Các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan cục hải quan TP hải phòng (Trang 73 - 84)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THễNG QUAN TRONG LĨNH VỰC MÃ SỐ, THUẾ SUẤT HÀNG HểA

3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra

sau thông quan – Cục Hải quan TP Hải Phòng

KTSTQ trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu là một nghiệp vụ trong công tác KTSTQ nói chung. Để nâng cao hiệu quả công tác KTSQ trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu thì cần phải đưa ra các giải pháp để tăng cường công tác KTSTQ nói chung.

3.3.1. Giải pháp hoàn thiện hệ thống cơ sở pháp lý

KTSTQ là một hoạt động nghiệp vụ Hải quan có liên quan đến mọi khâu nghiệp vụ khác. Do đó, hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động các quy trình thủ tục, quản lý nghiệp vụ khác cũng có ảnh hưởng đến KTSTQ. Việc hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về KTSTQ là hết sức cấp thiết. Nó là xương sống cho hoạt động KTSTQ nói chung và KTSTQ trong lĩnh vực mã số, thuế suất nói riêng. Để làm được điều đó, các cơ quan chức năng cần thường xuyên rà soát văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác KTSTQ để phát hiện những quy định không đồng bộ, thiếu nhất quán, chồng chéo, mâu thuẫn nhau, những quy định quá chung chung, khó thực hiện. Cụ thể:

Thứ nhất, ngành hải quan cần nghiên cứu các quy định liên quan đến công tác Hải quan tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập (trong khuôn khổ WTO, WCO, ASEAN, APEC...) để đối chiếu nhằm sửa đổi, bổ sung, nội luật hoá các cam kết quốc tế vào các văn bản pháp luật về Hải quan, xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và lộ trình gia nhập WTO. Các quy định cơ bản có liên quan đến KTSTQ lĩnh vực mã số, thuế suất

được quy định chưa rừ ràng sẽ dẫn tới hiểu nhầm, hiểu sai về quy trỡnh thực hiện KTSTQ. Ví dụ như Điều 32 Luật hải quan chỉ mới quy định về khái niệm KTSTQ, các trường hợp áp dụng KTSTQ, thời gian áp dụng và thẩm quyền quyết định, trách nhiệm của các bên có liên quan một cách sơ lược nhất. Cho đến hiện nay vẫn chưa ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết về nghiệp vụ KTSTQ. Từ thực tế trên yêu cầu cần có một văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết về KTSTQ tạo cơ sở pháp lý cho lực lượng KTSTQ thực hiện nhiệm vụ trong quá trình kiểm tra và tạo cơ sở pháp lý khi tranh tụng tại toà hành chính.

Thứ hai, phải xây dựng một quy trình KTSTQ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuẩn, thực sự sát thực, sao cho vẫn phải tuân thủ theo những chuẩn mực của quốc tế, đồng thời phải tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, phù hợp với đặc điểm tình hình XNK của nước ta; không gây phiền hà, tốn nhiều thời gian và chi phí là một đòi hỏi thúc bách, thiết thực từ thực tế. Ví dụ trong khi KTSTQ tại trụ sở người khai Hải quan, nên lập biên bản làm việc sau mỗi nội dung kiểm tra, ghi nhận kết quả kiểm tra từng lĩnh vực vào một biên bản, tránh lập quá nhiều biên bản hành chính nội dung trùng lặp không cần

Thứ ba, đối với các văn bản, tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nghiệp vụ KTSTQ nói chung và KTSTQ lĩnh vực mã số, thuế suất nói riêng phải đảm bảo: Cụ thể, chi tiết từng bước công việc mà công chức Hải quan phải thực hiện khi tiến hành KTSTQ tại cơ quan hải quan hay tại doanh nghiệp; Đơn giản, dễ hiểu để mọi công chức trực tiếp áp dụng đều hiểu theo một cách thức như nhau và áp dụng theo một quy trình, trật tự như nhau nhằm bảo đảm việc thực thi nghiêm minh, đầy đủ, thống nhất các quy định pháp luật hải quan của cán bộ công chức trong toàn ngành và các đối tượng chấp hành pháp luật hải quan.

