Một số đặc điểm hình thái của trẻ vị thành niên 1. Chiều cao của trẻ vị thành niên

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC VÀ THỂ LỰC CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Ở HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI (Trang 36 - 54)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

3.2. Một số đặc điểm hình thái của trẻ vị thành niên 1. Chiều cao của trẻ vị thành niên

3.2.1.1. Chiều cao của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính

Bảng 3.5. Chiều cao của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính Tuổi

Chiều cao của trẻ vị thành niên (cm)

X 1 -X 2 p (1-2)

Nam (1) Nữ (2)

n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng

11 60 147,33 ± 7,20 - 60 147,16 ± 7,90 - 0,17 >0,05 12 60 151,46 ± 7,13 4,11 60 151,47 ± 6,78 4,51 -0,01 >0,05 13 60 160,02 ± 7,64 8,56 60 154,64 ± 5,96 2,97 5,38 <0,05 14 60 165,80 ± 5,31 5,78 60 155,57 ± 4,59 0,93 10,23 <0.05 15 60 165,92 ± 4,87 0,12 60 156,30 ± 4,44 0,73 9,62 <0,05 16 60 166,68 ± 4,97 0,76 60 156,47 ± 5,16 0,17 10,21 <0,05 17 60 167,98 ± 4,91 1,30 60 156,73 ± 4,69 0,26 11,25 <0,05

Tăng trung bình /năm 3,44 1,60

Hình 3.2. Biểu đồ biểu diễn chiều cao của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính Chiều cao là một trong các chỉ số quan trọng trong việc đánh giá thể lực của con người. Nó thể hiện đặc điểm phát triển của từng cá thể theo lớp tuổi. Chiều cao phụ thuộc vào yếu tố di truyền và có thể thay đổi tốc độ phát triển tùy thuộc vào điều kiện sống và hoạt động của con người.

Kết quả nghiên cứu chiều cao của trẻ vị thành niên ở huyện Sóc Sơn (bảng 3.5 và hình 3.2) cho thấy, chiều cao của các em tăng khi tuổi tăng. Cụ thể là chiều cao của nam tăng từ 147,33 cm lúc 11 tuổi lên đến 167,98 cm lúc 17 tuổi, mỗi năm tăng trung bình 3,44cm; chiều cao của nữ tăng từ 147,16 cm lúc 11 tuổi lên đến 156,73 cm lúc 17 tuổi, mỗi năm tăng trung bình 1,60 cm. Như vậy, ở giai đoạn này, chiều cao của nam tăng nhanh và tăng nhiều hơn của nữ. Tuy nhiên, tốc độ tăng chiều cao của các em diễn ra không đồng đều theo độ tuổi và có thời điểm tăng nhảy vọt. Chiều cao của nam tăng nhanh trong giai đoạn từ 12 - 14 tuổi, tăng nhảy vọt lúc 12 - 13 tuổi (tăng 8,56 cm/năm), còn của nữ tăng nhanh từ 11 - 13 tuổi, tăng nhảy vọt lúc 11 - 12 tuổi (tăng 4,51 cm/năm). Trong cùng một độ tuổi, chiều cao của nam và nữ không giống nhau. Từ 11 - 12 tuổi, chiều cao của nam và của nữ tương đương nhau, còn từ 13 - 17 tuổi, chiều cao của nam lớn hơn của nữ với mức

chênh lệch ngày càng nhiều, từ 5,39 cm đến 11,25 cm (p<0,05). Vì vậy, trên đồ thị biểu diễn chiều cao của nam và nữ có điểm giao chéo tăng trưởng lúc 12 - 13 tuổi.

Sở dĩ có sự khác biệt về sự phát triển chiều cao giữa nam và nữ là do đặc điểm giới tính của các em. Ở giai đoạn này, cơ thể các em diễn ra quá trình dậy thì và theo quy luật sinh học, nữ thường dậy thì sớm hơn so với nam nên thời điểm tăng nhanh chiều cao của nữ cũng đến sớm hơn so với của nam.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao của trẻ vị thành niên phù hợp với nghiên cứu của Trần Thị Loan [29], của Nguyễn Thị Bích Ngọc [37] nhưng sớm hơn 1 - 2 năm so với số liệu của của “HSSH” [47], của Đào Huy Khuê [21], của Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [16], của Lê Ngọc Trọng [48], của Trần Thị Loan và Lê Thị Tám [31] (phụ lục 2).

