PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3. Đánh giá của người lao động về công tác đào tạo
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý và sử dụng lao động của công ty Mặc dù công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam đã cố gắng không
ngừng trong công tác quản lý và sử dụng lao động, năng suất lao động các năm qua đã tăng lên đáng kể. Song so với mặt bằng chung các ngành khác thì năng suất lao động của công ty còn thấp. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, công tác quản lý và sử dụng lao động của công ty những năm qua bao gồm cả yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong doanh nghiệp.
4.3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp 4.3.1.1 Luật lao động
Trong những năm qua luật lao động của Nhà nước có sự thay đổi theo hướng tăng lương cho người lao động. Do vậy công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam cũng đã có những chính sách tăng lương cho người lao động. Việc tăng lương đã ảnh hưởng đến chi phí tiền công, làm cho chi phí tiền lương tăng, trong khi đó số
lượng lao động lại giảm không đáng kể nên hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương của công ty thấp.
Ngoài ra, luật lao động có thay đổi, quy định phải tăng thời gian nghỉ thai sản và quyền được hưởng chính sách thai sản cho tất cả các nhóm laođộng nữ lên 6 tháng, nhưng cũng cho phép người lao động có quyền đi làm sau khi nghỉ đủ 4 tháng trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động nhưng vẫn được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội. Quy định này đảm bảo công bằng cho tất cả các đối tượng phụ nữ và tạo sự linh hoạt cho người lao động.
Tuy nhiên đối với doanh nghiệp nhất là ngành may thì lại gây khó khăn do thiếu lao động cho sản xuất khi mà lao động nữ nghỉ đẻ nhiều và thời gian lâu.
4.3.1.2 Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế
Do chịu ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới nên nền kinh tế Việt Nam cũng gặp một số khó khăn. Đặc biệt là ngành dệt may những năm qua làm ăn kém, thị
trường xuất khẩu giảm sút do phải cạnh tranh với nhiều quốc gia khác, trong đó có
Trung Quốc. Sản xuất kinh doanh khó khăn do phải cạnh tranh với hàng ngoại và mức thuế nhập khẩu dệt may đã giảm 2/3 xuống còn 5-20%. Ngày 1/1/2009, Việt Nam mở cửa thị trường bán lẻ cho các doanh nghiệp nước ngoài thì sức ép cạnh tranh càng lớn hơn. Đặc biệt tháng 11 năm 2010 Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã mang lại nhiều lợi ích đối với ngành dệt may Việt Nam thể hiện ở hai hình thức chủ yếu là lợi ích về thuế quan và lợi ích khác về tiếp cận thị trường. Ngoài ra, gia nhập TPP còn mang lại cho ngành dệt may và người tiêu dùng nhiều lợi ích khác, như lợi ích về
thu hútđầu tư. Người tiêu dùng được hưởng lợi từ hàng hóa giá rẻ, môi trường kinh doanh cạnh tranh hơn, khả năng thu hút đầu tư vào ngành tăng. Ngoài ra, các doanh nghiệp Dệt may còn phải đối đầu với cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp dệt may lớn từ Hàn Quốc, Nhật Bản, thậm chí từ Mỹ, cũng đang hướng đến các dự án sản xuất ở Việt Nam. Các công ty này đang mở
rộng sản xuất để đón đầu TPP. Điều này tạo áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước, thúc đẩy doanh nghiệp phải thay đổi định hướng, kế hoạch để
tạo sự thay đổi, tập trung hơn vào chất lượng hàng hóa... Không những thế năng lực quản lý yếu kém, thiếu hụt lao động, năng suất lao động thấp, thiếu vốn đầu tư và công nghệ … cũng là một trong những yếu tố kìm hãm việc tăng năng lực sản suất cũng như xuất khẩu của doanh nghiệp VN trong khuôn khổ TPP. Do chịu ảnh hưởng của ngành dệt may Việt Nam, công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam cũng gặp một số khó khăn. Đó là: thị trường xuất khẩu giảm, lương thấp nên một số công
nhân bỏ việc, dẫn đến không đủ số lao động phục vụ cho sản xuất. Không những thế do thị trường luôn biến động về cả chủng loại lẫn kiểu dáng cho nên công ty không tránh khỏi những thiếu hụt hay không cung cấp đủ nhu cầucho thị trường. Nhiều đơn đặt hàng gửi đến thì không đủ chủng loại mẫu mã nên cũng bị khiển trách.
