 tháng 07 năm 2015 về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
- Thông tư số 182/2015/TT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tài Chính về việc ban hành Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế
1.3.3. Nội dung của kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu
1.3.3.1. Kiểm tra tính chính xác của tên hàng và mã số khai báo
Thứ nhất, cần kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa trên hợp đồng với tên hàng, mã số ở khai báo cơ quan Hải quan. Trước hết phải kiểm tra tính xác thực của hợp đồng: hợp đồng có đúng của lô hàng khai báo không? Tên hàng hóa ghi trên hợp đồng có đúng với thực tế hàng hóa không?
Các nội dung chủ yếu cần kiểm tra trên hợp đồng thương mại gồm: tên hàng hóa, số lượng, quy cách phẩm chất, giá cả, phương thức thanh toán, địa điểm, thời gian giao hàng... Có thể so sánh, đối chiếu các nội dung này thông qua kiểm tra các chứng từ thương mại thường gặp như chứng từ vận chuyển; hóa đơn thương mại;
chứng từ bảo hiểm; bảng kê chi tiết; giấy chứng nhận phẩm chất; giấy chứng nhận xuất xứ.
Thứ hai, kiểm tra chứng từ vận chuyển. Kiểm tra chứng từ vận chuyển là việc kiểm tra các chứng từ do người vận chuyển hoặc đại lý của người vận chuyển lập ra để xác nhận rằng mình đã nhận hàng để chở. Việc kiểm tra thường được thực hiện đối với một số loại chứng từ vận chuyển thông dụng như vận đơn đường biển; giấy gửi hàng đường biển; chứng từ vận tải liên hợp (COMBIDOC-Conbined transport document); chứng từ vận tải đa phương thức (MTD - Multimodal transport document); chứng từ vận tải hàng không (hay vận đơn hàng không - Airway Bill hoặc Aircraft Bill of lading); các chứng từ vận tải đường sông, đường sắt, đường bộ; hoặc các chứng từ vận tải do người giao nhận phát hành...
Việc kiểm tra chứng từ vận chuyển cho phép công chức KTSTQ xác định được hàng hóa khai báo trong hồ sơ Hải quan có chính xác không: có đúng tên hàng, mã số, đúng xuất xứ không, có phù hợp với hợp đồng thương mại và các chứng từ khác không? Vận tải đơn có đúng là của hợp đồng đó không?
Thứ ba, là kiểm tra Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice). Kiểm tra hóa đơn thương mại là kiểm tra chứng từ do người bán (người xuất khẩu) lập ra để đòi tiền người mua (người nhập khẩu) phải trả số tiền cho hàng hóa được giao.
Việc kiểm tra hóa đơn tập trung vào một số nội dung cơ bản như: Trên hóa đơn thương mại miêu tả hàng hóa (description of goods) phải giống với mô tả hàng hóa trên các chứng từ khác; Kiểm tra số, ngày trên hóa đơn, so sánh với ngày kí hợp đồng, ngày kí phát vận tải đơn; đối chiếu số B/L...
Thứ tư, kiểm tra Giấy chứng nhận phẩm chất (Certificate of quality). Đây là căn cứ để xem xét việc mô tả hàng hóa của chủ hàng. Qua việc kiểm tra chứng từ này giúp công chức KTSTQ xác định được việc khai báo chất lượng hàng hóa có đúng không, tránh trường hợp khai sai chất lượng để áp dụng mức thuế thấp hơn.
Thứ năm, kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin- C/O).
Mục đích của việc kiểm tra C/O là để kiểm tra tính chính xác việc khai báo tên, mã hàng hóa; đặc biệt là phát hiện gian lận trong việc áp dụng mức thuế suất ưu đãi
không đúng. Vì vậy việc kiểm tra cần xem xét đến các chính sách, chế độ ưu đãi của Nhà nước ta trong thời điểm xuất khẩu hoặc nhập khẩu hàng hóa.
