KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.4. Đặc điểm sinh lý của hệ hô hấp và tuần hoàn của trẻ vị thành niên 1. Tần số thở của trẻ vị thành niên
Các thông số thở là đại lượng đo chức năng của bộ máy hô hấp được hình thành từ hai nhóm là các thể tích khí và tần số thở. Kết quả nghiên cứu về tần số thở của trẻ vị thành niên được trình bày trong bảng 3.23 và 3.26.
Kết quả nghiên cứu tần số thở của trẻ vị thành niên (bảng 3.23) cho thấy tần số thở của trẻ giảm dần theo tuổi. Cụ thể là tần số thở của trẻ nam giảm từ 23,20 lần/phút lúc 11 tuổi xuống 18,25 lần/phút lúc 17 tuổi, trung bình mỗi năm giảm 0,83
lần/phút. Tần số thở của trẻ nữ giảm từ 23,30 lần/phút lúc 11 tuổi xuống 18,98 lần/phút lúc 17 tuổi, trung bình mỗi năm giảm 0,61 lần/phút. Trong cùng một độ tuổi, tần số thở của trẻ nam thấp hơn của trẻ nữ với mức chênh lệch khá lớn, từ 0,63 - 1,08 lần/phút (p<0,05), trừ ở độ tuổi 11 và 13 (chênh lệch 0,17 - 0,23 lần/phút với p>0,05). Kết quả này phù hợp với nhận xét của một số tác giả khác [29], [37].
Bảng 3.23. Tần số thở của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Tuổi
Tần số thở của trẻ vị thành niên(lần/phút)
X 1 -X 2 p (1-2)
Nam (1) Nữ (2)
n X ± SD Giảm n X ± SD Giảm
11 60 23,20 ± 1,71 - 60 22,97 ± 1,83 - 0,23 >0,05 12 60 22,93 ± 1,51 -0,27 60 22,30 ± 1,82 -0,67 0,63 <0,05 13 60 20,62 ± 1,41 -2,31 60 20,45 ± 1,19 -1,85 0,17 >0,05 14 60 20,03 ± 1,55 -0,59 60 20,28 ± 1,01 -0,17 -0,25 <0,05 15 60 19,00 ± 1,47 -1,03 60 20,08 ± 1,62 -0,20 -1,08 <0,05 16 60 18,47 ± 1,26 -0,53 60 19,35 ± 1,72 -0,73 -0,88 <0,05 17 60 18,25 ± 1,98 -0,22 60 18,98 ± 1,28 -0,63 -0,73 <0,05
Giảm trung bình/năm -0,83 -0,61
Hình 3.22. Biểu đồ biểu diễn tần số thở của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
3.4.2. So sánh tần số thở của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì
Bảng 3.24.. Tần số thở của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì Tình trạng Tuổi
Tần số thở của trẻ vị thành niên(lần/phút)
X 1 -X 2 p (1-2) Chưa dậy thì Đã dậy thì
n X ± SD Giảm n X ± SD Giảm
Nam
11 49 23,51 ± 1,46 - 11 21,80 ± 1,88 - 1,71 <0,05 12 10 22,10 ± 1,41 1,41 50 20,90 ± 1,45 0,90 1,20 <0,05 13 2 22,00 ± 1,83 0,10 58 20,57 ± 1,54 0,33 1,42 <0,05 Chun
g 61 0,76 119 0,62
Nữ
11 24 24,38 ± 1,65 - 36 22,03 ± 1,30 - 2,35 <0,05 12 22 23,59 ± 1,89 0,79 38 21,55 ± 1,69 0,48 2,04 <0,05 13 6 23,00 ± 1,34 0,59 54 20,17 ± 1,74 1,38 2,83 <0,05 Chun
g 52 0,69 128 0,93
Số liệu ở bảng 3.24 cho thấy, từ 11 đến 13 tuổi, tần số thở của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì đều giảm khi tuổi tăng nhưng mức giảm không giống nhau. Cụ thể là tần số thở của nam chưa dậy thì giảm từ 23,51 lần/phút xuống còn 22,00 lần/phút với tốc độ giảm trung bình mỗi năm là 0,76 lần/phút và đã dậy thì giảm từ 21,80 lần/phút xuống còn 20,57 lần/phút với tốc độ giảm trung bình mỗi năm là 0,62 lần/phút. Tần số thở của nữ chưa dậy thì giảm từ 24,38 lần/phút xuống còn 23,00 lần/phút với tốc độ giảm trung bình mỗi năm là 0,69 lần/phút và đã dậy thì giảm từ 22,03 lần/phút xuống còn 20,17 lần/phút với tốc độ giảm trung bình mỗi năm là 0,93 lần/phút. Trong cùng một độ tuổi, cùng một giới tính, tần số thở của trẻ vị thành niên đã dậy thì đều thấp hơn so với chưa dậy thì với mức chênh lệch khá lớn ở nữ, chênh lệch 2,04 - 2,83 lần/phút và ở nam chênh lệch 1,20 - 1,71 lần/phút (p<0,05)
3.4.2. Tần số tim của trẻ vị thành niên 3.4.2.1. Tần số tim của trẻ vị thành niên
Kết quả nghiên cứu tần số tim của trẻ vị thành niên (bảng 3.25) cho thấy, tần số tim của trẻ vị thành niên giảm dần theo tuổi. Từ 11 - 17 tuổi, tần số tim của nam giảm trung bình 1,40 nhịp/năm và của nữ giảm trung bình 1,30 nhịp/năm. Tốc độ
giảm tần số tim của các em không đều, dao động từ 0,30 - 3,20 nhịp/năm đối với nam và 0,52 - 2,46 nhịp/năm đối với nữ. Tần số tim của nam giảm nhanh nhất lúc 12 - 14 tuổi và của nữ lúc 11 - 13 tuổi. Sau thời điểm này, tốc độ giảm tần số tim của các em không nhiều.