4.3.1.3 Tính cạnh tranh về nhân lực giữa các doanh nghiệp
Công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam nằm gần công ty TNHH MTV Quốc tế Việt Pan Pacific nên không tránh khỏi tình trạng cạnh tranh nhau về nhân lực. Đặc biệt công ty TNHH MTV Quốc tế ViệtPan Pacific là một công ty có quy mô lớn với số lượng công nhân gấp 3 lần, các chính sách đãi ngộ người lao động tốt, mặt khác do tính chất ngành may lương thấp nên lao động dễ nhảy việc từ công ty này sang công ty kia. Do vậy những năm qua lực lượng lao động của công ty TNHH Fine Land Apparrel Việt Nam có sự giảm sút một phần la do các chính sách thu hút lao động của công ty TNHH MTV Quốc tế ViệtPan Pacific.
Do phải cạnh tranh về nhân lực với công ty cổ phần TNHH MTV Quốc tế ViệtPan Pacific nên số lượng lao động của công ty TNHH Fine Land Apparrel Việt Nam những năm qua đã giảm sút, không đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nên công tác quản lý và sử dụng lao động chưa cao.
4.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 4.3.2.1 Qui mô của công ty
Công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam có quy mô vừa, số lượng lao động chỉ có 673 người (năm 2014) nên công tác quản lý và sử dụng lao động của công ty chưa đạt tính chuyên nghiệp. Chỉ có hai cán bộ quản lý vấn đề lao động, tiền lương nên công tác quản lý và sử dụng lao động của công vẫn gặp nhiều khó khăn.
Do quy mô vừa và mới thành lập nên công ty khó có được các đơn đặt hàng lớn từ thị trường Mỹ, Đức khiến việc làm thiếu, không ổn định, công nhân nghỉ việc tăng. Mặt khác do quy mô vừa nên vốn ít, không tạo được điều kiện nâng cao tay
nghề cho lao động, chưa đảm bảo điều kiện phục vụ cho sản xuất nên năng suất lao động còn thấp so với mặt bằng chung xã hội.
Hộp 4.1 Ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến công tác quản lý và sử dụng lao động
Ông Phạm Xuân Hồng, TGĐ công ty May Sài Gòn 3, Chủ tịch Hội Dệt may thêu đan TPHCM cho biết: lao động của ngành dệt may Việt Nam không tập trung.
Có hơn 70% các DN dệt may là DN vừa và nhỏ, số lao động dưới 300 người. Số DN từ 1000 công nhân chỉ chiếm 6%. Tình trạng khan hiếm lao động phần lớn chỉ diễn ra tại khu vực các DN vừa và nhỏ vì khi nhu cầu may mặc của thế giới giảm thì các DN nhỏ sẽ khó có được đơn hàng. Không có đơn hàng đồng nghĩa với việc cho công nhân nghỉ và người lao động đi các nơi để tìm việc. Khi có đơn hàng lại thì lại bắt đầu tuyển dụng. Đây cũng là một nguyên nhân quan trọng vì sao lao động dệt may thường xuyên biến động và tập trung chủ yếu ở các DN vừa và nhỏ.
4.3.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến - chức năng, quan hệ quản lý từ giám đốc đến các bộ phận sản xuất là một đường thẳng và hệ thống quản lý được phân cấp thành các bộ phận theo từng chức năng riêng biệt để giúp việc cho giám đốc trong các lĩnh vực như xây dựng kế hoạch, quản lý nhân sự, marketing, tài chính - kế toán, quản lý kỹ thuật - công nghệ sản xuất..., nhiệm vụ được phõn định rừ ràng, mỗi một bộ phận cú một chức năng riờng, tuõn theo nguyờn tắc chuyên môn hóa ngành nghề do đó sẽ phát huy được sức mạnh và khả năng của đội ngũ cán bộ theo từng chức năng.
Cơ cấu tổ chức của công ty góp phần tạo ra các biện pháp kiểm tra, quản lý
chặt chẽ cho ban lãnh đạo, nên việc quản lý lao động của công ty những năm qua đã
đạt được hiệu quả.
