Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan cục hải quan TP hải phòng (Trang 59 - 70)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TRONG LĨNH VỰC MÃ SỐ, THUẾ SUẤT HÀNG HểA XUẤT NHẬP

2.3. Đánh giá thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông

quan – Cục Hải quan TP. Hải Phòng giai đoạn năm 2011 đến nay

2.3.1. Những kết quả đạt được 2.3.1.1. Về số lượng nhân lực

Lực lượng KTSTQ- Cục Hải quan TP. Hải Phòng trong những năm gần đây đã tăng dần về số lượng. Số lượng cán bộ, công chức KTSTQ trong lĩnh vực mã số, thuế suất cũng dần tăng lên. Tuy nhiên, khi ngành Hải quan chuyển đổi từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm” thì nguồn nhân lực hiện có vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu ngày một gia tăng hiện nay. So với các nước trong khu vực và trên thế giới, Tỷ lệ công chức KTSTQ so với quân số toàn ngành tại Cục Hải quan TP. Hải Phòng vẫn khá thấp. Cụ thể:

Bảng 2. 1: Số lượng công chức kiểm tra sau thông quan tại Cục Hải quan TP.

Hải Phòng

Đơn vị tính: Người

Năm 2005 2008 2011 2014 2015 T3/2016

Tổng biên chế Cục HQ 502 650 870 995 1012 1025

Lực lượng công chức

KTSTQ 12 28 52 84 87 93

Tỷ lệ % trong toàn ngành

HQ 2.39% 4.31% 5.98% 8.44% 8.6% 9.07%

Lực lượng công chức KTSTQ tại Đội 2 (mã số,

thuế suất)

0 6 11 17 19 22

Tỷ lệ % công chức Đội 2

trong toàn Chi cục KTSTQ 0% 21.42% 21.15% 20.24% 21.84% 23.66%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết Chi cục KTSTQ các giai đoạn) Mặc dù số lượng cán bộ, công chức KTSTQ nói chung và công chức Đội 2 nói riêng tăng về số lượng từ năm thành lập Chi cục KTSTQ đến nay nhưng việc gia tăng về kim ngạch xuất khẩu, số lượng tờ khai xuất, nhập khẩu, lượng hàng hoá xuất nhập hiện nay thì với lực lượng KTSTQ thực tế sẽ không đủ nhân lực để thực hiện khối lượng công việc phát sinh thực tế. Chi cục KTSTQ đang phấn đấu trong những năm tiếp theo sẽ đạt tỷ lệ >10% số lượng cán bộ, công chức trong toàn ngành Hải quan.

2.3.1.2. Về chất lượng nhân lực

Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, chất lượng nguồn nhân lực đóng một vai trò hết sức quan trọng. Kết quả của một cuộc KTSTQ phụ thuộc chủ yếu và trình độ của cán bộ, công chức thụ lý công việc.

Bảng 2. 2. Trình độ cán bộ công chức tại Đội 2 Chi cục Kiểm tra sau thông quan năm 2015

Trình độ chuyên môn Trên đại học 2 người (10.5%)

Đại học 17 người

(89.5%)

Cao đẳng 0

Trung cấp 0

Trình độ tiếng Anh Văn bằng A 0

Văn bằng B 12 người (63.16%)

Văn bằng C 07 người (36.84%)

Biết ngoại ngữ khác

3 người (15.8%) Trình độ tin học Đại học

0

Chứng chỉ 19 (100%) Độ tuổi Dưới 30 tuổi: 4

người (21.05%)

Từ 30 đến 40 tuổi: 11 người

(57.9%)

Từ 40 đến 50 tuổi: 3 người

(15.9%)

Trên 50 tuổi:

1 người (5.2%)

(Nguồn: Báo cáo thống kê trình độ CB-CC tại Chi cục KTSTQ- Lưu Đội 4) Cán bộ công chức Đội 2- Chi cục KTSTQ có trình độ chuyên môn từ cấp đại học trở lên. Tất cả đều có chứng chỉ tin học và ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn. Độ tuổi công chức khá trẻ. Tỷ lệ cán bộ công chức dưới 40 tuổi đạt 78.95%, chỉ duy nhất 01 đồng chí có độ tuổi trên 50 tuổi.