Thứ tư, cần hoàn thiện danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam. Trước hết là cần thống nhất giữa Danh mục hàng hóa bằng tiếng Anh và tiếng Việt, hạn chế tối đa việc sử dụng các từ ngữ dễ gây hiểu theo nhiều nghĩa. Thống nhất xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có điều kiện phục vụ cho phương pháp quản lý hiện đại.

3.3.2. Giải pháp về xây dựng đội ngũ cán bộ công chức

Đi vào hoạt động được hơn 10 năm, với nhiều chính sách, kiến nghị về tuyển dụng song rừ ràng nguồn nhõn lực phục vụ cụng tỏc KTSTQ núi chung và KTSTQ trong lĩnh vực mã số, thuế suất nói riêng là rất hạn chế so với nhu cầu thực tế. Mặt khác, hoạt động KTSTQ có những đặc thù riêng yêu cầu cán bộ kiểm tra phải có lượng kiến thức sâu rộng đủ để đáp ứng nhu cầu của nhiệm vụ cũng là một khó khăn lớn. Một cán bộ KTSTQ cần phải có đủ những kỹ năng cơ bản về thu thập, phân tích, xử lý thông tin từ các nguồn như doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức có liên quan từ đó đưa ra những phán đoán chuẩn xác về những dấu hiệu, hành vi vi phạm, xác định đúng mục tiêu cần kiểm tra. Khi thực hiện cuộc KTSTQ các cán bộ phải vận dụng những kiến thức của mình trong những lĩnh vực như về ngân hàng, kế toán, pháp luật…để thuận lợi cho việc kiểm tra. Ví dụ như trong bước kiểm tra về các chứng từ, sổ sách kế toán, các chứng từ về chuyển khoản, L/C... nếu không am hiểu về kế toán, ngân hàng, các phương thức thanh toán thì cán bộ không thể hiểu được những số liệu từ đó khó có thể phát hiện ra cách thức gian lận, khai sai để trốn thuế của các doanh nghiệp làm ăn bất chính.

Ngoài ra những cỏn bộ cũn phải hiểu rừ về cỏc thủ tục phỏp lý, văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về hải quan, quản lý thu thuế, luật tố tụng hình sự…

Tất cả những yêu cầu này của ngành đòi hỏi các cán bộ phải luôn luôn trau dồi, học hỏi những kỹ năng, tích lũy kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhiệm vụ tránh những tổn hại cho Nhà nước, cho ngành và cho phía bên doanh nghiệp.

Chi cục KTSTQ cần phải tổ chức những lớp đào tạo về nghiệp vụ chuyên sâu, lớp đào tạo về kế toán, ngân hàng, tin học…để phục vụ cho công tác điều tra.

Một vấn đề nữa là theo quy định thì các cán bộ hải quan cứ sau một thời gian công tác sẽ được luân chuyển sang các bộ phận khác. Điều này có được mặt thuận tiện là giảm thiểu được những tình trạng tham nhũng, lợi dụng chức quyền, hạch sách với doanh nghiệp tại những bộ phận nhạy cảm như khâu thông quan, kiểm tra trị giá tinh thuế. Song nó cũng gây những bất tiện không nhỏ, do những cán bộ đã làm quen với công việc, có những kinh nghiệm nhất định trong vị trí của