So sánh với số liệu nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy chiều cao trẻ vị thành niên ở huyện Sóc Sơn ở các độ tuổi đều lớn hơn so với số liệu của Đào Huy Khuê [21], Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [16], Trần Thị Loan [29], Lê Ngọc Trọng [48], Trần Thị Loan và Lê Thị Tám [31] và của Nguyễn Thị Bích Ngọc [37] (phụ lục 2). Qua phân tích ở trên cho thấy, chiều cao của người Việt Nam có gia tăng theo thời gian, nhưng tốc độ gia tăng rất thấp, không đến 1cm/năm. Sự khác nhau về chiều cao của trẻ vị thành niên trong nghiên cứu của chúng tôi so với số liệu trong các công trình nghiên cứu trước đây có thể do nhiều nguyên nhân như đối tượng nghiên cứu thuộc các địa bàn khác nhau, điều kiện sống khác nhau và khuynh hướng tăng trưởng thế tục.

3.2.1.2. Chiều cao của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì

Kết quả nghiên cứu chiều cao của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì (bảng 3.6 và hình 3.3) cho thấy, chiều cao của các em nữ và nam đã và chưa dậy thì đều tăng liên tục theo tuổi. Cụ thể, chiều cao của nam chưa dậy thì lúc 11 tuổi là 147,30 cm và đến 13 tuổi là 156,00 cm, tăng trung bình 4,35 cm/năm, còn chiều cao của nam đã dậy thì lúc 11 tuổi là 147,45 cm đến 13 tuổi là 160,16 cm, tăng trung bình 6,36 cm/năm. Chiều cao của nữ chưa dậy thì lúc 11 tuổi là 144,08 cm và đến 13 tuổi là 150,83 cm, tăng trung bình 3,38 cm/năm, còn chiều cao của nữ đã dậy thì lúc 11 tuổi là 149,22 cm đến 13 tuổi là 155,06 cm, tăng trung bình 2,92 cm/năm.

Bảng 3.6. Chiều cao của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì Giới

tính Tuổi

Chiều cao của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì (cm) X 1 - X 2

p (1-2)

Chưa dậy thì Đã dậy thì

n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng

Nam

11 49 147,30 ± 6,93 - 11 147,45 ± 7,33 - -0,15 >0,05 12 10 151,26 ± 7,30 3,96 50 153.50 ± 6,20 6,05 -1,94 >0,05 13 2 156,00 ± 8,49 4,74 58 160,16 ± 7,65 6,66 -4,16 >0,05

Chung 61 119 6,36

Nữ

11 24 144,08 ± 8,05 - 36 149,22 ± 7,17 - -5,14 >0,05 12 22 140,50 ± 6,02 2,42 38 154,34 ± 5,44 5,12 -7,84 >0,05 13 6 150,83 ± 5,49 4,33 54 155,06 ± 5,90 0,72 -4,23 >0,05

Chung 52 3,38 128 2,92

Hình 3.3a. Chiều cao của nam đã và chưa dậy thì

Hình 3.3b. Chiều cao của nữ đã và chưa dậy thì Hình 3.3. Biểu đồ biểu diễn chiều cao của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi

đã và chưa dậy thì

Như vậy, trong cùng một độ tuổi, cùng một giới tính, trẻ em đã dậy thì đều cao hơn so với trẻ chưa dậy thì. Mức chênh lệch chiều cao của trẻ em nam đã và chưa dậy thì từ 0,15 - 4,16 cm, còn mức chênh lệch chiều cao của trẻ em nữ đã và chưa dậy thì từ 4,23 - 7,84 cm. Điều đó chứng tỏ ở cùng mộ độ tuổi, chiều cao của trẻ vị thành niên đã dậy thì lớn hơn so với trẻ chưa dậy thì, hay nói cách khác, trẻ đã dậy thì phát triển tốt hơn so với trẻ chưa dậy thì. Điều này có thể giải thích là do

trong giai đoạn dậy thì, các hoocmon sinh trưởng và hoocmon sinh dục tiết ra mạnh nhất làm chiều dài xương tăng nhanh, đặc biệt là sự dài ra của các xương ống. Sở dĩ có sự khác biệt về sự phát triển chiều cao giữa nam và nữ là do đặc điểm giới tính của các em. Ở giai đoạn này, cơ thể các em diễn ra quá trình dậy thì và theo quy luật sinh học, nữ thường dậy thì sớm hơn so với nam từ 1 - 2 năm kéo theo sự khác biệt về biến đổi hình thái giữa nam và nữ.