Đội 2 cũng chú trọng đào tạo thêm cho các cán bộ công chức trong Đội về nghiệp vụ kế toán, thanh toán quốc tế, kỹ năng nghiệp vụ, kỹ năng giám định tài liệu, các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính...

2.3.1.3. Về đầu tư cơ sở vật chất

Năm 2013, Cục Hải quan TP. Hải Phòng đã chuyển sang trụ sở mới trên tuyến đường lớn Lê Hồng Phong. Cơ sở vật chất của toàn Chi cục đã được cải thiện đáng kể. Đội 2 được bố trí phòng làm việc diện tích rộng 150m2 gồm phòng cho công chức làm việc và phòng làm việc với doanh nghiệp. Tính đến thời điểm hiện tại (Tháng 3/2016) cơ sở vật chất Đội 2 gồm:

Bảng 2. 3: Trang thiết bị Đội 2- Chi cục kiểm tra sau thông quan Trang thiết bị Số lượng ĐVT

Bàn ghế làm việc 22 Bộ

Tủ cá nhân 22 Bộ

Bàn ghế sinh hoạt chung 1 Bộ

Bàn ghế tiếp doanh nghiệp 3 Bộ

Máy vi tính 22 Bộ

Máy tính xách tay 5 Chiếc

Máy in 4 Chiếc

Máy photocopy 2 Chiếc

Máy fax 2 Chiếc

Máy scan 1 Chiếc

Máy hủy tài liệu 2 Chiếc

Điện thoại nội bộ 15 Chiếc

(Nguồn: Biên bản kiểm kê quý I- Phòng Tài vụ quản trị- Cục HQ Hải Phòng) Nhìn chung, cơ sở vật chất của Đội đã tương đối đáp ứng được nhu cầu công tác. Mỗi cán bộ công chức đều được trang bị hệ thống bàn ghế đồng bộ, máy tính để làm việc. Hằng năm Chi cục đều tổ chức bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế những máy cũ, hỏng không đáp ứng được công việc.

Ngoài đầu tư về cơ sở vật chất, Chi cục KTSTQ nói chung và Đội 2 nói riêng cũng chú trọng đầu tư về công cụ hỗ trợ kiểm tra. Hiện nay, các phần mềm hỗ trợ kiểm tra có thể kể đến như hệ thống VNACCS/VCIS; chương trình QLRR;

hệ thống thông tin, kết quả phân tích phân loại...

Do đặc thù công việc liên quan đến mã số, thuế suất, trong khi biểu thuế và danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu có quá nhiều dòng hàng, mức thuế nên việc tra cứu gặp rất nhiều khó khăn. Cán bộ công chức Đội 2 đã khắc phục bằng biện pháp xây dựng biểu thuế xuất nhập khẩu điện tử. Điều này đã giúp giảm bớt được khó khăn trong việc tra cứu thuế suất, xác định số thuế phải nộp khi thực hiện công việc.

2.3.1.4. Về tình hình truy thu thuế cho ngân sách Nhà nước

Trong những năm vừa qua, công tác KTSTQ trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục đã khẳng định vai trò quan trọng của mình, qua việc phát hiện được nhiều vụ việc vi phạm điển hình, đánh giá được tình hình tuân thủ pháp luật của đa số doanh nghiệp trên địa bàn quản lý, mang lại một số truy thu thuế khá lớn cho ngân sách Nhà nước.