Bảng 3.25. Tần số tim của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính Tuổi
Tần số timcủa trẻ vị thành niên (lần/phút)
X 1 -X 2 p (1-2)
Nam (1) Nữ (2)
n X ± SD Giảm n X ± SD Giảm
11 60 82,80 ± 3,34 - 60 83,47 ± 4,80 - -0,67 >0,05 12 60 81,10 ± 2,13 -1,70 60 81,01 ± 3,71 -2,46 0,09 >0,05 13 60 77,90 ± 2,89 -3,20 60 79,15 ± 4,13 -1,86 -1,25 >0,05 14 60 76,83 ± 3,33 -1,07 60 78,63 ± 3,48 -0,52 -1,80 >0,05 15 60 76,53 ± 3,38 -0,30 60 77,27 ± 2,41 -1,36 -0,74 >0,05 16 60 75,18 ± 4,91 -1,35 60 76,48 ± 3,98 -0,79 -1,30 >0,05 17 60 74,43 ± 3,94 -0,75 60 75,67 ± 4,50 -0,81 -1,24 >0,05
Giảm trung bình/năm -1,40 -1,30
Hình 3.23. Biểu đồ biểu diễn tần số tim của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Khi so sánh với kết quả nghiên cứu của một số tác giả, tần số tim của trẻ vị thành niên trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với số liệu của Đoàn Yên [54], Trần Thị Loan [28] và Đỗ Hồng Cường [4] (Phụ lục 8).
Sở dĩ tần số tim của trẻ vị thành niên giảm dần khi tuổi càng tăng là do trong quá trình phát triển cá thể của các em, tim phát triển cả cấu trúc lẫn chức năng theo hướng buồng tim ngày càng to, cơ tim ngày càng khỏe. Kết quả là thể tích co tim ngày càng lớn nên tần số tim giảm. Nhìn chung, ở hầu hết các lứa tuổi, tần số tim của nữ luôn cao hơn so với nam. Điều này phù hợp với kết nhận xét của Đoàn Yên [54], Trần Thị Loan [28] và Đỗ Hồng Cường [4].
3.4.2.2. So sánh tần số tim của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì
Bảng 3.26. Tần số tim của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì Tình
trạng Tuổi
Tần số tim của trẻ vị thành niên(lần/phút)
X 1 -X 2 p (1-2)
Chưa dậy thì Đã dậy thì
n X ± SD Giảm n X ± SD Giảm
Nam
11 49 83,02 ± 4,55 - 11 81,80 ± 3,16 - 1,22 >0,05 12 10 82,20 ± 2,35 0,82 50 80,88 ± 5,47 0,92 1,32 >0,05 13 2 82,00 ± 3,07 0,20 58 77,76 ± 4,42 3,12 4,24 <0,05
Chung 61 0,51 119 2,02
Nữ
11 24 85,04 ± 3,98 - 36 82,42 ± 3,28 - 2,62 <0,05 12 22 84,18 ± 4,35 0,86 38 79,18 ± 3,59 3,24 5,00 <0,05 13 6 83,00 ± 3,02 1,18 54 78,72 ± 4,35 0,46 4,28 <0,05
Chung 52 1,02 128 1,85
Kết quả nghiên cứu tần số tim của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì (bảng 3.26) cho thấy, tần số tim của trẻ vị thành niên từ 11 đến 13 tuổi đã và chưa dậy thì vẫn tiếp tục giảm. Từ 11 đến 13 tuổi, tần số tim của nam chưa dậy thì giảm từ 83,02 nhịp/phút xuống còn 82,00 nhịp/phút, mỗi năm giảm trung bình 0,51 nhịp/phút, và của nam đã dậy thì giảm từ 81,80 nhịp/phút xuống còn 77,76 nhịp/phút, mỗi năm giảm trung bình 2,02 nhịp/phút. Tần số tim của nữ chưa dậy thì giảm từ 85,04
nhịp/phút xuống còn 83,00 nhịp/phút, mỗi năm giảm trung bình 1,02 nhịp/phút và của nữ đã dậy thì giảm từ 82,42 nhịp/phút xuống còn 78,72 nhịp/phút, mỗi năm giảm trung bình 1,85 nhịp/phút. Ở cả nam và nữ, trong cùng một độ tuổi, tần số tim của trẻ đã dậy thì đều thấp hơn so với của trẻ chưa dậy thì chứng tỏ ở trẻ đã dậy thì, hoạt động của hệ tuần hoàn đã ổn định hơn.