3.2.2. Khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên

3.2.2.1. Khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính

Cùng với chiều cao, khối lượng cơ thể cũng là một chỉ số cơ bản để đánh giá thể lực trong quá trình phát triển của cá thể.

Kết quả nghiên cứu khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên (bảng 3.7 và hình 3.4) cho thấy, khối lượng cơ thể của các em tăng liên tục theo tuổi. Cụ thể là khối lượng cơ thể của nam lúc 11 tuổi là 41,61 kg đến 17 tuổi là 54,28 kg tăng trung bình 2,11 kg/năm, khối lượng cơ thể của nữ lúc 11 tuổi là 38,88 kg đến 17 tuổi là 46,03 kg, tăng trung bình 1,02 kg/năm. Như vậy, khối lượng cơ thể của nam tăng nhanh hơn và nhiều hơn so với của nữ. Mức tăng khối lượng cơ thể của các em diễn ra không đồng đều giữa các lứa tuổi, ở nam tăng nhanh lúc 12 - 14 tuổi, tăng nhảy vọt lúc 13 - 14 tuổi (tăng 6,28 kg), ở nữ tăng nhanh lúc 11 - 13 tuổi, tăng nhảy vọt lúc 11 - 12 tuổi (tăng 3,07 kg). Thời điểm tăng nhảy vọt khối lượng cơ thể của nữ diễn ra sớm hơn so với của nam từ 1 - 2 năm. Như vậy, thời điểm tăng nhảy vọt khối lượng cơ thể của cả nam và của nữ diễn ra muộn hơn so với thời điểm tăng nhảy vọt về chiều cao. Sau thời điểm tăng nhảy vọt khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên vẫn tiếp tục tăng nhưng mức tăng không nhiều.

Nhìn chung, ở cùng một độ tuổi, khối lượng cơ thể của nam lớn hơn của nữ.

Với mức chênh lệch khá lớn, từ 2,92 - 8,61 kg (p < 0.05).

So sánh với số liệu của các tác giả khác (phụ lục 3) chúng tôi nhận thấy khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn so với số liệu của các tác giả khác như của Đoàn Yên [55] của Đào Huy Khuê [21], của Trần Thị Loan [29], của Lê Ngọc Trọng [48], và của Nguyễn Thị Bích Ngọc [37].

Bảng 3.7. Khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính

Tuổi

Khối lượng cơ thể (kg)

X 1 -X 2 p (1-2)

Nam (1) Nữ (2)

n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng

11 60 41,61 ± 8,53 - 60 38,88 ± 6,88 - 3,12 <0,05 12 60 42,08 ± 7,66 0,08 60 42,22 ± 7,05 3,07 0,13 >0,05 13 60 46,70 ± 7,10 4,62 60 44,63 ± 6,48 1,83 2,92 <0,05 14 60 52,98 ± 7,41 6,28 60 44,67 ± 4,87 0,79 8,41 <0,05 15 60 53,48 ± 7,71 0,50 60 44,87 ± 4,48 0,30 8,61 <0,05 16 60 53,77 ± 7,05 0,29 60 45,95 ± 4,81 1,08 7,82 <0,05 17 60 54,28 ± 7,48 0,51 60 46,03 ± 4,33 0,08 8,25 <0,05

Tăng trung bình /năm 2,11 1,02

Hình 3.4. Biểu đồ biểu diễn khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính

Điều đó chứng tỏ khối lượng cơ thể của người Việt Nam có gia tăng theo thời gian, nhưng tốc độ gia tăng rất thấp, khoảng 0,5 - 1 kg/năm. Điều này cũng được giải thích bằng sự cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội ở nước ta trong thời gian

gần đây. Do điều kiện sống, đặc biệt là chế độ dinh dưỡng tốt hơn đã ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ em.

3.2.2.2. Khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì

Bảng 3.8. Khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì Giới

tính Tuổi

Khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên (kg)

X 1 -X 2 p (1-2)

Chưa dậy thì Đã dậy thì

n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng

Nam

11 49 41,50 ± 7,75 - 11 42,10 ± 8,76 - -0,60 >0,05 12 10 41,70 ± 7,04 0,2 50 42,16 ± 9,50 0,06 -0,46 >0,05 13 2 38,00 ± 2,83 -3,7 58 47,00 ± 9,10 3,12 -9,00 <0,05

Chung 61 -1,75 119 1,59

Nữ

11 24 36,25 ± 6,27 - 36 40,64 ± 6,80 - -4,39 <0,05 12 22 41,00 ± 2,10 0,25 38 44,09 ± 6,73 3,45 -3,09 <0,05 13 6 36,50 ± 3,67 -4,5 54 45,53 ± 7,70 1,44 -9,03 <0,05