Tùy theo nước xuất xứ mà hàng hóa sẽ áp dụng một mẫu C/O khác nhau như C/O Form A; C/O form B; C/O form C; C/O form D; C/O form E; C/O form AK;
C/O form T; C/O form O; C/O form X... Đặc biệt cần chú trọng khi kiểm tra các C/O form D, form AK, form E, form S vì hàng hóa có C/O form này được hưởng mức thuế suất ưu đãi nên hay bị doanh nghiệp gian lận để trốn thuế.
Việc kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ là một nội dung rất quan trọng trong cụng tỏc KTSTQ về mó số và thuế suất. Vỡ trờn C/O thể hiện rất rừ tờn thương mại, ngay cả mã HS của hàng hóa. Ví dụ như trên C/O form A của hàng xuất khẩu sang EU, Nhật, AFTA mà có sử dụng nguyên phụ liệu nhập khẩu thì ghi chữ "W" và mã HS của hàng hoá đó:
Hình 1. 1. Ví dụ minh họa mã HS trên C/O form A
Hoặc trờn C/O form AK ngay trờn C/O cú yờu cầu rất rừ trong phần mụ tả hàng hóa phải có kèm theo mã HS của hàng hóa.
Hình 1. 2. Ví dụ minh họa mã HS trên C/O form AK
Thứ sáu, kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán. Mục đích của việc kiểm tra chứng từ, sổ sách kế toán là kiểm tra tính chính xác của tên hàng hóa khai báo, chất lượng, mục đích sử dụng, thông qua kiểm tra hạch toán kế toán của doanh nghiệp.
Ngoài ra, việc kiểm tra việc phân loại, áp mã hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu còn được thực hiện thông qua việc so sánh, đối chiếu tên hàng, mã số doanh nghiệp khai báo với tên hàng, mã số được Tổng cục Hải quan hướng dẫn toàn ngành hoặc Trung tâm phân tích phân loại đã xác định; so sánh, đối chiếu tên hàng, mã số doanh nghiệp khai báo với tên hàng, mã số hàng hóa đa số các doanh nghiệp khác khai, và đã được hải quan chấp nhận; so sánh, đối chiếu tên hàng, mã số doanh nghiệp khai báo với tên hàng, mã số hàng hóa đã được hải quan (hải quan cửa khẩu, kiểm tra sau thông quan) xác định lại cho doanh nghiệp khác.
1.3.3.2. Kiểm tra việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào mã số HS trong danh mục Biểu thuế và áp mã thuế
Việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phải tuân thủ theo 6 quy tắc phân loại của WCO (xem chi tiết cụ thể tại Phụ lục 1) và quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam. Vì vậy kiểm tra việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu vào mã số HS trong danh mục Biểu thuế và áp mã thuế bao gồm những nội dung sau:
Thứ nhất, là kiểm tra sự tuân thủ trong việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo 6 quy tắc HS.
Công chức Hải quan cần phải kiểm tra xem người khai hải quan có áp dụng đúng trình tự không, bởi vì các quy tắc được áp dụng tuần tự từ quy tắc thứ nhất cho đến quy tắc thứ 6, và quy tắc sau chỉ được áp dụng nếu không thể áp dụng quy tắc trước. KTSTQ sẽ kiểm tra nội dung của nhóm hàng mà người khai Hải quan đã phân loại hàng hóa vào đó, đồng thời kiểm tra các chú giải phần, chương liên quan, xem hàng hóa đó có đúng là được phân loại vào phần, chương, nhóm đó không. Vì có những hàng hóa thoạt nhìn sẽ được phân loại vào một phần, chương nào đó nếu chỉ dựa vào tên của phần, chương đó tuy nhiên trong phần chú giải của phần, chương, hàng hóa lại bị loại trừ ra, hoặc được hướng dẫn là phân loại vào chương khác.
