Thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan –

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan cục hải quan TP hải phòng (Trang 38 - 59)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM TRA SAU THÔNG QUAN TRONG LĨNH VỰC MÃ SỐ, THUẾ SUẤT HÀNG HểA XUẤT NHẬP

2.2. Thực trạng công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại Chi cục Kiểm tra sau thông quan –

Cục Hải quan TP. Hải Phòng

2.2.1. Thực trạng chung việc phân loại áp mã và áp dụng thuế suất trong ngành Hải quan

Trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam mở cửa như hiện nay, khi Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc kinh doanh xuất nhập khẩu, thủ tục thành lập doanh nghiệp thuận lợi, dễ dàng dẫn đến việc số lượng doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK tăng nhanh. Trình độ hiểu biết và thái độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp còn hạn chế, không đồng đều, nhất là trong lĩnh vực đặc thù về phân loại và áp dụng thuế suất của hàng hóa. Kim ngạch hàng hóa XNK tăng nhanh. Tất cả điều này đã gây sức ép lớn cho ngành Hải quan trong công tác quản lý nói chung và phân loại hàng hóa nói riêng. Hơn thế nữa công tác kiểm tra Hải quan còn gặp phải một số khó khăn sau:

- Các quy định pháp luật về phân loại, áp mã, áp thuế suất tuy nhiều nhưng cũn nhiều hạn chế như: chưa rừ ràng, chỗ thừa, chỗ thiếu, chồng chộo, cú nhiều cách hiểu khác nhau về cùng một vấn đề.

- Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài Chính xây dựng quá nhiều dòng thuế (trên 10 nghìn dòng), quá nhiều mức thuế suất (trên 100 mức thuế suất), với mức độ chênh lệch thuế suất giữa các dòng thuế lớn. Đây là động cơ thúc đẩy doanh nghiệp luồn lách gây khó khăn cho cơ quan Hải quan trong quá trình quản lý thu thuế XK, NK.

- Trình độ cán bộ công chức Hải quan làm việc ở khâu thông quan hàng hóa chưa đồng đều, một số nơi còn thiếu và yếu. Phân loại, áp mã là một công việc khú. Cỏn bộ Hải quan nếu khụng nắm rừ bản chất hàng húa, khụng nắm vững nguyên tắc phân loại thì rất dễ phân loại, áp mã sai.

- Ngành Hải quan áp dụng chương trình thông quan điện tử; cải cách thủ tục hành chính; tạo điều kiện thông thoáng cho DN trong quá trình làm thủ tục XNK hàng hóa. Việc thay đổi hình thức kiểm tra, phân luồng hàng hóa theo tiêu chí quản lý rủi ro nên tỷ lệ hàng hóa được miễn kiểm là rất cao. DN đã lợi dụng điều này cố ý khai sai để trốn thuế, hoặc không nắm được quy định của Pháp luật, không nắm vững bản chất hàng hóa dẫn tới khai báo áp mã sai.

Từ các nguyên nhân trên dẫn đến việc công tác phân loại, áp mã hàng hóa còn xảy ra nhiều sai sót, bất cập, không thống nhất như:

- Cùng một mặt hàng của một DN làm thủ tục tại cùng một đơn vị Hải quan cửa khẩu mỗi thời điểm được phân loại áp một mã số, thuế suất khác nhau;

- Cùng một mặt hàng mỗi đơn vị Hải quan cửa khẩu thuộc cùng một Cục Hải quan áp dụng một mã số, thuế suất khác nhau;

- Cùng một mặt hàng nhưng làm thủ tục ở mỗi Cục Hải quan được áp dụng mã số, thuế suất khác nhau;

- Cùng một mặt hàng, nhưng mỗi tổ chức giám định, trung tâm phân tích phân loại xác định bản chất hàng hóa khác nhau;

- Cùng một mặt hàng giữa các Chi cục/Cục HQ và Trung tâm PTPL có ý kiến khác nhau trong việc phân loại, áp mã thậm chí các ý kiến trái ngược nhau.