Chung 52 -2,38 128 2,45

So sánh khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì (bảng 3.8 và hình 3.5) cho thấy, khối lượng cơ thể của nam chưa dậy thì lúc 11 tuổi là 41,50 kg lên 13 tuổi là 38,00 kg, tăng trung bình 1,75 kg/năm, khối lượng cơ thể của nữ chưa dậy thì lúc 11 tuổi là 36,25 kg lên 13 tuổi là 36,50 kg, tăng trung bình 2,38 kg/năm; khối lượng cơ thể của nam đã dậy thì lúc 11 tuổi là 42,10 kg lên 13 tuổi là 47,00 kg, tăng trung bình 1,59 kg/năm, khối lượng cơ thể của nữ đã dậy thì lúc 11 tuổi là 40,64 kg lên 13 tuổi là 45,53 kg, tăng trung bình 2,45 kg/năm.

Nhìn chung, trong cùng một độ tuổi, cùng một giới tính, khối lượng cơ thể của trẻ đã dậy thì đều vượt trội hơn so với của trẻ chưa dậy thì, với mức chênh lệch đáng kể (p<0,05). Kết quả này phù hợp với nhận xét của Phan Thị Sang [40]. Tuy nhiên, tốc độ tăng khối lượng cơ thể của các em diễn ra không đồng đều theo độ tuổi. Sự phát triển cân nặng của trẻ vị thành niên như vậy diễn ra theo như quy luật chung.

Hình 3.5a. Khối lượng cơ thể của trẻ nam đã và chưa dậy thì

Hình 3.5b. Khối lượng của trẻ nữ đã và chưa dậy thì

Hình 3.5. Biểu đồ biểu diễn khối lượng cơ thể của trẻ vị thành niên 11-13 tuổi đã và chưa dậy thì

3.2.3. Vòng ngực trung bình của trẻ vị thành niên

3.2.3.1. Vòng ngực trung bình của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính

Kết quả nghiên cứu vòng ngực trung bình của trẻ vị thành niên (bảng 3.9 và hình 3.6) cho thấy, vòng ngực trung bình của các em tăng dần theo tuổi. Lúc 11 tuổi, vòng ngực của nam là 69,95 cm và lúc 17 tuổi là 79,78 cm, mỗi năm tăng trung bình 1,63 cm và của nữ lúc 11 tuổi là 67,21 cm tăng đến 74,62 cm lúc 17 tuổi, mỗi năm tăng trung bình 1,24 cm. Như vậy, ở giai đoạn này, vòng ngực của nam tăng nhanh hơn và tăng nhiều hơn của nữ. Mặc dù vòng ngực của trẻ vị thành niên tăng dần theo tuổi nhưng tốc độ tăng diễn ra không đồng đều ở các độ tuổi. Trong đó, vòng ngực của nam tăng nhanh trong giai đoạn từ 12 - 14 tuổi, tăng nhảy vọt lúc 12 - 13 tuổi (tăng 3,32 cm/năm), còn của nữ tăng nhanh trong giai đoạn 11 - 13 tuổi, tăng nhảy vọt lúc 12 - 13 tuổi (tăng 2,53 cm/năm). Ở cùng một độ tuổi, vòng ngực của nam luôn lớn hơn của nữ với mức chênh lệch khá lớn, từ 2,69 - 5,92 cm với p<0,05.

So sánh với số liệu của các tác giả khác (phụ lục 4) cho thấy vòng ngực của trẻ vị thành niên nam trong nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn so với số liệu của Đào Huy Khuê [21], của Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [15], của Trần Thị Loan và Lê Thị Tám [31], của Nguyễn Thị Bích Ngọc [37], nhưng lại nhỏ hơn so với số liệu của

của Trần Thị Loan [29]. Qua phân tích ở trên cho thấy, vòng ngực của người Việt Nam có gia tăng trong những năm gần đây nhưng mức gia tăng cũng rất ít.