Việc phân loại, áp mã đối với những mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu là những hàng hóa chưa hoàn chỉnh, hoàn thiện; phôi có hình phác của sản phẩm hoàn chỉnh; hàng hóa đã hoàn chỉnh, hoàn thiện nhưng ở dạng chưa lắp ráp hoặc
tháo rời; và những hàng hóa là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu hoặc chất được áp dụng quy tắc 2. Khi kiểm tra cần tập trung vào một số nội dung như:
- Hàng hóa là sản phẩm chưa hoàn chỉnh, hoàn thiện đã có đặc trưng cơ bản của sản phẩm hoàn chỉnh, hoàn thiện chưa
- Các hàng hóa khai báo là phôi có hình phác của sản phẩm hoàn chỉnh có sử dụng trực tiếp ngay được không, có bề ngoài giống với sản phẩm hoàn chỉnh không, phôi đó có thực sự được sử dụng để hoàn thiện thành sản phẩm hoàn chỉnh không
- Đối với các hàng hóa đã hoàn chỉnh, hoàn thiện nhưng ở dạng chưa lắp ráp hoặc tháo rời, cần phải kiểm tra mục đích của việc tháo rời đó. Nếu việc hàng hóa xuất nhập khẩu là các bộ phận cấu thành của một sản phẩm, việc chưa lắp ráp hoặc tháo rời là để thuận tiện cho việc đóng gói, bảo quản hoặc vận chuyển, và sau đó các bộ phận này được lắp ráp với nhau bằng những thiết bị đơn giản như vít, bu lông, ê cu,... thì chúng được phân loại vào cùng mã số với sản phẩm hoàn chỉnh đó.
Còn nếu việc xuất nhập khẩu sản phẩm là các bộ phận cấu thành của một sản phẩm hoàn chỉnh nhưng với mục đích để kinh doanh nội địa từng bộ phận cấu thành đó hoặc không phải để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh thì không được áp dụng quy tắc 2. Trong trường hợp nếu các bộ phận cấu thành cần phải lắp ráp bằng đinh tán hoặc hàn để thành sản phẩm hoàn chỉnh thì cần kiểm tra xem những hoạt động này có đơn thuần là lắp ráp hay không, nếu hoạt động này mang ý nghĩa như một quá trình gia công thì cũng không được áp dụng quy tắc 2.
Đối với các hàng hóa XNK là hỗn hợp của nhiều nguyên liệu hoặc chất thì cần kiểm tra xem liệu hàng hóa đó có thể phân loại vào hai hay nhiều nhóm hay không. Nếu có chuyển sang kiểm tra việc áp dụng quy tắc 3. Khi kiểm tra cần tập trung vào kiểm tra đặc trưng cơ bản của hàng hóa và những nguyên liệu hoặc chất chủ yếu để tạo nên đặc trưng đó ví dụ kiểm tra tỉ trọng của nguyên liệu hoặc chất cấu thành nên hàng hóa.
Tiếp theo khi kiểm tra việc áp dụng quy tắc 4, cần kiểm tra mô tả, đặc tính, mục đích sử dụng, thiết kế, quy trình sản phẩm, hoặc bản chất tự nhiên của hàng hóa...
Kiểm tra đối với phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu là bao bì cần kiểm tra việc áp dụng quy tắc 5. Khi đó cần kiểm tra xem bao bì có phải là loại được chế tạo đặc biệt để đựng hàng hóa không. Tức nó phải là loại chỉ dùng để đựng hàng hóa đó, dùng trong thời gian lâu dài, được bán kèm hàng hóa, và mục đích của việc chế tạo bao bì là để đựng hàng hóa. Vì nếu bao bì có tính chất nổi trội hơn hàng hóa ví dụ giá thành sản xuất cao hơn gấp nhiều lần so với hàng hóa thì mã số của bao bì sẽ khác.