3.4.3. Huyết áp của trẻ vị thành niên
3.4.3.1. Huyết áp tối đa của trẻ vị thành niên
Bảng 3.27. Huyết áp tối đa của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Tuổi
Huyết áp tối đa của trẻ vị thành niên (mmHg)
X 1 -X 2 p (1-2)
Nam (1) Nữ (2)
n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng
11 60 96,96 ± 5,06 - 60 100,08 ± 5,00 - -3,12 >0,05 12 60 100,58 ± 6,14 3,62 60 101,37 ± 4,84 1,29 -0,79 >0,05 13 60 101,89 ± 5,77 1,31 60 105,42 ± 7,52 4,05 -3,53 >0,05 14 60 105,98 ± 4,24 4,09 60 107,09 ± 6,31 1,67 -1,11 >0,05 15 60 108,32 ± 7,33 2,32 60 109,17 ± 7,14 2,08 -0,85 >0,05 16 60 110,43 ± 7,15 2,11 60 111,00 ± 7,79 1,83 -0,57 >0,05 17 60 111,80 ± 4,63 1,31 60 112,08 ± 4,93 1,08 -0,28 >0,05
Tăng trung bình/năm 2,46 2,00
Các số liệu ở bảng 3.27 cho thấy huyết áp tối đa của trẻ vị thành niên đều tăng dần từ 11 - 17 tuổi. Mức tăng trung bình/năm là 2,46 mmHg đối với nam và 2,00 mmHg đối với nữ. Thời điểm tăng nhanh huyết áp tối đa của nữ (lúc 12 - 13 tuổi) sớm hơn so với nam (lúc 13 - 14 tuổi) khoảng 1 năm. Trong cùng một độ tuổi huyết áp tối đa của nữ luôn cao hơn của nam nhưng mức chênh lệch không lớn , chỉ khoảng 0,28 - 3,53 mmHg (p < 0,05). Kết luận này phù hợp với nhận xét của các tác giả Đoàn Yên [54], Trần Thị Loan [27] (Phụ lục 9).
Hình 3.24. Biểu đồ biểu diễn huyết áp tối đa của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
3.4.3.2. Huyết áp tối thiểu của trẻ vị thành niên
Bảng 3.28. Huyết áp tối thiểu của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Tuổi
Huyết áp tối thiểu của trẻ vị thành niên(mmHg)
X 1 -X 2 p (1-2)
Nam (1) Nữ (2)
n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng
11 60 58,32 ± 3,94 - 60 60,75 ± 6,25 - -2,43 <0,05 12 60 62,12 ± 3,16 3,80 60 63,25 ± 5,34 2,50 -1,13 >0,05 13 60 64,63 ± 4,43 2,51 60 67,33 ± 6,88 4,08 -2,70 <0,05 14 60 67,58 ± 3,97 2,95 60 69,03 ± 4,06 1,70 -1,45 <0,05 15 60 69,78 ± 4,11 2,20 60 70,23 ± 5,38 1,20 -0,45 >0,05 16 60 70,88 ± 3,46 1,10 60 71,90 ± 7,11 1,67 -1,02 >0,05 17 60 71,05 ± 2,38 0,17 60 72,48 ± 6,89 0,58 -1,43 >0,05
Tăng trung bình/năm 2,12 1,96
Hình 3.25. Biểu đồ biểu diễn huyết áp tối thiểu của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Các số liệu trong bảng 3.28 cho thấy huyết áp tối thiểu của trẻ vị thành niên đều tăng dần từ 11 - 17 tuổi. Mức tăng trung bình/năm là 2,12 mmHg đối với nam và 1,96 mmHg đối với nữ. Thời điểm tăng nhanh huyết áp tối thiểu của nữ (lúc 12 - 13 tuổi) sớm hơn so với nam (lúc 13 - 14 tuổi) khoảng 1 năm. Trong cùng một độ tuổi huyết áp tối thiểu của nữ luôn cao hơn của nam. Kết quả này phù hợp với nhận xét của các tác giả Đoàn Yên [54], Trần Thị Loan [27], Nguyễn Văn Mùi (theo [27]) (Phụ lục 9).