Bảng 2. 4: Tình hình truy thuế cho ngân sách nhà nước tại Đội 2 Chi cục KTSTQ giai đoạn 2010-2015

2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số tiền truy thu (tỷ VNĐ) 11,95 21,56 41,75 56,54 72,73 102,52 Tổng số DN được kiểm tra (DN)

54 69 78 97 126 162

Trong đó:

- Số DN được KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan (DN)

- Tỷ lệ % so tổng DN kiểm tra

52 96,3%

58 84,06%

48 61,54%

59 60,82%

67 53,17%

91

56,17%

- Số tiền truy thu (tỷ VNĐ) - Tỷ lệ % so tổng số tiền truy thu

10,32 86,36%

10,94 50,74%

8,54 20,46%

7,62 13,48%

10,84 14,9%

12,76 12,45%

- Số DN được KTSTQ tại trụ sở DN (DN)

- Tỷ lệ % so tổng DN kiểm tra

02 3,7%

11 15,94%

30 38,46%

38 39,18%

59 46,83%

71

43,83%

- Số tiền truy thu (tỷ VNĐ) - Tỷ lệ % so tổng số tiền truy thu

1,63 13,64%

10,62 49,26%

33,21 79,54%

48,92 86,52%

61,89 85,1%

89,76 87,55%

(Nguồn: Cục Hải quan Hải Phòng- Báo cáo tổng kết Chi cục KTSTQ các năm) Tổng số doanh nghiệp được kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất từ năm 2010- 2015 tăng nhiều về số lượng. Năm 2010, số doanh nhiệp Đội 2 kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp và tại trụ sở cơ quan Hải quan chỉ đạt 54 doanh nghiệp/01 năm. Do công tác KTSTQ lĩnh vực mã số, thuế suất ngày càng được chú trọng, “tiền kiểm” chuyển dần sang “hậu kiểm”, Đội được tăng cường thêm nhân lực nên đến năm 2015, số doanh nghiệp kiểm tra đã tăng lên 162 doanh

Chỉ tiêu

Năm

nghiệp/01 năm, gấp 3 lần so với năm 2010. Cùng với đó, số thuế Đội 2 truy thu vào ngân sách Nhà nước cũng tăng lên sau các năm. Năm 2015 số thuế truy thu đạt gấp 8,58 lần so với năm 2010.

Qua tỷ lệ % số DN được kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan và tại trụ sở Doanh nghiệp so với tổng số vụ kiểm tra, Đội 2 đang giảm dần kiểm tra sau thông quan tại trụ sở cơ quan Hải quan, tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan tại trụ sở Doanh nghiệp. Năm 2010, số vụ KTSTQ tại trụ sở cơ quan chiếm tới 96,3%

tổng số vụ kiểm tra, nhưng đến năm 2010, KTSTQ tại trụ sở chỉ đạt 56,17%.

Tổng số tiền thuế truy thu từ việc KTSTQ tại trụ sở Doanh nghiệp tăng theo cấp số nhân. Năm 2015, số thuế truy thu từ hình thức này đạt 87,55% tổng số thuế truy thu của toàn Đội. Điều này chứng tỏ, KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp là công tác hiệu quả, giúp công chức KTSTQ nắm bắt được toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, thực tế hàng hóa, thực tế sản xuất trong khi việc KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan hoàn toàn chỉ dựa vào dữ liệu, chứng từ doanh nghiệp cung cấp.

Từ năm 2013 đến nay, số doanh nghiệp được kiểm tra và số thuế truy thu về ngân sách nhà nước tăng mạnh. Nguyên nhân là do lực lượng KTSTQ đã tập trung chủ yếu vào kiểm tra các doanh nghiệp trọng điểm, nhập khẩu mặt hàng có thuế suất cao, kim ngạch nhập khẩu lớn, nhạy cảm, quy mô rủi ro cao về gian lận.

Những số liệu trên thể hiện kết quả công tác KTSTQ tại Đội 2, đồng thời cũng thể hiện tầm quan trọng của KTSTQ trong lĩnh vực mã số, thuế suất. Với sự chỉ đạo của lãnh đạo Cục, lãnh đạo Chi cục, trong năm 2016 Đội sẽ đạt được những thành tích lớn hơn nữa trong việc truy thu thuế cho NSNN.

