Giới thiệu chung về Chi cục Kiểm tra Sau thông quan – Cục Hải quan TP. Hải Phòng

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan cục hải quan TP hải phòng (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TRONG LĨNH VỰC MÃ SỐ, THUẾ SUẤT HÀNG HểA XUẤT NHẬP

2.1. Giới thiệu chung về Chi cục Kiểm tra Sau thông quan – Cục Hải quan TP. Hải Phòng

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Chi cục kiểm tra sau thông quan thuộc Cục Hải quan thành phố Hải Phòng có tiền thân là Phòng Kiểm tra sau thông quan thành lập năm 2001, với chức năng kiểm tra sau thông quan theo quy định của Luật hải quan, theo Quyết định số 37/2003/QĐ-BTC ngày 17/3/2003 của Bộ Tài Chính.

Năm 2006, thực hiện Quyết định số 34/2006/QĐ-BTC ngày 06/06/2006 của Bộ Tài chính về việc thành lập Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Phòng Kiểm tra sau thông quan – Cục hải quan TP. Hải Phòng được chuyển thành Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Cục hải quan TP. Hải Phòng.

Chi cục Kiểm tra sau thông quan chính thức được thành lập vào tháng 08/2006. Hiện tại Chi cục có 93 cán bộ công chức, tổ chức thành 05 Đội công tác chuyên sâu. [11]

2.1.2. Phạm vi quản lý

Cục Hải quan thành phố Hải Phòng là đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Hải quan tại địa bàn 04 tỉnh, thành phố gồm: TP. Hải Phòng và các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình.

Theo Quyết định số 1166/QĐ-TCHQ ngày 09/06/2010 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan, Chi cục KTSTQ là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, có chức năng giúp Cục trưởng Cục Hải quan trong việc quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện KTSTQ và phúc tập hồ sơ hải quan;

trực tiếp thực hiện KTSTQ theo quy định của pháp luật đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Như vậy, Chi cục KTSTQ- Cục Hải quan TP Hải Phòng là đơn vị trực thuộc Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong phạm vi địa bàn Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên và Thái Bình.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ

Theo Điều 2 Quyết định số 1166/QĐ-TCHQ ngày 09/06/2010 của Tổng Cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Kiểm tra sau thông quan trực thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố; Chi cục KTSTQ thuộc Cục hải quan TP. Hải Phòng có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:

- Trình Cục trưởng chương trình, kế hoạch hàng năm về công tác kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh.

- Giúp Cục trưởng trong việc quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ phúc tập hồ sơ hải quan và kiểm tra sau thông quan trong phạm vi quản lý của Cục Hải quan tỉnh.

- Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý thông tin trong và ngoài ngành để phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.

- Giúp Cục trưởng trong việc ra quyết định kiểm tra sau thông quan - Trực tiếp thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định của pháp luật.

- Xử lý vi phạm hành chính và giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; tham mưu cho Cục trưởng trong việc xử lý vi phạm hành chính, giải quyết khiếu nại quyết định xử lý vi phạm hành chính (phát hiện trong quá trình kiểm tra sau thông quan) thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục trưởng.

- Thực hiện việc ấn định, truy thu, truy hoàn tiền thuế và các khoản thu khác theo kết luận kiểm tra sau thông quan và quy định của pháp luật.

- Trực tiếp giao dịch với các tổ chức, cá nhân, tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để xác minh, nắm tình hình, thu thập thông tin, tiếp nhận tin báo, tố giác phục vụ cho hoạt động kiểm tra sau thông quan.

- Giúp Cục trưởng sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo đánh giá tình hình và kết quả thực hiện công tác phúc tập hồ sơ hải quan, công tác kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh.

- Thông qua công tác kiểm tra sau thông quan, giúp Cục trưởng phát hiện, kiến nghị sửa đổi, bổ sung những thiếu sót, bất cập trong quy định và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật, quy trình, quy định nghiệp vụ của ngành, của Cục Hải quan tỉnh.