Từ thực trạng trên đã tạo ra nhiều kẽ hở để doanh nghiệp lợi dụng luồn lách trốn thuế. Gây thất thu không nhỏ cho ngân sách Nhà nước (NSNN).

2.2.2. Áp dụng quy trình kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu

Hiện nay, hoạt động KTSTQ tại Chi cục KTSTQ- Cục Hải quan TP. Hải Phòng được thực hiện theo quy trình nghiệp vụ KTSTQ đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan ngày 14 tháng 5 năm 2015 về việc ban hành quy trình KTSTQ (sau đây gọi tắt là quy trình). Đây là văn bản hướng dẫn nghiệp vụ chung cho toàn lực lượng KTSTQ của ngành hải quan, bao gồm từ hoạt động thu thập, phân tích thông tin đến các bước trong quá trình kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra, lập hồ sơ. Về cơ

bản, quy trình đã chuẩn hóa những công việc cơ bản của một cuộc kiểm tra, hướng dẫn thứ tự tiến hành các bước, các mẫu biểu.

Hiện nay, thống nhất với lực lượng KTSTQ trên cả nước Chi cục KTSTQ – Cục Hải quan TP. Hải Phòng áp dụng quy trình KTSTQ ban hành kèm theo Quyết định số 1410/QĐ-TCHQ của Tổng cục Hải quan ngày 14 tháng 5 năm 2015.

Theo đó việc KTSTQ về phân loại, áp mã hàng hóa được thực hiện gồm các công việc sau:

2.2.2.1. Thực hiện việc thu thập, phân tích, xử lý thông tin phục vụ công tác kiểm tra

* Thu thập, xử lý thông tin (TTXLTT) là hoạt động thường xuyên của nghiệp vụ KTSTQ, dựa trên việc áp dụng quản lý rủi ro và ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ hoạt động KTSTQ. Để có được nguồn thông tin tốt cho công tác kiểm tra mã số và thuế suất tại các đội chuyên trách cần tổ chức cụ thể thêm trờn cỏc quy định chung như cần phõn cụng theo dừi nguồn thụng tin theo lĩnh vực, ngành hàng, thường xuyên cập nhật thông tin mới từ các nguồn quy định, thường xuyờn theo dừi cỏc mặt hàng nhạy cảm đó phỏt hiện vi phạm vỡ cỏc vi phạm trong lĩnh vực mã số thường được lặp lại.

Nguồn thông tin được thu thập từ một hay nhiều nguồn dưới đây:

- Các cơ sở dữ liệu của ngành: Trong lĩnh vực mã số, thuế suất cơ sở dữ liệu thường được khai thác là chương trình số liệu xuất nhập khẩu (SLXNK);

VNACSS; Thông báo kết quả phân tích phân loại hàng hóa.

- Thông tin từ khâu thông quan; từ các bộ phận nghiệp vụ khác của ngành Hải quan.

- Các văn bản chỉ đạo về phân loại, áp mã, áp thuế suất của các cơ quan có chức năng như: Văn bản hướng dẫn phân loại, áp mã của Cục Hải quan tỉnh, thành phố; Tổng cục Hải quan; Bộ Tài chính.

- Các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo chí, phát thanh, truyền hình, Internet,…Hệ thông MHS

- Từ ngành ngoài: Công an, Quản lý thị trường, Thuế,…

- Từ các nguồn khác: Thông tin thị trường thế giới, thị trường nội địa: Đơn thư tố giác, khiếu kiện do các tổ chức, cá nhân cung cấp.

* Phương pháp phân tích thông tin:

Phương pháp so sánh, đối chiếu được áp dụng phổ biến trong công tác KTSTQ trong lĩnh vực mã số, thuế suất. Khi phân tích thông tin, cần liên tưởng đến thực tiễn để nhận định, đánh giá.