2.3.1. Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân

Trong quá trình thực hiện công tác KTSTQ trong lĩnh vực mã số, thuế suất, Đội 2 đã đạt được nhiều kết quả, truy thu được số tiền thuế khá lớn cho ngân sách nhà nước, góp phần nâng cao sự tuân thủ pháp luật trong cộng đồng doanh nghiệp.

Tuy nhiên công tác KTSTQ lĩnh vực mã số, thuế suất vẫn còn gặp phải những khó khăn, tồn tại chủ yếu như sau:

2.3.1.1. Sự bất cập trong hệ thống văn bản pháp lý

Kiểm tra sau thông quan nói chung và KTSTQ lĩnh vực mã số, thuế suất nói riêng là một công tác đòi hỏi một kiến thức không những rộng mà còn cần phải chuyên sâu, về hàng hóa xuất nhập khẩu, về thuế, về kiểm toán... Đây đều là những lĩnh vực rất rộng lớn và phức tạp. Đơn cử như về hàng hóa xuất nhập khẩu, với tình hình xuất nhập khẩu ngày một tăng như hiện nay, hàng hóa đa dạng cả về số lượng, chủng loại, xuất xứ; lại thuộc sự quản lý của các bộ chuyên ngành khác nhau, chính sách của Nhà nước đối với các hàng hóa đó cũng khác nhau, chính sách thuế cũng khác nhau. Việt Nam lại là một nước mới trong tiến trình áp dụng KTSTQ cũng như quản lý rủi ro nên, việc có một hệ thống văn bản pháp luật về KTSTQ thực sự xác thực và là hoa tiêu cho ngành là một điều rất cần thiết.

Hiện nay, công tác KTSTQ lĩnh vực mã số, thuế suất chủ yếu dựa trên hai đạo luật: Luật Hải quan và Luật Quản lý thuế, trong đó Luật Quản lý thuế liên quan nhiều luật thuế khác, đó là Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; Luật Thuế giá trị gia tăng; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, trong các luật nói trên còn có những quy định thiếu đồng bộ, do đó người thực thi gặp nhiều khó khăn. Thí dụ, về thời hạn KTSTQ và thời hạn truy thu thuế: Luật Hải quan quy định thời hạn kiểm tra là năm năm; Luật Quản lý thuế quy định là vô thời hạn, nghĩa là khi nào phát hiện trốn thuế thì truy thu lúc đó và thu bằng được.

Ðối với các văn bản pháp luật liên quan như Bộ luật Hình sự cũng có những quy định chưa thống nhất với Luật Quản lý thuế. Chẳng hạn, Ðiều 161 Bộ luật Hình sự (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định hành vi trốn thuế với số tiền từ một trăm triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng hoặc dưới một trăm triệu đồng nhưng đã bị xử phạt hành chính về hành vi trốn thuế là tội phạm hình sự (tội trốn thuế).

Nhưng hành vi trốn thuế, gian lận thuế, theo quy định của Luật Quản lý thuế thì bị truy thu và phạt hành chính, không phải là tội phạm.

Việc ban hành các danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của các Bộ quản lý chuyên ngành còn nhiều hạn chế. Trên thực tế, việc các Bộ, ngành ban hành danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu cần quản lý chuyên ngành theo mã số HS sẽ giúp cho cơ quan Hải quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất

nhập khẩu thực hiện dễ dàng, thuận lợi hơn trong việc áp dụng chính sách mặt hàng và áp mã hàng hoá xuất nhập khẩu. Đồng thời cũng hạn chế việc tranh chấp giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan trong việc xác định mặt hàng, áp mã thuế đối với mặt hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành, góp phần đẩy nhanh quá trình thông quan hàng hoá cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, có sự chậm chễ trong việc ban hành danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành của không ít bộ, ngành. Mặt khác, một số danh mục đã được ban hành thì lại mô tả hàng hoá một cách chung chung, không cụ thể; một số khác được mô tả không phù hợp với thực tế hàng hoá NK tại cửa khẩu. Vì những hạn chế trên mà thời gian qua xảy ra nhiều trường hợp gây tranh cãi, không thống nhất về mã số hàng hóa không những là giữa cán bộ hải quan với doanh nghiệp mà thậm chí trong nội bộ ngành Hải quan.