- Tuyên truyền pháp luật về kiểm tra sau thông quan.

- Thực hiện lưu trữ, bảo mật hồ sơ, tài liệu kiểm tra sau thông quan theo quy định.

- Thực hiện các quy định về quản lý cán bộ, công chức và quản lý tài chính, tài sản, các trang thiết bị của Chi cục Kiểm tra sau thông quan theo phân cấp của Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan tỉnh.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh giao. [10]

2.1.4. Cơ cấu tổ chức

Hiện nay, Chi cục KTSTQ - Cục Hải quan TP. Hải Phòng gồm có 04 lãnh đạo Chi cục (Mỗi lónh đạo Chi cục theo dừi chỉ đạo một lĩnh vực chuyờn mụn và phụ trách một Đội công tác) , 04 đội nghiệp vụ và 01 đội tổng hợp.

- Đội KTSTQ về trị giá hải quan (gọi tắt là Đội 1);

- Đội KTSTQ về mã số và thuế suất hàng hóa XNK (gọi tắt là Đội 2);

- Đội KTSTQ đối với hàng hóa XNK theo các loại hình gia công và sản xuất xuất khẩu (gọi tắt là Đội 3);

- Đội Tham mưu tổng hợp (gọi tắt là Đội 4);

- Đội KTSTQ thực hiện chính sách thương mại (gọi tắt là Đội 5);

Hình 2. 1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi cục kiểm tra sau thông quan Chi cục KTSTQ

Đội 1 (KTSTQ về

trị giá)

Đội 2 (KTSTQ về

mã số, thuế suất)

Đội 3 (KTSTQ về

gia công, SXXK

Đội 4 (Đội tham mưu, tổng

hợp)

Đội 5 (KTSTQ về

chính sách thương mại)

Chức năng nhiệm vụ của các Đội nghiệp vụ:

- Các Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục KTSTQ có chức năng trực tiếp KTSTQ đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quy định của pháp luật; giúp Chi cục trưởng thực hiện nhiệm vụ tham mưu cho Cục trưởng về công tác KTSTQ và phúc tập hồ sơ hải quan.

- Trực tiếp KTSTQ lĩnh vực chuyên sâu, địa bàn được phân công đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan theo quy trình và quy định của pháp luật.

- Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch về KTSTQ của đội công tác theo kế hoạch tổng thể của Chi cục.

- Lập kế hoạch và triển khai thực hiện về kiểm tra, thanh tra thuế theo quy định của luật Quản lý thuế.

- Thu thập, tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin trong và ngoài ngành phục vụ công tác KTSTQ.

- Trực tiếp giao dịch với các tổ chức, cá nhân có liên quan; khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin của Ngành, của Cục và các nguồn thông tin khác; tiến hành các biện pháp nghiệp vụ để xác minh, nắm tình hình, thu thập phân tích thông tin trong quá trình KTSTQ.

- Theo dừi hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của doanh nghiệp thuộc địa bàn của Cục; theo dừi cụng tỏc phỳc tập hồ sơ tại cỏc Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan thành phố Hải Phòng.

- Xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền cấp Đội theo quy định.

- Giúp Chi cục trưởng trong việc đào tạo, bồi dưỡng kỹ thuật, kỹ năng KTSTQ về lĩnh vực chuyên sâu cho công chức KTSTQ.

- Quản lý cán bộ công chức và tài sản thuộc Đội theo quy định.

Mối quan hệ công tác:

Đội công tác chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của Chi cục trưởng Chi cục KTSTQ về mọi hoạt động theo quy định của pháp luật. Đối với các Đội công tác

thuộc Chi cục KTSTQ và các Đội, Tổ công tác thuộc các đơn vị trực thuộc Cục Hải quan TP Hải Phòng là mối quan hệ phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

2.2. Thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số,

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan cục hải quan TP hải phòng (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w