mình thì sau một thời gian lại phải thuyên chuyển một lần, các cán bộ mới lại thiếu kinh nghiệm. Do đó, cần phải có những chính sách phù hợp để khắc phục.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay với sự phát triển như vũ bão của các loại hình kinh doanh xuất nhập khẩu, thì khối lượng công việc của KTSTQ tăng một cách đáng kể, áp lực công việc tăng cao. Đồng thời, kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây gặp nhiều khó khăn, giá cả leo cao, lạm phát ngày một tăng dẫn đến lương bổng trong ngành chưa phù hợp, mới chỉ đáp ứng gần đủ với mức sống hiện tại. Do đó cần phải có những chính sách ưu đãi, tăng lương, khen phạt thích đáng cho cán bộ công viên chức trong ngành. Tăng lương cũng là một biện pháp khích lệ các cán bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Để nâng cao nhận thức của cán bộ công chức KTSTQ cần phải mở nhiều hơn nữa các lớp tập huấn nghiệp vụ, trao đổi kinh nghiệm giữa các Đội công tác, các công chức để học hỏi lẫn nhau; đưa ra các tiêu chí thi đua khen thưởng hàng năm khuyến khích cán bộ công chức

Tăng cường thêm biên chế cho lực lượng KTSTQ đạt 10% tổng biên chế toàn ngành để có đủ nhân lực làm việc với khối lượng công việc ngày một gia tăng.

Hiện nay tại Đội 2 chuyên trách KTSTQ lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa XNK phân công công chức làm việc theo nhóm. Do đó việc sắp xếp cán bộ phải đảm bảo chuyên môn hoá, tính chuyên nghiệp cao, về lâu dài phải hình thành một đội ngũ chuyên gia trong lĩnh vực KTSTQ. Cán bộ làm công tác KTSTQ về mã số, thuế suất phải được đào tạo cơ bản về kinh tế, am hiểu hoạt động ngoại thương, các nguyên tắc phân loại áp mã hàng hóa...

Xây dựng cẩm nang, tài liệu tập huấn KTSTQ trong lĩnh vực mã số, thuế suất cho các cán bộ công chức trong Đội và trong Chi cục. Một trong những mặt yếu nhất của lực lượng KTSTQ hiện nay là kỹ năng nghiệp vụ. Có nhiều nguyên nhân như: KTSTQ là một lĩnh vực mới; hệ thống văn bản pháp luật chưa đầy đủ, chưa hệ thống; cán bộ mới, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế; kinh nghiệm của ngành cũng chưa nhiều, đang vừa làm, vừa tích lũy,... Tuy nhiên, ngành cũng có một số cán bộ nghiên cứu sâu về vấn đề này, ngành cũng đã có một số kinh nghiệm

tham khảo của hải quan các nước khác, nhiều kỹ năng của các cá nhân nhưng còn rải rác ở từng người, chưa được tổng hợp, hệ thống.

Trong điều kiện hiện nay, khi mà chúng ta đang chuyển dần từ “tiền kiểm”

sang “hậu kiểm” sẽ làm giảm tiếp xúc giữa cán bộ, công chức hải quan ở khâu thông quan với doanh nghiệp nhưng lại làm tăng tiếp xúc giữa cán bộ, công chức hải quan ở khâu KTSTQ với doanh nghiệp, đây là môi trường rất dễ xảy ra tiêu cực. Vì vậy, bên cạnh việc đào tạo kiến thức về chuyên môn, cần chú ý đào tạo về chuẩn mực đạo đức.

Tóm lại, công tác đào tạo, bồi dưỡng phải tạo ra một đội ngũ cán bộ công chức có trình độ cao, có kinh nghiệm thực tiễn, có lòng nhiệt tình công tác và đạo đức nghề nghiệp cao. Việc đào tạo này không chỉ tập trung vào đội ngũ mới tuyển dụng mà còn đào tạo lại, bổ sung, cập nhật kiến thức cho cả đội ngũ cán bộ đã có thâm niên công tác.