2.3.1.2. Đội ngũ cán bộ công chức còn thiếu về số lượng và hạn chế về trình độ chuyên môn

Hiện tại nguồn nhân lực tại Đội 2 còn thiếu so với yêu cầu nhiệm vụ quản lý Hải quan hiện đại, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Lực lượng công chức KTSTQ lĩnh vực mã số, thuế suất quá mỏng so với địa bàn quản lý lại rộng lớn, lại thiếu kỹ thuật hiện đại làm giảm hiệu quả làm việc của Đội, cũng như Chi cục.

Công tác phân loại doanh nghiệp trọng tâm, trọng điểm chưa hoàn thành, kinh nghiệm, kĩ năng kiểm tra tại doanh nghiệp còn hạn chế, một số vụ việc kiểm tra xử lý chậm, kéo dài. Ngoài ra, tỷ lệ giới trong số công chức thừa hành tại Đội với số đông là công chức nữ mà chủ yếu đang ở độ tuổi sinh đẻ, nuôi con nhỏ cũng là một khó khăn. Việc thường xuyên đi KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp mỗi đợt kiểm tra 15 ngày đối với các công chức đang mang thai và nuôi con nhỏ là rất bất cập, ảnh hưởng tiến độ công việc.

Mặc dù trình độ cán bộ công chức đã đạt tiêu chuẩn theo quy định đề ra của Tổng cục Hải quan, tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, Đội 2 vẫn không đủ công chức có trình độ cao làm công tác KTSTQ lĩnh vực mã số, thuế suất. Đội chưa có chuyên gia KTSTQ, đặc biệt về chuyên môn kế toán, kiểm toán doanh nghiệp còn

nhiều hạn chế. So với tiêu chuẩn trình độ công chức của các nước trong khu vực thì trình độ công chức tại Đội chưa đáp ứng được.

Công chức tại Đội thường chỉ được đào tạo chuyên sâu một lãnh vực nhất định như Tài chính kế toán, Ngoại thương, Luật,… trong khi công tác KTSTQ đòi hỏi kiến thức tổng hợp về tất cả các lĩnh vực trên. Do vậy đội ngũ công chức thiếu chuyên nghiệp, chất lượng còn yếu so với yêu cầu thực tế, thiếu các kỹ năng cơ bản của cán bộ làm KTSTQ. Đó là: kỹ năng nắm biết pháp luật, thủ tục trong thương mại quốc tế; kỹ năng KTSTQ; kỹ năng kế toán; kiến thức về thanh toán quốc tế; kiến thức công nghệ thông tin; kiến thức ngoại ngữ.

2.3.1.3. Cơ sở dữ liệu thông tin, chất lượng thông tin chưa đáp ứng nhu cầu công việc

Hiện nay, hệ thống cơ sở dữ liệu chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.

Nhiều thông tin còn sai lệch với thực tế trên hồ sơ; thông tin ở trạng thái “tĩnh” quá khứ không đầy đủ; thẩm quyền khai thác chia sẻ thông tin còn hạn chế. Số liệu về hàng hóa XNK trong toàn ngành Chi cục không được thẩm quyền khai thác...

Các chương trình, phần mềm khai thác thông tin doanh nghiệp chưa chi tiết;

hệ thống dữ liệu cập nhật không thường xuyên; chưa thể bước đầu đánh giá được tổng quan doanh nghiệp...