- So sánh, đối chiếu tên hàng, mã số, thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa do doanh nghiệp khai báo với tên hàng, mã số, thuế suất của hàng hóa đã được Tổng cục Hải quan hướng dẫn toàn ngành thực hiện; hoặc Trung tâm phân tích phân loại đã xác định.

- So sánh đối chiếu giữa tên hàng, mã số, thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa do doanh nghiệp khai với tên hàng, mã số, thuế suất của hàng hóa do đa số các doanh nghiệp khác khai ở cùng thời kỳ, giai đoạn.

- So sánh, đối chiếu tên hàng, mã số, thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu của hàng hóa do doanh nghiệp khai báo với tên hàng, mã số, thuế suất thuế xuất khẩu, nhập khẩu đã được cơ quan Hải quan xác định lại cho doanh nghiệp khác.

- Đối chiếu tên hàng, mã số của hàng hóa do doanh nghiệp khai với các quy định hiện hành về phân loại hàng hóa và quy tắc phân loại hàng hóa của Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO), của hải quan khu vực.

- So sánh tên hàng, mã số hàng hóa do doanh nghiệp khai báo với tên hàng, mã số hàng hóa của nhà sản xuất ghi ở các tài liệu thương mại, hoặc công bố trên internet.

- So sánh, đối chiếu số lượng chi tiết phụ tùng do doanh nghiệp nhập khẩu thành nhiều chuyến, qua nhiều Chi cục khác nhau, để đánh giá tính đồng bộ của hàng hóa; so sánh, đối chiếu số lượng linh kiện do doanh nghiệp nhập khẩu về với số lượng linh kiện do doanh nghiệp khác nhập khẩu về cùng thời điểm để đánh giá khả năng, tính đồng bộ của hàng hóa.

- So sánh đơn giá, thuế suất nhập khẩu ưu đãi của hàng hóa do doanh nghiệp khai báo với đơn giá, thuế suất nhập khẩu ưu đãi của cùng hàng hóa do các doanh nghiệp khác nhập khẩu, khai báo cùng thời kỳ.

* Phương pháp xử lý thông tin:

- Trên cơ sở kết quả phân tích thông tin, thông tin sẽ được chia thành 2 dạng:

Dạng 1: Thông tin đã có dấu hiệu vi phạm.

+ Bước 1: Nếu thông tin vi phạm về mã số, thuế suất của một loại hàng hóa cụ thể, thì tiến hành rà soát toàn bộ số liệu xuất nhập khẩu loại hàng hóa đó để thu thập thông tin toàn bộ các doanh nghiệp nhập khẩu mặt hàng có phân loại áp mã sai. Khi hoàn thành xong bước 1 thì làm tiếp bước 2 để thu thập toàn bộ tình hình xuất nhập khẩu của từng doanh nghiệp.

+ Bước 2: Nếu thông tin vi phạm về khai sai mã số, thuế suất hàng hóa của một doanh nghiệp cụ thể, cần rà soát toàn bộ tình hình xuất nhập khẩu của doanh nghiệp đó để đánh giá mức độ vi phạm của loại hàng hóa vi phạm. Sau đó làm mở rộng theo bước 1 để thu thập thông tin toàn bộ các doanh nghiệp vi phạm.

Dạng 2: Thông tin chưa có dấu hiệu vi phạm.

- Đưa vào đối tượng tiếp tục theo dừi làm rừ, thực hiện theo quy định tại quy trình KTSTQ.

* Nguyên tắc bảo mật, sử dụng thông tin:

- Thông tin thu thập phải được quản lý sử dụng đúng mục đích phục vụ cho phân tích rủi ro, lựa chọn đối tượng KTSTQ và phân loại doanh nghiệp;

- Chỉ những công chức/nhóm công chức trực tiếp thực hiện TTXLTT, người lãnh đạo có trách nhiệm được biết và sử dụng;

- Thông tin thu thập phải được quản lý, sử dụng đúng chế độ bảo mật.

