PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Khái quát tình hình lao động của công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam
4.1.1 Lực lượng lao động
Như chúng ta đã biết, nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được trong bất kỳ một tổ chức nào. Nguồn nhân lực mà được sử dụng hợp lý sẽ tạo một lợi thế cho công ty trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp khác mà chưa cần xét tới quy mô lớn hay nhỏ, lượng vốn dùng để đầu tư nhiều hay ít.
Nguồn nhân lực ở công ty TNHH Fine Land Apparel Việt Nam được sử dụng đã phù hợp hay chưa thì cần xem xét cơ cấu lao động của công ty mà trước hết là số lượng lao động đã được sử dụng qua các năm ở bảng dưới đây:
Biểu đồ 4.1 Biến động lao động qua 3 năm
(Nguồn: Bộ phận quản lý lao động, công ty TNHH Fine Land Apparel VN).
Nhìn vào biểu đồ 4.1 ta thấy số lượng lao động của công ty không thay đổi đáng kể qua các năm và có xu hướng tăng chậm từ năm 2013 sang năm 2014. Cụ thể năm 2012 là 600 người thì năm 2013 tăng lên 50 người, tương ứng với (tăng 8,33%). Nhưng đến năm 2014 số lượng lao động lại tăng chậm, chỉ tăng 23 người so với năm 2013, tức tăng (3,54%). Nguyên nhân năm 2013 số lao động tăng nhiều như vậy là do công ty mở rộng quy mô sản xuất, vì vậy để đáp ứng được kế hoạch phát triển buộc công ty phải tăng số lượng lao động lên. Sang năm 2014 sau khi đã ổn định được số lượng lao động cần thiết nên nhu cầu cần thêm người đã giảm đi gần một nửa. Như vậy tốc độ tăng của năm 2014 thấp hơn so với năm 2013 nguyên nhân của vấn đề này là do:
Thứ nhất là do thu nhập trong ngành may mặc nói chung những năm qua là thấp không bảm bảo cuộc sống cho người lao động nên họ thường có xu hướng nhảy việc để tìm việc khác với mức thu nhập cao hơn.
Thứ hai là do tính chất của ngành nên số lượng lao động nữ nhiều hơn nên gặp phải các vấn đề thai sản, nuôi con làm cho hiện tượng nghỉ việc một thời gian dài hoặc thôi việc tăng mạnh.
4.1.2 Cơ cấu lao động
4.1.2.1 Cơ cấu lao động theo giới tính
Đặc thù đối với ngành may yêu cầu độ chính xác, tỷ mỉ, cẩn thận và thời gian làm việc dài nên tỷ lệ lao động nữ trong doanh nghiệp may chiếm trên 80% tỷ lệ lao động là nữ.
Biểu đồ 4.2 Cơ cấu lao động theo giới tính
(Nguồn: Bộ phận quản lý lao động, công ty TNHH Fine Land Apparel VN).
Nhìn vào biểu đồ 4.2 có thể nhận ra sự mất cân bằng giới tính trong công ty.
Lực lượng lao động nữ trong công ty chiếm đa số hơn 84% trong khi lao động nam chỉ chiếm hơn 14%, tuy nhiên tỷ lệ chênh lệch này đang giảm dần, tỷ lệ lao động nam tăng lên trong 3 năm trở lại đây. Năm 2012 lao động chỉ có 86 người chiếm 14,33% nhưng sang năm 2013 tăng lên 7người lại làm cho cơ cấu lao động nam giảm 0,02%. Đến năm 2014 thì lao động nam lại tăng lên từ 14,31% năm 2013 tăng lên 15,06% năm 2014 cả về số lượng lẫn cơ cấu. Đối với lao động nữ ta thấy có sự tăng nhẹ về số lượng lao động lẫn cơ cấu. Cụ thể năm 2012 chiếm 85,67% và tăng nhẹ 0,02% vào năm 2013, phù hợp với ngành nghề mà công ty sản xuất đó là ngành may mặc. Nhưng đến năm 2014 cơ cấu lại lao động này lại giảm xuống còn 84,40%
cho thấy đang có sự chuyển biến nhẹ về sự chênh lệch giới tính trong công ty, lao động nữ giảm thay vào đó lao động nam tăng lên. Do tính chất của công việc cần sự
tỉ mỉ, chăm chỉ, nên không cần nhiều lao động nam. Đối với các bộ phận như bảo vệ, cơ điện, bốc hàng, nhân viên kho thì mới cần sử dụng đến lao động nam. Tuy nhiên cơ cấu này sẽ gây khó khăn cho công ty trong việc thực hiện các chế độ đối với lao động nữ như: ốm đau, thai sản, nuôi con... Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức lại lao động như làm ca kíp để có thể thực hiện đúng thời gian giao hàng.
4.1.2.2 Cơ cấu lao động theo độ tuổi
Độ tuổi là yếu tố ảnh hưởng đến trình độ tay nghề của người lao động nhưng cũng là yếu tố ảnh hưởng đến thể lực của người lao động khi công việc trực tiếp sản xuất yêu cầu thể lực tốt đối với người lao động. Thực trạng cơ cấu nguồn nhân lực theo nhóm tuổi của công ty được thể hiện qua bảng 4.1
Bảng 4.1 Cơ cấu lao động theo độ tuổi của công ty năm 2012-2014
Nhóm tuổi Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 BQ
SL (Người)
CC (%) SL (Người)
CC (%) SL (Người)
CC (%)
-Dưới 30 337 56,17 366 56,31 395 58,69 108,26
-Từ 30-43 205 34,17 220 33,85 228 33,88 105,46
-Trên 44 58 9,67 64 9,85 50 7,43 92,85
Tổng 600 100,00 650 100,00 673 100,00 105,91
(Nguồn: Phòng quản lý, bộ phận lao động tiền lương, 2014) Số liệu trong bảng 4.1 cho ta thấy xét về độ tuổi lao động thì phần lớn lao động taị công ty còn rất trẻ, lao động trong độ tuổi dưới 30 luôn chiếm tỷ lệ cao hơn 50% trong tổng số lao động, đa số là tuyển mới, lực lượng này rất chịu khó, năng nổ, khóe léo nhiệt tình trong công việc. Bình quân lực lượng trong độ tuổi này tăng 8,26% trong giai đoạn 2012-2014. Tuy nhiên lực lượng này có tâm lý làm việc
không ổn định, dễ bị phân tán và có tỷ lệ nhảy việc khá cao. Độ tuổi từ 30-43 liên tục tăng qua các năm, cụ thể năm 2013 so với năm 2012 tăng 15 nguời tức tăng 7,32% lực lượng lao động loại này, năm 2014 so với năm 2013 tăng 8 người làm tăng 3,64%. Bình quân lực luợng lao động trong độ tuổi này tăng 5,46%, đây là lực lượng có độ chín chắn trong công việc và thường có tâm lý muốn ổn định lâu dài.
Do vậy công ty cần xây dựng chế độ chính sách để giữ chân lực lượng lao động lạo này, hạn chế mức tối đa nghỉ việc, nghiên cứu chế dộ đãi ngộ hợp lý để giữ chân những người này, lực lượng lao động này sẽ là nguồn cán bộ nòng cốt cho các bộ phận trong công ty. Độ tuổi trên 45 có xu hướng giảm dần qua các năm. Đây là độ tuổi có chuyên môn vững và làm việc lâu dài tại công ty.
4.2 Thực trạng quản lý và sử dụng lao động của công ty