2.3.1.4. Cơ sở vật chất, công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra chưa mang lại hiệu quả cao

Mặc dù, cơ sở vật chất và các công cụ hỗ trợ cho công tác kiểm tra được Chi cục KTSTQ, cũng như Cục Hải quan TP. Hải Phòng quan tâm đầu tư, tuy nhiên chất lượng các công cụ hỗ trợ vẫn chưa cao. Việc khai thác dữ liệu điện tử trên chương trình thông quan điện tử VNACCS/VCIS là rất quan trọng đối với công tác KTSTQ. Chương trình sẽ kiết suất được thông tin chi tiết về doanh nghiệp, dữ liệu xuất nhập khẩu chi tiết của doanh nghiệp qua các năm. Nhưng hiện nay để lấy được dữ liệu rất khó khăn, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của một cuộc KTSTQ.

Biểu thuế và danh mục hàng hóa XNK đã được Đội xây dựng bằng dữ liệu điện tử, giúp rút ngắn thời gian tra cứu thuế suất. Do hàng hóa quá đa dạng về

chủng loại, xuất xứ; việc miêu tả bằng ngôn ngữ đôi khi không thể hiện hết được thực tế hàng hóa; rất nhiều trường hợp chỉ khác nhau một đặc điểm nhỏ nhưng mức thuế suất áp dụng khác nhau, vì vậy việc tra cứu cũng chưa thực sự tối ưu.

2.3.1.5. Việc phối hợp trao đổi thông tin giữa trong và ngoài ngành còn nhiều hạn chế.

Trên thực tế các Chi cục thông quan cửa khẩu chưa thường xuyên cung cấp thông tin doanh nghiệp có dấu hiệu nghi ngờ gian lận khai báo sai mã HS, hồ sơ còn mâu thuẫn... trong quá trình làm thủ tục thông quan cho Đội. Điều này làm giảm rất nhiều hiệu quả làm việc của công tác KTSTQ lĩnh vực mã số, thuế suất.

Trong lĩnh vực mã số, thuế suất, kết quả giám định, kết quả phân tích phân loại của các trung tâm phân tích phân loại, trung tâm giám định uy tín là hết sức cần thiết. Tuy nhiên việc phối hợp giữa Chi cục KTSTQ và các trung tâm còn hạn chế; còn mất nhiều thời gian trong việc lấy kết quả giám định, phân tích phân loại hàng hóa, giảm hiệu suất làm việc.

Việc phối kết hợp trao đổi thông tin với các cơ quan như Cục thuế, Ngân hàng, công an, kiểm toán... giúp cơ quan Hải quan phát hiện, điều tra và kết luận được các dấu hiệu sai phạm trong quá trình KTSTQ. Mặc dù Luật quản lý thuế và các văn bản kèm theo đã có các quy định phối hợp, đặc biệt giữa các ngành Hải quan, Thuế, Kho bạc. Tuy nhiên, trong thực tế thực hiện vẫn còn có những bất cập như: chưa có mạng thông tin trực tuyến giữa các cơ quan Hải quan, Thuế, Kho bạc; chưa có đủ máy móc, thiết bị để các cơ quan này cung cấp, trao đổi thông tin;

chưa chuẩn hoá các thông tin liên quan đến quản lý doanh nghiệp; hệ thống thông tin về doanh nghiệp chưa được cập nhật thường xuyên, liên tục...

2.3.1.6. Chưa khai thác triệt để tính ưu việt của kỹ thuật quản lý rủi ro

Đội 2 chưa xây dựng chi tiết bộ tiêu chí phân loại hồ sơ, doanh nghiệp theo tiêu chí quản lý rủi ro để xác định đối tượng kiểm tra, nội dung kiểm tra, phương pháp kiểm tra thực hiện thống nhất trong hoạt động KTSTQ trên toàn quốc. Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế như hiện nay, để đảm bảo tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, rút ngắn thời gian kiểm tra thì việc ứng dụng kỹ thuật QLRR là hết sức cần

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan cục hải quan TP hải phòng (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w