3.4.3.3. So sánh huyết áp của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì
So sánh huyết áp tối đa giữa trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì ở bảng 3.29 cho thấy, từ 11 đến 13 tuổi, huyết áp tối đa của các em nữ và nam đã và chưa dậy thì vẫn tăng liên tục. Mức tăng trung bình hàng năm huyết áp tối đa của nam chưa dậy thì là 1,12 mmHg và đã dậy thì là 0,99 mmHg, của nữ chưa dậy thì là 1,75 mmHg và đã dậy thì là 2,14 mmHg.
Bảng 3.29. Huyết áp tối đa của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì Tình
trạng Tuổi
Huyết áp tối đa của trẻ vị thành niên (mmHg)
X 1 -X 2 p (1-2)
Chưa dậy thì Đã dậy thì
n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng
Nam
11 49 96,27 ± 5,89 - 11 100,04 ± 6,06 - -3,77 >0,05 12 10 97,40 ± 6,95 1,13 50 101,22 ± 5,05 1,18 -3,83 >0,05 13 2 98,50 ± 5,61 1,10 58 102,01 ± 5,56 0,79 -3,51 >0,05
Chung 61 1,12 119 0,99
Nữ
11 24 98,00 ± 4,45 - 36 101,47 ± 5,38 - -3,74 <0,05 12 22 99,86 ± 5,05 0,86 38 102,24 ± 5,26 0,77 -2,38 >0,05 13 6 102,50 ± 6,18 2,64 54 105,74 ± 7,27 3,50 -3,24 >0,05
Chung 52 1,75 128 2,14
Bảng 3.30. Huyết áp tối thiểu của trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì Tình
trạng Tuổi
Huyết áp tối thiểu (mmHg)
X 1 -X 2 p (1-2)
Chưa dậy thì Đã dậy thì
n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng
Nam
11 49 57,70 ± 6,36 - 11 61,10 ± 7,74 - -3,40 >0,05 12 10 59,41 ± 7,94 1,71 50 62,66 ± 6,52 1,56 -3,25 >0,05 13 2 60,96 ± 7,07 1,55 58 64,76 ± 5,52 2,10 -3,8 >0,05
Chung 61 1,63 119 1,83
Nữ
11 24 58,22 ± 8,32 - 36 62,44 ± 7,74 - -4,22 >0,05 12 22 61,01 ± 4,74 2,79 38 64,55 ± 5,12 2,11 -3,54 >0,05 13 6 62,45 ± 8,02 1,44 54 67,87 ± 6,02 3,32 -5,42 >0,05
Chung 52 2,12 128 2,72
So sánh huyết áp tối thiểu giữa trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì ở bảng 3.30 cho thấy, mức tăng trung bình hàng năm huyết áp tối thiểu của nam chưa dậy thì là 1,63 mmHg và đã dậy thì là 1,83 mmHg, của nữ chưa dậy thì là 2,12 mmHg và đã dậy thì là 2,72 mmHg. Trong cùng một độ tuổi, ở nam cũng như nữ, tuổi huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu của trẻ đã dậy thì đều cao hơn so với trẻ chưa
dậy thì. Điều này có liên quan đến sự biến đổi về cấu trúc hệ tim mạch trong quá trình phát triển cá thể của trẻ em ở thời kì dậy thì.
So sánh với các nghiên cứu của các tác giả Đoàn Yên [49], Trần Thị Loan [27], Nguyễn Văn Mùi (theo [27]) cho thấy, huyết áp tối đa và huyết áp tối thiểu của trẻ vị thành niên trong nghiên cứu của chúng tôi có giá trị tương đương. Điều này chứng tỏ rằng huyết áp là một thông số chức năng ít biến đổi theo thời gian.
Tóm lại, qua nghiên cứu một số chỉ số chức năng tuần hoàn của trẻ vị thành niên từ 11 đến 17 tuổi chúng tôi nhận thấy tần số tim của các em giảm dần theo tuổi còn huyết áp động mạch tăng dần theo tuổi. Theo chúng tôi, tần số tim giảm dần theo tuổi và huyết áp động mạch tăng dần là do sự biến đổi về cấu trúc và chức năng của hệ tim mạch trong quá trình phát triển cá thể của trẻ vị thành niên từ 11 đến 17 tuổi. Ở trẻ em, tuổi càng lớn, tim càng khỏe, buồng tim càng rộng và lưu lượng tim càng tăng, nên lượng máu đẩy vào động mạch tăng, dẫn đến tần số tim giảm, huyết áp tăng. Đồng thời, trong quá trình phát triển của trẻ em, thành mạch máu dày thêm và sức đàn hồi của nó tăng lên làm cho huyết áp tăng.