KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm sinh lý sinh dục của trẻ vị thành niên 1. Tuổi dậy thì của trẻ vị thành niên
Tuổi dậy thì (hay còn gọi là tuổi dậy thì hoàn toàn) của nữ được tính bằng tuổi có kinh lần đầu tiên trong đời và của nam được tính bằng lần xuất tinh đầu tiên trong đời.
3.1.1.1. Tuổi dậy thì của trẻ vị thành niên nam
Kết quả nghiên cứu tuổi dậy thì của trẻ vị thành niên được trình bày trong bảng 3.1, bảng 3.2 và hình 3.1.
Bảng 3.1. Tuổi dậy thì của trẻ vị thành niên nam Tuổi n Số trẻ đã dậy thì
Tuổi dậy thì (năm, tháng) n SL Tỉ lệ (%)
11 60 11 18,33 12 năm ± 0 tháng
12 60 50 83,33 12 năm 6 tháng ± 6 tháng 13 60 58 96,66 12 năm 9 tháng ± 11 tháng 14 60 59 98,33 12 năm 5 tháng ± 10 tháng 15 60 59 98,33 13 năm 5 tháng ± 1 năm 3 tháng 16 60 60 100,00 13 năm ± 11 tháng
17 60 60 100,00 13 năm 4 tháng ± 1 năm 1 tháng TS 420 358 85,00 12 năm 9 tháng ± 10 tháng
Số liệu trong bảng 3.1 cho thấy ở độ tuổi 11 đã có 18,33% trẻ nam đã dậy thì.
Tỉ lệ trẻ nam đã dậy thì tăng dần theo tuổi, đến 12 tuổi có 83,33%, đến 14 và 15 tuổi có 98,33% và đến 16 tuổi trở lên thì tất cả trẻ nam đều đã dậy thì. Như vậy, phần lớn trẻ nam dậy thì ở độ tuổi 12. So với kết quả nghiên cứu của Tạ Thúy Lan, Trần Thị Loan và cs (tuổi dậy thì của nam bắt đầu từ 12 tuổi và kết thúc lúc 16 tuổi), của Nguyễn Thị Bích Ngọc năm 2013 (tuổi dậy thì của các em nam dân tộc Kinh bắt
đầu từ lúc 12 tuổi và đến 17 tuổi vẫn còn 0,5% chưa dậy thì), thì các em nam trong nghiên cứu của chúng tôi dậy thì sớm hơn.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy tuổi dậy thì trung bình của trẻ vị thành niên nam ở huyện Sóc Sơn là 12 năm 9 tháng ± 10 tháng. So với số liệu của các tác giả khác (phụ lục 1) như của Đỗ Hồng Cường [3], Nguyễn Thị Bích Ngọc [37] thì tuổi dậy thì cùa trẻ em nam trong nghiên cứu của chúng tôi đến sớm hơn.
3.1.1.2. Tuổi dậy thì của trẻ vị thành niên nữ
Bảng 3.2. Tuổi dậy thì của trẻ vị thành niên nữ Tuổi n Số trẻ đã dậy thì
Tuổi dậy thì (năm, tháng) SL Tỉ lệ (%)
11 60 36 60,00 11 năm 5 tháng ± 8 tháng 12 60 38 63,33 11 năm 11 tháng ± 11 tháng 13 60 54 90,00 12 năm 6 tháng ± 1 năm 14 60 60 100,00 12 năm 3 tháng ± 11 tháng 15 60 60 100,00 13 năm ± 1 năm 1 tháng 16 60 60 100,00 13 năm ± 1 năm 1 tháng 17 60 60 100,00 13 năm ± 1 năm 2 tháng TS 420 368 87,62 12 năm 5 tháng ± 1 năm
Số liệu trong bảng 3.2 cho thấy ở độ tuổi 11 đã có 60,00% trẻ nữ đã dậy thì.
Tỉ lệ trẻ nữ đã dậy thì tăng dần theo tuổi, đến 12 tuổi có 63,33%, đến 13 tuổi có 90,00% và đến 14 tuổi trở lên thì tất cả trẻ nữ đều đã dậy thì. Như vậy, phần lớn trẻ nữ dậy thì ở độ tuổi 11 - 12. So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Ngọc năm 2013 (tuổi dậy thì của các em nữ dân tộc Kinh bắt đầu từ lúc 11 tuổi và đến 16 tuổi tất cả đã dậy thì), thì các em nữ trong nghiên cứu của chúng tôi dậy thì sớm hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi còn cho thấy tuổi dậy thì trung bình của trẻ vị thành niên nữ ở huyện Sóc Sơn là 12 năm 5 tháng ± 1 năm.
So sánh kết quả nghiên cứu về tuổi dậy thì của trẻ vị thành niên nam và nữ ở huyện Sóc Sơn cho thấy nam dậy thì muộn hơn so với nữ khoảng 1 năm. Kết quả này phù hợp với kết luận trong nghiên cứu của Cao Quốc Việt và cs [51].
So với số liệu của các tác giả khác (phụ lục 1) như của Taner [58], Đinh Kỷ và Cao Quốc Việt [22], Đào Huy Khuê [21], Đỗ Hồng Cường [3], Nguyễn Thị Bích Ngọc [37] thì tuổi dậy thì cùa trẻ em nữ trong nghiên cứu của chúng tôi đến sớm hơn.