3.3.3. Giải pháp về hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin, chất lượng thông tin Trong công tác KTSTQ nói chung và KTSTQ về mã số, thuế suất hàng hóa XNK nói riêng thì thông tin là yếu tố vô cùng quan trọng. Có thể nói đây là khởi đầu cho mọi cuộc kiểm tra. Ngay cả trong quá trình kiểm tra thì thông tin là nguyên liệu không thể thiếu. Việc tạo ra một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan đến các đối tượng KTSTQ, thông tin liên quan đến hàng hoá xuất nhập khẩu, thông tin liên quan đến hoạt động KTSTQ và các thông tin khác có liên quan là mục tiêu quan trọng, đáp ứng yêu cầu của quản lý rủi ro, quản lý tuân thủ; giúp công tác KTSTQ mang lại hiệu quả cao. Qua hệ thống dữ liệu chính xác, mới cho phép xác định được đối tượng KTSTQ một cách chính xác, hiệu quả.

Chính vì việc xác định đối tượng KTSTQ mang một ý nghĩa rất quan trọng; nó giảm được khối lượng kiểm tra không cần thiết, tránh kiểm tra tràn lan, kém hiệu quả. Hay nói cách khác cơ sở dữ liệu tác động trực tiếp đến bước đầu tiên của quá trình KTSTQ – bước thu thập, xử lý thông tin, từ đó ảnh hưởng đến kết quả của tất cả các bước sau của quá trình Vì vậy cần quan tâm đầu tư, xây dựng và nâng cấp hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu phục vụ KTSTQ.

Hiện nay, cơ sở dữ liệu của ngành hải quan cho công tác KTSTQ trong lĩnh vực mã số, thuế suất bao gồm các chương trình: chương trình quản lý tờ khai xuất nhập khẩu, chương trỡnh thụng quan điện tử VNACCS/VCIS; theo dừi vi phạm, kế toán thuế, MHS, hệ thống netoffice Tổng Cục, các thông báo kết quả phân tích phân loại... Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng các chương trình này do các lực lượng khác trong ngành quản lý, chưa có quy định cụ thể quy chế phối hợp cung cấp cho lực lượng làm công tác KTSTQ. Hệ thống thông tin hiện nay chưa được triển khai đồng bộ, độc lập để phục vụ công tác KTSTQ, còn mang tính chất thủ công. Vì vậy, để công tác KTSTQ có hiệu quả, trước mắt Tổng cục Hải quan cần phải có quy chế quy định cụ thể về việc cung cấp thông tin từ các cơ sở dữ liệu hiện có cho lực lượng làm công tác KTSTQ. Về lâu dài, cần nghiên cứu xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin thống nhất, đa chức năng ở trong Ngành, cơ sở dữ liệu này không chỉ có những thông tin liên quan đến hàng hóa xuất nhập khẩu như hiện nay mà còn phải cung cấp được một bức tranh tổng thể về nhân thân, hoạt động của từng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu. Cơ sở dữ liệu này phải được kết nối thông suốt và tích hợp được với các cơ sở dữ liệu đã có của Ngành để dữ liệu được cập nhật thường xuyên, liên tục, kịp thời.

Xuất phát từ đặc thù của công tác KTSTQ, hệ thống cơ sở dữ liệu phục vụ KTSTQ phải trở thành một hệ thống thông tin quan trọng, không những vậy có đặc thù riêng là phải tham chiếu đến các hệ thống thông tin của các ngành, đơn vị khác.

Do đó, lượng thông tin vào và ra phải xử lý là rất lớn, nhất thiết phải xây dựng một phần mềm tích hợp để khai thác có hiệu quả các hệ thống, chương trình trên.

3.3.4. Giải pháp đầu tư cơ sở vật chất, công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra Hàng hóa XNK rất đa dạng, nhiều hàng hóa lại mang tính chất kỹ thuật hoặc chuyên ngành nên việc phân loại hàng hóa dựa vào Danh mục hàng hóa XNK là việc khá khó khăn, do có nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Do đó việc xây dựng danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu điện tử, có kèm theo hình ảnh là hết sức cần thiết, giúp Hải quan cũng như doanh nghiệp dễ dàng hơn trong quá trình phân loại.