Trên cơ sở các nguồn thông tin, nội dung thông tin thu thập được công chức/nhóm công chức tiến hành tổng hợp, phân tích để phân loại thông tin đánh giá, xác định dấu hiệu vi phạm, đề xuất cấp trên tiến hành kiểm tra.

2.2.2.2. Thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra sau thông quan tại Chi cục kiểm tra sau thông quan

Quy trình KTSTQ áp dụng đối với hoạt động KTSTQ, bao gồm hai giai đoạn nối tiếp hoặc độc lập với nhau là: kiểm tra tại trụ sở cơ quan hải quan, kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. (lưu đồ quy trình xem phụ lục 2)

* Về kiểm tra sau thông quan tại cơ quan hải quan (gồm KTSTQ tại Chi cục Hải quan và tại Chi cục KTSTQ)

Bước 1: Xác định đối tượng kiểm tra, phạm vi kiểm tra

Việc KTSTQ tại trụ sở Chi cục Hải quan được thực hiện đối với hồ sơ Hải quan xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày hàng hóa được thông quan đến ngày ký ban hành Quyết định kiểm tra

Việc KTSTQ tại trụ sở Chi cục KTSTQ được thực hiện đối với nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan đã được Chi cục Hải quan kiểm tra trong thời hạn 60 ngày nhưng chưa thực hiện khai bổ sung các tờ khai có cùng dấu hiệu vi phạm ngoài thời hạn 60 ngày đến 5 năm; Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có cùng dấu hiệu vi phạm hoặc vi phạm tương tự đã được một Chi cục Hải quan kiểm tra ấn định nhưng tại các Chi cục Hải quan thuộc địa bàn Cục Hải quan chưa thực hiện kiểm tra; Nhóm hồ sơ hải quan/người khai hải quan có cùng dấu hiệu vi phạm hoặc vi phạm tương tự các trường hợp đã được Chi cục Kiểm tra sau thông quan kiểm tra, ấn định thuế

Bước 2: Thực hiện KTSTQ

- Đề xuất, phê duyệt, thông báo kiểm tra

+ Căn cứ kết quả thu thập, phân tích, xử lý thông tin xác định hồ sơ Hải quan/người khai Hải quan có dấu hiệu vi phạm, có rủi ro cao, công chức/nhóm công chức được phân công thực hiện lựa chọn để đề xuất kiểm tra.

+ Công chức/nhóm công chức tiếp tục tiến hành thu thập, phân tích thông tin chi tiết, toàn diện hơn về đối tượng đã được lựa chọn; rà soát trên hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp phục vụ KTSTQ và quản lý rủi ro (STQ01) để tránh đề xuất trùng đối tượng kiểm tra.

+ Công chức/nhóm công chức lập Phiếu đề xuất kiểm tra (mẫu số 10/2015- KTSTQ) ghi rừ nội dung dự kiến kiểm tra, số lượng tờ khai theo dấu hiệu vi phạm cụ thể, dự kiến số thu (nếu có) để quyết định kiểm tra sau thông quan.

+ Người có thẩm quyền ký ban hành Quyết định kiểm tra tại trụ sở cơ quan theo mẫu số 01/2015-KTSTQ. Quyết định kiểm tra phải có số, ký hiệu, phải được đơn vị mở sổ theo dừi từ khi phỏt hành đến khi cập nhật xong kết quả xử lý vụ việc.

- Tiến hành kiểm tra:

+ Thời hạn kiểm tra tối đa là năm (05) ngày làm việc, theo quyết định kiểm tra.

+ Trong quá trình kiểm tra nhóm kiểm tra làm việc với đại diện theo pháp luật hoặc đại diện được ủy quyền, (sau đây gọi tắt là đại diện có thẩm quyền) của người khai hải quan về các nội dung kiểm tra, các dấu hiệu nghi vấn, yêu cầu người khai hải quan giải trỡnh, làm rừ và cung cấp chứng từ, tài liệu chứng minh

+ Nội dung kiểm tra được ghi nhận bằng biên bản kiểm tra theo mẫu số 08/2015-KTSTQ

Bước 3: Xử lý kết quả kiểm tra:

Kết thúc kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan thì Trưởng nhóm kiểm tra/Trưởng đoàn kiểm tra phải báo cáo người có thẩm quyền ký dự thảo kết luận kiểm tra và kết luận kiểm tra.