Hình 3.1. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ trẻ vị thành niên đã dậy thì theo tuổi
Qua phân tích ở trên cho thấy tuổi dậy thì của trẻ vị thành niên cả nam và nữ ở huyện Sóc Sơn đến sớm hơn so với trẻ em trong các nghiên cứu trước đây của các tác giả khác. Điều này theo chúng tôi ngoài các yếu tố về di truyền, giới tính còn do điều kiện sinh hoạt, chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn, chế độ dinh dưỡng được đảm bảo hơn, bên cạnh đó việc tiếp cận các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, ti vi, internet, sinh hoạt cộng đồng,… cũng phần nào tác động đến việc dậy thì sớm của các em.
3.1.2. Thời gian chu kì kinh nguyệt của trẻ vị thành niên
Kỳ kinh nguyệt đầu tiên là dấu hiệu kịch tính và khái quát nhất về một vai trò mới của bé gái. Sau đó, mỗi tháng thường xuất hiện hiện tượng hành kinh một lần.
Thời gian giữa hai lần kinh nguyệt liền kề được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt được tính bằng khoảng thời gian giữa ngày chảy máu đầu tiên của chu kì kinh nguyệt này với ngày chảy máu đầu tiên của chu kỳ kế tiếp. Kết qủa nghiên cứu ở trẻ vị thành niên huyện Sóc Sơn được trình bày trong bảng 3.3.
Bảng 3.3. Thời gian chu kì kinh nguyệt của trẻ vị thành niên
Tuổi n
Thời gian chu kì kinh nguyệt (ngày) (X ± SD)
X 1 -X 2
Ngắn nhất Dài nhất
11 36 28,24 ± 3,36 32,26 ± 6,11 4,02
12 34 28,00 ± 2,57 31,74 ± 5,87 3,74
13 54 28,08 ± 4,15 31,82 ± 4,90 3,74
14 60 28,82 ± 3,01 32,55 ± 4,47 3,73
15 59 28,17 ± 4,42 31,89 ± 6,10 3,72
16 60 27,81 ± 2,73 30,97 ± 5,17 3,16
17 60 27,59 ± 4,48 30,36 ± 4,65 2,77
TS 363 28,10 ± 3,53 31,66 ± 5,32 3,55
Kết qủa nghiên cứu ở trẻ vị thành niên huyện Sóc Sơn (bảng 3.3) cho thấy, thời gian chu kì kinh nguyệt của các em dao động từ 28,10 ngày đến 31,66 ngày, chênh lệch trung bình 3,55 ngày. Mức chênh lệch chu kì kinh nguyệt ngắn nhất và dài nhất của các em nữ chênh lệch từ 2,77 - 4,02 ngày. Mức chênh lệch chu kì kinh nguyệt ngắn nhất và dài nhất của các em nữ giảm dần theo tuổi. Ở độ tuổi 11 chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất là 28,24 ngày và dài nhất là 32,26 ngày, chênh lệch 4,02 ngày. Đến 17 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất là 27,59 ngày và dài nhất là 30,36 ngày, chênh lệch 2,77 ngày.
3.1.3. Số ngày hành kinh, mức độ tuần hoàn của chu kỳ kinh ở trẻ vị thành niên Số liệu trong bảng 3.4 cho thấy, số ngày hành kinh của các em dao động từ 4,98 đến 5,85 ngày, chênh lệch trung bình giữa số ngày hành kinh ngắn nhất và dài nhất là 0,87 ngày. Mức chênh lệch về số ngày hành kinh nhiều nhất ở lứa tuổi 11 là 1,33 ngày và 12 tuổi là 1,37 ngày, sau đó giảm dần sau mỗi lứa tuổi và đến 17 tuổi mức chênh lệch chỉ còn 0,40 ngày. Ở giai đoạn từ 11 - 13 tuổi, mức chênh lệch về số ngày hành kinh khá cao chứng tỏ ở giai đoạn này, kinh nguyệt của các em chưa ổn định. Từ 15 tuổi trở đi, do các chức năng sinh lý sinh dục của các em đã tương
đối ổn định nên số ngày hành kinh cũng được ổn định hơn. Điều này phù hợp với nhận xét của một số tác giả khác [40], [47].
Bảng 3.4. Số ngày hành kinh của trẻ vị thành niên nữ Tuổi n
Số ngày hành kinh ở trẻ vị thành niên
(X ± SD) X 1 -X 2
Ngắn nhất Dài nhất
11 36 4,86 ± 1,25 6,19 ± 1,62 1,33
12 34 5,29 ± 1,51 6,66 ± 1,85 1,37
13 54 4,87 ± 1,44 5,96 ± 1,55 1,09
14 60 5,33 ± 1,62 6,14 ± 1,75 0,81
15 59 4,81 ± 1,29 5,36 ± 1,73 0,55
16 60 4,90 ± 1,26 5,42 ± 1,74 0,52
17 60 4,82 ± 1,24 5,22 ± 1,40 0,40
TS 363 4,98 ± 1,37 5,85 ± 1,66 0,87
3.2. Một số đặc điểm hình thái của trẻ vị thành niên