Chi cục KTSTQ, đặc biệt là Đội chuyên trách mã số, thuế suất nên xây dựng danh mục hàng hóa mà mỗi mặt hàng có thể cập nhật thêm các hình ảnh của hàng húa tương ứng. Khi thực hiện việc tra cứu, gừ tờn mặt hàng cần tỡm sẽ hiện lờn danh sách các mặt hàng cùng loại, đính kèm với nó là các hình ảnh minh họa. Có thể cụ thể hóa ý tưởng như sau:

Hình 3. 1. Minh họa ý tưởng danh mục hàng hóa kèm hình ảnh

Trong công tác KTSTQ lĩnh vực mã số, thuế suất thì việc kiểm tra tính xác thực của C/O cũng là một vấn đề quan trọng. Đội công tác thay bằng kiểm tra thủ công, nên sử dụng tối đa lợi ích của hệ thống máy giám định tài liệu đã được Cục trang bị. Do việc vận hành máy giám định tài liệu khá phức tạp, Chi cục và Đội nên tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn việc sử dụng máy để công tác giám định tài liệu được hiệu quả hơn.

3.3.5. Giải pháp về phối hợp trao đổi thông tin với các đơn vị trong và ngoài ngành

Đối với công tác KTSTQ, việc thiết lập thêm nguồn và quan hệ trao đổi thông tin rất quan trọng vì đây là nguồn thông tin chính thống được lấy từ ngoài ngành dùng để làm cơ sở để nhận định, củng cố thêm chứng cứ đối với hành vi vi phạm của doanh nghiệp. Trong KTSTQ lĩnh vực mã số, thuế suất cần phải tăng cường phối kết hợp với Cục Kiểm tra sau thông quan; Trung tâm phân tích, phân loại; Cục hải quan tỉnh, thành phố; các Chi cục hải quan cửa khẩu, ngoài cửa khẩu;

Vụ Kiểm tra thu thuế XNK; Vụ giám sát quản lý; Cục Điều tra chống buôn lậu;

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam; các ngân hàng; và với cả doanh nghiệp. Trong đó:

- Với Cục KTSTQ: nhận các chỉ đạo, ý kiến định hướng, thông tin và phối kết hợp trong việc KTSTQ

- Với vụ Giám sát quản lý – là cơ quan xây dựng văn bản pháp quy về phân loại hàng hoá; đầu mối thực hiện Công ước HS của Tổng cục hải quan. Chi cục KTSTQ cần phối hợp chặt chẽ, thường xuyên để dược giải thích nội dung các quy định hiện hành về phân loại hàng hoá, hướng dẫn việc áp dụng kết quả phân loại hàng hoá của các Trung tâm và mặt hàng mới, giúp Chi cục đào tạo chuyên sâu cho công chức KTSTQ về phân loại, áp mã hàng hóa xuất nhập khẩu

- Với các Trung tâm phân tích, phân loại hàng hóa: phối hợp hoặc yêu cầu trung tâm thực hiện phân tích mẫu hàng, trên cơ sở đó xác định tên hàng và mã số hàng hoá của mặt hàng đối với các mặt hàng khó hoặc mới.

- Phối hợp với các Chi cục Hải quan đặc biệt là các Chi cục trong địa bàn quản lý, trong việc trao đổi thông tin về hàng hóa XNK, tình hình chấp hành pháp luật của DN; trao đổi cơ sở dữ liệu; phối hợp xác định tên hàng, mã hàng, xuất xứ hàng hóa; phối hợp trong việc xác minh, thu thập thông tin…

- Phối hợp các cơ quan ban hành pháp luật trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng các văn bản pháp quy sao cho sát thực nhất, tham mưu cho lãnh đạo các cấp trong vấn đề sửa đổi thuế suất các mặt hàng (ví dụ như các mặt

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan cục hải quan TP hải phòng (Trang 73 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w