Ra các quyết định ấn định thuế, quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp Doanh nghiệp sai phạm.

* Về kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai Hải quan Bước 1. Xác định đối tượng, phạm vi kiểm tra:

- KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp được thực hiện đối với các hồ sơ hải quan, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu đã được thông quan trong thời hạn 5 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai.

- Các trường hợp KTSTQ tại trụ sở doanh nghiệp:

+ Chuyển tiếp từ KTSTQ tại trụ sở cơ quan Hải quan;

+ Kiểm tra chuyên sâu đối với các DN có dấu hiệu vi phạm pháp luật;

+ Kiểm tra theo kế hoạch để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp được thực hiện theo kế hoạch do Tổng cục Hải quan phê duyệt

+ Kiểm tra theo chuyên đề, do thủ trưởng cơ quan hải quan cấp trên chỉ đạo.

- Khi xác định đối tượng kiểm tra, công chức kiểm tra thực hiện tra cứu trên cơ sở dữ liệu, hệ thống STQ01.. .để tránh lựa chọn trùng đối tượng kiểm tra với đơn vị khác.

Bước 2. Chuẩn bị kiểm tra, ban hành quyết định kiểm tra

- Trên cơ sở các nguồn thông tin, nội dung thông tin thu thập được công chức/nhóm công chức tiến hành tổng hợp, phân tích để phân loại thông tin đánh giá, xác định dấu hiệu vi phạm và phân loại người khai hải quan.

- Trên cơ sở quản lý rủi ro, dấu hiệu vi phạm, vấn đề nghi ngờ, các thông tin từ việc kiểm tra tại trụ sở cơ quan Hải quan chuyển, kế hoạch được phê duyệt, chuyên đề thủ trưởng cơ quan hải quan cấp trên chỉ đạo và các hồ sơ, tài liệu liên quan thu thập được về đối tượng kiểm tra, công chức/nhóm công lập Phiếu đề xuất kiểm tra (mẫu số 10/2015-KTSTQ) ghi rừ nội dung dự kiến kiểm tra, số lượng tờ khai theo dấu hiệu vi phạm cụ thể, dự kiến số thu (nếu có), thành phần đoàn kiểm tra dự kiến, dự thảo Quyết định kiểm tra để trình lãnh đạo các cấp xem xét, phê duyệt. Quyết định KTSTQ được lập theo mẫu số 01/2015-KTSTQ (Đoàn kiểm tra/nhóm kiểm tra phải có ít nhất 2 người).

Bước 3. Thực hiện kiểm tra:

- Căn cứ Quyết định kiểm tra đã được ký, Trưởng đoàn kiểm tra họp đoàn kiểm tra phân công việc chuẩn bị, lập kế hoạch kiểm tra chi tiết (phạm vi kiểm tra;

nội dung kiểm tra; thời gian kiểm tra; dự kiến những công việc phải làm; phân công nhiệm vụ cho các thành viên của đoàn kiểm tra; dự kiến các tình huống và biện pháp xử lý tình huống; thông tin liên lạc; kế hoạch hậu cần,...) để tổ chức, thực hiện cuộc kiểm tra.

- Công bố quyết định kiểm tra:

+ Trưởng đoàn kiểm tra công bố Quyết định kiểm tra ngay phiên/ngày làm việc đầu tiên tại trụ sở người khai hải quan trừ trường hợp Người ban hành quyết

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan trong lĩnh vực mã số, thuế suất hàng hóa xuất nhập khẩu tại chi cục kiểm tra sau thông quan cục hải quan TP hải phòng (Trang 38 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w