Bảng 3.9. Vòng ngực trung bình của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính

Tuổi

Vòng ngực trung bình của trẻ vị thành niên (cm)

X 1 -X 2 p (1-2)

Nam (1) Nữ (2)

n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng

11 60 69,95 ± 6,44 - 60 67,21 ± 6,10 - 2,74 <0,05 12 60 71,24 ± 4,28 1,29 60 68,54 ± 4,46 1,33 2,70 <0,05 13 60 73,76 ± 5,33 2,52 60 71,07 ± 5,37 2,53 2,69 <0,05 14 60 77,08 ± 5,36 3,32 60 71,78 ± 4,91 0,71 5,30 <0,05 15 60 78,28 ± 4,98 1,20 60 72,83 ± 3,87 1,05 5,45 <0,05 16 60 79,59 ± 5,08 1,31 60 73,67 ± 5,16 0,84 5,92 <0,05 17 60 79,78 ± 6,01 0,19 60 74,62 ± 5,48 0,95 5,15 <0,05

Tăng trung bình/năm 1,63 1,24

Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn vòng ngực trung bình của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính

3.2.3.2. So sánh vòng ngực trung bình của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì

Bảng 3.10. Vòng ngực trung bình của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì

Giới

tính Tuổi

Vòng ngực trung bình (cm)

X 1 -X 2 p (1-2)

Chưa dậy thì Đã dậy thì

n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng

Nam

11 49 69,83 ± 6,76 - 11 70,50 ± 4,74 - -0,67 >0,05 12 10 68,55 ± 7,28 1,28 50 71,78 ± 8,37 1,28 -3,23 >0,05 13 2 69,75 ± 3,89 1,2 58 74,57 ± 5,33 2,79 -4,82 >0,05

Chung 61 1,24 119 2,04

Nữ

11 24 65,77 ± 8,09 - 36 68,17 ± 4,17 - -2,40 >0,05 12 22 65,25 ± 3,13 0,52 38 70,45 ± 7,12 2,28 -5,20 >0,05 13 6 68,08 ± 6,08 2,83 54 71,40 ± 5,25 0,95 -3,32 >0,05

Hình 3.7a. Vòng ngực của nam đã và chưa dậy thì

Hình 3.7b. Vòng ngực của nữ đã và chưa dậy thì

Hình 3.7. Biểu đồ biểu diễn vòng ngực trung bình của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì

So sánh vòng ngực của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì (bảng 3.10) cho thấy, vòng ngực trung bình của các em nữ và nam đã và chưa dậy thì vẫn tiếp tục tăng. Cụ thể là vòng ngực của nam chưa dậy thì lúc 11 tuổi là 69,83 cm đến 13 tuổi là 69,75 cm tăng trung bình 1,24 cm/năm. Vòng ngực trung bình của nữ chưa dậy thì lúc 11 tuổi là 65,77 cm đến 13 tuổi là 68,08 cm, tăng trung bình 1,16 cm/năm;

của nam đã dậy thì lúc 11 tuổi là 70,50 cm lên 13 tuổi là 74,57 cm, tăng trung bình

2,04 cm/năm, vòng ngực trung bình của nữ đã dậy thì lúc 11 tuổi là 68,17 cm lên 13 tuổi là 71,40 cm, tăng trung bình 1,62 cm/năm.

Trong cùng một độ tuổi, cùng một giới tính, vòng ngực trung bình của trẻ vị thành niên đã dậy thì đều cao hơn chưa dậy thì. Điều đó chứng tỏ những trẻ vị thành niên đã dậy thì phát triển tốt hơn so với trẻ chưa dậy thì. Những điều này được giải thích tương tự như sự phát triển về cân nặng của trẻ ở giai đoạn dậy thì, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là quá trình đồng hóa các chất diễn ra mạnh mẽ làm tăng khối cơ ngực đồng thời nhu cầu oxi tăng. Vì vậy, lồng ngực của các em ở rộng.

3.2.4. Vòng bụng của trẻ vị thành niên

3.2.4.1. Vòng bụng của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính

Bảng 3.11. Vòng bụng của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính

Tuổi

Vòng bụng của trẻ vị thành niên (cm)

X 1 -X 2 p (1-2)

Nam (1) Nữ (2)

n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng

11 60 66,36 ± 8,38 - 60 64,17 ± 6,86 - 1,28 >0,05 12 60 66,73 ± 8,59 0,37 60 65,19 ± 7,50 1,02 1,54 >0,05 13 60 68,25 ± 6,83 1,52 60 66,70 ± 5,40 1,51 1,55 >0,05 14 60 71,05 ± 6,55 2,80 60 66,80 ± 5,53 0,10 4,25 <0,05 15 60 72,35 ± 7,37 0,30 60 66,87 ± 4,35 0,07 5,48 <0,05 16 60 72,42 ± 5,38 0,07 60 67,92 ± 5,52 1,05 4,50 <0,05 17 60 73,03 ± 8,00 0,61 60 67,97 ± 4,69 0,05 5,06 <0,05