4.3.2.3 Điều kiện cơ sở hạ tầng của công ty
Công tác chuẩn bị phục vụ sản xuất cũng còn nhiều hạn chế là do đặc thù của ngành may bởi trong quá trình sản xuất phải đảm bảo điều kiện làm việc, môi trường làm việc như: bụi, nóng, ồn, ánh sáng… đây là những yếu tố ảnh hưởng rất lớn tới năng suất lao động của công nhân.
Do điều kiện vật chất của công ty còn khó khăn cho nên cơ sở hạ tầng của công ty chưa được đầu tư đàng hoàng và đầy đủ, nhà xưởng còn chật chội chưa đảm bảo điều kiện vệ sinh công nghiệp, môi trường, hiện nay xưởng sản xuất của công ty chưa trang bị được hệ thống điều hòa nhiệt độ, quạt trần làm bụi bẩn bay nhiều cho nên gây độc hại cho công nhân viên.
Cơ sở hạ tầng của công ty còn yếu kém nên chưa đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động. Vì vậy mà năng suất lao động của công ty còn thấp so với mặt bằng chung của ngành may. Do đó công tác quản lý và sử dụng lao động của công ty chưa đạt hiệu quả cao.
4.3.2.4 Quy định về quản lý và sử dụng lao động của công ty
Dẫu biết rằng trả lương theo thời gian gắn với kết quả SXKD của công ty là một sự cải tiến lên rất nhiều nhưng sẽ bất hợp lý và không công bằng nếu bộ phận quản lý hoàn thành rất tốt nhiệm vụ nhưng do NSLĐ của công nhân trực tiếp sản xuất thấp nên mức lương nhận được không cao. Hơn nữa công thức tính lương mới dựa vào hệ số CBCV, thời gian làm việc mà chưa phản ánh được mức độ nỗ lực, kết quả thực hiện công việc của từng người, khả năng làm việc của mỗi cá nhân. Nếu bộ phận quản lý và phục vụ sản xuất mà được công ty đánh giá về kết quả hoàn thành công việc của mình thì sẽ không còn hiện tượng đến công ty với tư tưởng góp mặt, làm việc qua quýt kéo dài ngày công…
Đối với công tác tiền thưởng vẫn còn nhiều hạn chế: Mặc dù các hình thức và nội dung thưởng của công ty đã khá phong phú và đa dạng nhưng với hình thức tiền thưởng trong lương thì còn nhiều phát sinh trong quá trình thực hiện. Bởi thông qua việc bình bầu xếp loại lao động một cách công khai dễ dẫn tới tình trạng “ôn hòa”, nể nang nhau trong các mối quan hệ mà đưa ra việc xếp loại thiếu chính xác. Đối với bộ phận không xác định được kết quả thực hiện công việc như bộ phận quản lý và phục vụ sản xuất thì tiêu chuẩn xếp loại chủ yếu dựa vào ngày công làm việc thực tế để bình bầu. Như vậy tiền thưởng mất đi vai trò của nó trong việc thi đua, khích lệ tinh thần làm việc cho người lao động, nhiều khi tiền thưởng giống như một khoản thu nhập mà người lao động đương nhiên được nhận mỗi tháng mà không cần phải phấn đấu nhiều.
Ngoài ra còn có những hạn chế nhất định trong bố trí, sắp xếp thực hiện công việc, phục vụ nơi làm việc nên ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả thực hiện công việc của mỗi cá nhân và tất yếu dẫn tới lương trả cho người lao động cũng không được phản ánh chính xác. Số lượng lao động của công ty trong những năm qua có xu hướng giảm do lương thấp và đặc thù tính chất ngành may cần nhiều lao động nữ
nên đã ảnh hưởng không nhỏ tới sản xuất.
Thực chất của việc trả lương cho lao động (cả lao động trực tiếp sản xuất và lao động quản lý, phục vụ sản xuất) vẫn còn hạn chế là công ty chưa quan tâm đến công tác phân tích công việc và đánh giá thực hiện công việc. Có chăng chỉ là một số tiêu chuẩn phân loại lao động trong hình thức trả thưởng trong lương mà công ty đang áp dụng. Chính điều này dẫn tới việc trả lương của công ty thiếu cơ sở và chưa thực sự công bằng.