Kiểm tra quy tắc 6 được thực hiện đồng thời trong quá trình kiểm tra việc áp dụng các quy tắc từ 1 đến 5.
Thứ hai, là kiểm tra sự tuân thủ trong việc phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định riêng của Việt Nam. Những quy định riêng về phân loại hàng hóa XNK của Việt Nam được quy định trong Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa.
1.3.4. Phân biệt giữa kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu với kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực khác
Để hoạt động kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất có hiệu quả đòi hỏi phải nhận thức đúng về đối tượng chính của lĩnh vực này để có cách thức triển khai cho phù hợp. Muốn vậy, trước tiên phải phân biệt được sự giống và khác nhau giữa KTSTQ trong lĩnh vực mã số với các lĩnh vực khác.
KTSTQ trong lĩnh vực mã số, thuế suất khác với các lĩnh vực khác như KTSTQ về giá hay KTSTQ về gia công, sản xuất xuất khẩu chính là ở đối tượng của nó. Đối tượng của lĩnh vực mã số, thuế suất là mã số hàng hóa. Công chức KTSTQ phải trả lời câu hỏi mặt hàng, hay một số mặt hàng do một doanh nghiệp hoăc nhiều doanh nghiệp nhập khẩu tự phân loại áp mã số, thuế suất đã chính xác hay chưa? khâu thông quan đã phân loại áp mã đúng hay chưa? Muốn trả lời câu hỏi đó, đòi hỏi cán bộ KTSTQ không chỉ dừng lại ở các thông tin có trên hồ sơ nhập khẩu mà phải thu thập tất cả các thông tin liên quan đến hàng hóa nhập khẩu như thành phần cấu tạo, công thức hóa học, công dụng, mục đích sử dụng, nhà sản
xuất, nhà cung cấp,… Thực chất của công việc này chính là quá trình thu thập tổng hợp thông tin để kiểm tra lại việc phân loại, áp mã ở khâu thông quan, dựa trên các thông tin sâu hơn và tổng hợp hơn bằng việc sử dụng các biện pháp nghiệp vụ mà Luật Hải quan, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Luật Quản lý thuế cho phép cơ quan Hải quan thực hiện đối với hàng hóa đã được thông quan. Lực lượng KTSTQ sử dụng thẩm quyền kiểm tra hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu sau khi đã được thông quan như kiểm tra trực tiếp việc sử dụng hàng hóa ở dây chuyền sản xuất, kiểm tra việc sử dụng hàng hóa ở đơn vị mua hàng hóa nhập khẩu,...
Như vậy, vấn đề khác biệt ở đây chính là việc cùng áp dụng một quy trình KTSTQ chung, nhưng vì đối tượng chứng minh khác nhau nên cách thức thực hiện cũng khác nhau.
1.3.5. Nguyên tắc tiến hành KTSTQ về mã số
- Nguyên tắc thống nhất: Một mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu trong cùng một thời điểm chỉ có một mã số thuế và một mức thuế suất xuất khẩu, nhập khẩu.
- Nguyên tắc toàn diện: Khi tiến hành kiểm tra mã số của một mặt hàng thì phải kiểm tra toàn bộ các doanh nghiệp cùng nhập khẩu mặt hàng đó. Khi tiến hành kiểm tra việc phân loại áp mã hàng hóa của một doanh nghiệp thì phải tiến hành kiểm tra tổng thể các vấn đề khác có liên quan như giá, xuất xứ,...
- Nguyên tắc độc lập: Khi đưa ra kết luận về mã số của một mặt hàng thì phải thu thập đầy đủ các cơ sở pháp lý đối chiếu với các quy định chung để đi đến kết luận độc lập, không lấy kết luận của một cơ quan, đơn vị khác làm kết luận của mình (nhưng có thể lấy kết luận của cơ quan khác làm cơ sở tham khảo để đi đến kết luận).
1.4. Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả công tác kiểm tra sau thông quan