3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin 3.2.1.1 Thông tin thứ cấp
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp được sử dụng để thu thập các tài liệu về cơ sở lý luận và thực tiễn được tổng hợp từ sách, báo, internet, tài liệu của các cơ quan quản lý về tình hình quản lý và sử dụng lao động.
Bên cạnh đó thu thập những số liệu, dữ liệu từ các báo cáo tổng kết qua các năm (2012 - 2014) ở các phòng ban, xí nghiệp sản xuất trong Công ty may TNHH Fine Land Apparel Việt Nam.
3.2.1.2 Thông tin sơ cấp
Phương pháp này được sử dụng để tiến hành điều tra trực tiếp cán bộ quản lý, nhân viên văn phòng và công nhân về thực trạng quản lý và sử dụng lao động của công ty, để đánh giá thực tế tình hình lao động của công ty, tiến hành lựa chọn 70 mẫu để điều tra, trong đó tôi chọn ngẫu nhiên:
- 20 mẫu với bộ phận lao động gián tiếp: cán bộ quản lý ở phân xưởng, cán bộ
quản lý ở các văn phòng.
- 50 mẫu với bộ phận lao động trực tiếp làm việc tại phân xưởng sản xuất. Đó là lực lượng lao động trực tiếp tại các tổ may, tổ là, tổ cắt…
Nội dung điều tra bao gồm các thông tin cơ bản của người lao động, người quản lý lao động: họ tên, tuổi, quê quán, thâm niên công tác, công việc đảm nhận, mức lương, ...
3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu
Số liệu thu thập được từ điều tra, khảo sát được mã hoá và nhập vào hệ thống cơ sở dữ liệu trên máy tính sử dụng phần mềm Excel. Các phương pháp phân tích
định tính được tổng hợp, phân tích và rút ra nhận xét. Các thông tin định lượng được tổng hợp trình bày dưới dạng bảng, biểu, đồ thị.
3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin 3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp này được sử dụng để tổng hợp, phân tích thực trạng quản lý và
sử dụng lao động. Qua đó phản ánh được quy mô, số lượng lao động, tình hình thực hiện các quy định của luật lao động đối với người lao động.
Trong đề tài, để nghiên cứu về chất lượng lao động tiến hành phân lao động theo từng tiêu chí: nhóm tuổi, bậc thợ, theo lĩnh vực công việc (nhân viên quản lý, kĩ thuật, công nhân...), theo tính chất công việc (tổ may, là, tổ chuẩn bị sản xuất...), theo độ tuổi của lao động...Khi đú chỳng ta cú thể thấy rừ hơn cách bụ́ trí lao đụ̣ng theo từng chỉ tiêu cụ thể, từ đó có thể đưa ra những nhận xét, đánh giá một cách cụ
thể và chính xác hơn.
3.2.3.2 Phương pháp so sánh
Ở mỗi bảng biểu thống kê tiến hành so sánh theo thời gian cụ thể qua các năm (2012 – 2014) về số lượng cũng như chất lượng lao động, để thấy được sự biến động của số lượng, cơ cấu lao động qua các năm (2012-2014). Qua đó ta có thể thấy được mức độ tăng giảm cũng như cơ cấu % của các chỉ tiêu liên quan đến lực lượng lao động.
3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá
3.2.4.1 Các chỉ tiêu về đặc điểm địa bàn nghiên cứu
* Tình hình lao động: số lượng lao động, chất lượng lao động (trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, sức khỏe…), số lao động bình quân, số lao động tăng giảm, tốc độ tăng giảm lao động…
* Tình hình vốn và trang thiết bị: số lượng.
* Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp: tổng doanh thu, doanh thu thuần, tổng lợi nhuận trước thuế….
3.2.4.2 Các chỉ tiêu về đặc điểm nhóm đối tượng điều tra
* Tuổi, tỷ lệ nhóm tuổi.
* Giới tính: tỷ lệ nam/nữ.
* Trình độ học vấn: tỷ lệ các cấp học.
3.2.4.3 Các chỉ tiêu phản ánh tình hình quản lý và sử dụng lao động + Số lượng, tỷ lệ giữa lao động gián tiếp và lao động trực tiếp.
+ Số lượng lao động đảm nhận các chức năng quản lý.
+ Số lượng, tỷ lệ giữa lao động nữ với lao động nam.
+ Số lượng lao động và nhân viên kỹ thuật thuộc bộ phận lao động trực tiếp.