Tăng trung bình/năm 1,26 0,63

Kết quả nghiên cứu về vòng bụng của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính (bảng 3.11 và hình 3.8) cho thấy, vòng bụng của các em tăng liên tục từ 11 đến 17 tuổi. Ở nam, vòng bụng tăng dần từ 11 tuổi (66,36 cm) đến 17 tuổi (73,03 cm). Ở

nữ, vòng bụng cũng tăng dần từ 11 tuổi (64,17 cm) đến 17 tuổi (67,97 cm). Như vậy, trung bình mỗi năm vòng bụng của nam tăng 1,26 cm và của nữ tăng 0,63 cm.

Trong cùng một độ tuổi, vòng bụng của nam đều lớn hơn của nữ nhưng mức chênh lệch chỉ đủ lớn ở giai đoạn 14 - 17 tuổi (mức chênh lệch 4,50 - 5,48 cm với

(p<0,05), còn ở giai đoạn 11 - 13 tuổi mức chênh lệch không đủ lớn (mức chênh lệch 1,73 - 2,23 cm với p>0,05).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy vòng bụng của các em lớn hơn nhiều so với của Đào Huy Khuê [27]. Trong cuốn “Các giá trị sinh học người Việt Nam bình thường thập kỷ 90 - thế kỷ XX” [48] các tác giả cũng có nhận xét là trong cùng một độ tuổi, vòng bụng của nam cũng như của nữ khác nhau khá nhiều nên độ lệch chuẩn (SD) rất lớn.

Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn vòng bụng của trẻ vị thành niên theo tuổi 3.2.4.2. So sánh vòng bụng của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì

Số liệu ở bảng 3.12 cho thấy, vòng bụng của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì vẫn tăng theo tuổi. Vòng bụng của nam chưa dậy thì lúc 11 tuổi là 65,20 cm đến 13 tuổi là 66,50 cm, tăng trung bình 0,65 cm/năm, vòng bụng của nữ chưa dậy thì lúc 11 tuổi là 63,71 cm đến 13 tuổi là 65,76 cm, tăng trung bình 1,03 cm/năm. Vòng bụng của nam đã dậy thì lúc 11 tuổi là 66,59 cm lên 13 tuổi là 68,31 cm, mỗi năm tăng trung bình 0,86 cm, vòng bụng của nữ đã dậy thì lúc lúc 11 tuổi là 64,47 cm lên 13 tuổi là 66,80 cm, tăng trung bình 1,17 cm/năm. Trong cùng một độ tuổi, cùng một giới tính, vòng bụng trẻ vị thành niên đã dậy thì đều cao hơn so với trẻ chưa dậy thì, nhưng mức chênh lệch không lớn, chỉ khoảng 0,76 - 1,81 cm (p>0,05).

Bảng 3.12. Vòng bụng của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì Giới

tính Tuổi

Vòng bụng của trẻ vị thành niên (cm)

X 1 -X 2 p (1-2) Chưa dậy thì Đã dậy thì

n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng

Nam

11 49 65,20 ± 4,49 - 11 66,59 ± 5,99 - -1,39 >0,05 12 10 65,90 ± 6,94 0,7 50 66,90 ± 4,93 0,31 -1,00 >0,05 13 2 66,50 ± 2,12 0,6 58 68,31 ± 4,93 1,41 -1,81 >0,05 Chun

g 61 0,65 119 0,86

Nữ

11 24 63,71 ± 4,94 - 36 64,47 ± 6,16 - -0,76 >0,05 12 22 64,29 ± 5,42 0,58 38 65,71 ± 4,03 1,24 -1,42 >0,05 13 6 65,76 ± 3,02 1,47 54 66,80 ± 5,69 1,09 -1,04 >0,05 Chun

g 52 1,03 128 1,17

Hình 3.9a. Vòng bụng nam

đã và chưa dậy thì Hình 3.9b. Vòng bụng nữ đã và chưa dậy thì

Hình 3.9. Biểu đồ biểu diễn vòng bụng của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì

3.2.5. Vòng mông của trẻ vị thành niên

3.2.5.1. Vòng mông của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính

Bảng 3.13. Vòng mông của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính Vòng mông của trẻ vị thành niên(cm)

p

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ SINH DỤC VÀ THỂ LỰC CỦA TRẺ VỊ THÀNH NIÊN Ở HUYỆN SÓC SƠN, HÀ NỘI (Trang 36 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w