Về công tác đào tạo: do việc đào tạo ở các cơ sở dạy nghề không khớp với việc thực hành may mặc trong công ty nên đây cũng là một vấn đề khá lớn giữa lý thuyết và thực hành, giữa doanh nghiệp và nhà trường mà ngay một lúc chưa thể khắc phục được, do đó ảnh hưởng đến trình độ tay nghề của người lao động.
Ngoài ra, các chính sách chế độ chưa đạt hiệu quả, lượng đơn đặt hàng lớn và yêu cầu kỹ thuật cao nên công nhân phải làm thêm giờ với tần suất lớn như vậy sẽ ảnh hưởng đến sức lao động của công nhân.
Do thời gian làm việc được quy định chặt chẽ và khối lượng công việc lớn nên các phong trào văn hoá văn nghệ trong công ty chưa được lưu tâm, chú trọng.
Các hoạt động văn nghệ chỉ diễn ra những ngày lễ và mang tính hình thức chứ chưa phải là niềm đam mê của cán bộ công nhân viên trong công ty.
4.3.3 Các yếu tố thuộc về người lao động và người quản lí - Yếu tố liên quan đến người lao động
Số lượng lao động nữ của công ty chiếm tỷ lệ khá cao (84,40%), tuy rất phù
hợp với tính chất ngành may nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến số lượng lao động đáp ứng cho sản xuất do lao động nữ thường nghỉ đẻ, thai sản.
Hộp 4.2 Khó khăn trong quản lý và sử dụng lao động của công ty
Chị Vũ Thị Phương, 42 tuổi, tổ trưởng tổ kiểm hóa, công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam cho biết:
Khó khăn chính của công ty trong quản lý và sử dụng lao động là nhiều công nhân bỏ việc vì lý do cá nhân (nghỉ đẻ, thai sản, gia đình…) dẫn đến thiếu lao động gây khó khăn cho cán bộ quản lý truyền trong việc quản lý và phân bổ dây truyền sản xuất.
Ngoài ra, khó khăn nữa là công nhân chưa tuân thủ nội quy, quy chế của công ty tốt; trình độ tay nghề của công nhân viên chưa cao.
Khoa học công nghệ ngày càng phát triển, đòi hỏi phải đổi mới thiết bị, công nghệ, đồng thời nâng cao tay nghề cho người lao động. Những năm qua công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam đã trang bị thêm máy móc thiết bị song trình độ của người lao động của công ty chỉ ở mức trung bình, chủ yếu là lao động phổ
thông, còn lại lao động bậc 5 và 6 là rất ít nên chưa đáp ứng được nhu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng lao động.
Vẫn còn tồn tại những công nhân thiếu ý thức trách nhiệm làm việc, đi làm không đúng giờ, làm việc không cẩn thận hay còn có thái độ không nhiệt tình với công việc.
Nguồn nhân lực mới tuyển ở một số cơ sở đào tạo chưa đáp ứng đủ nhu cầu làm việc trong công ty, cần thời gian dài để chỉ dẫn và làm quen với công việc. Có những đội ngũ còn phải gửi đi đào tạo lại hay do chính công ty đào tạo vì thế chi phí khá cao và ảnh hưởng đến chất lượng công việc.
- Yếu tố liên quan tới người sử dụng lao động
Lực lượng cán bộ quản lý của công ty có trình độ khá cao, chủ yếu là đại học nên đã đáp ứng được nhu cầu người quản lý. Tuy nhiên số lượng vẫn còn hạn chế (mới chỉ có hai cán bộ đảm nhiệm quản lý công tác tiền lương), nên đã
gây khó khăn không nhỏ trong công tác quản lý và sử dụng lao động tại công ty.
Do tính chất của công việc may mặc theo từng khâu và phải chú tâm làm việc nên anh công nhân hay nhân viên ít có cơ hội giao lưu học hỏi lẫn nhau, cán bộ quản đốc phân xưởng cũng chưa chú ý nhiều tới đời sống sinh hoạt của anh em công nhân. Một số cán bộ quản lý còn lơ là công việc, không có năng lực quản lý, thái độ làm việc không nghiêm túc.
4.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý và sử dụng lao động tại