KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
3.3. Đặc điểm thể lực và thể trạng của trẻ vị thành niên 1. Chỉ số pignet của trẻ vị thành niên
Kết quả nghiên cứu chỉ số pignet của trẻ vị thành niên được trình bày trong bảng 3.17 và hình 3.14.
Bảng 3.17. Chỉ số pignet của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính Tuổi
Chỉ số pignet của trẻ vị thành niên
X 1 -X 2 p (1-2)
Nam (1) Nữ (2)
n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng
11 60 35,48 ± 8,48 - 60 38,08 ± 6,32 - -2,60 >0,05 12 60 38,38 ± 8,82 2,90 60 39,78 ± 7,42 1,70 -1,40 >0,05 13 60 38,91 ± 8,83 0,53 60 40,71 ± 7,19 0,93 -1,87 >0,05 14 60 35,74 ± 7,91 -3,17 60 39,22 ± 7,88 -1,49 -3,48 <0,05 15 60 34,75 ± 8,11 -1,59 60 38,60 ± 7,14 -0,62 -4,45 <0,05 16 60 34,67 ± 7,71 -0,08 60 36,85 ± 7,64 -1,75 -2,18 >0,05 17 60 33,93 ± 7,40 -0,74 60 36,58 ± 7,42 -0,27 -2,65 <0,05
Tăng trung bình/năm -0,31 -0,21
Hình 3.14. Biểu đồ biểu diễn chỉ số pignet của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Số liệu ở bảng 3.17 cho thấy, chỉ số pignet của các em biến đổi theo quy luật chung là tăng trong giai đoạn đầu và giảm trong giai đoạn sau. Ranh giới giữa hai giai đoạn này là 13 tuổi. Cụ thể là ở trẻ nam chỉ số pignet tăng từ 35,48 lúc 11 tuổi lên đến 38,91 lúc 13 tuổi, sau đó giảm dần và đến 17 tuổi còn bằng 33,93; ở trẻ nữ, chỉ số pignet tăng từ 38,08 lúc 11 tuổi lên đến 40,71 lúc 13 tuổi, sau đó giảm dần và đến 17 tuổi còn bằng 36,58. Trong cùng một độ tuổi, chỉ số pignet của nam đều nhỏ hơn của nữ nhưng mức chênh lệch chỉ có ý nghĩa ở giai đoạn 14 - 17 tuổi.
Chỉ số pignet của trẻ vị thành niên biến đổi theo tuổi là do ở giai đoạn này, các chỉ số chiều cao, cân nặng và vòng ngực của các em tăng không giống nhau. Ở
giai đoạn đầu, mức tăng chiều cao nhanh hơn mức tăng cân nặng và vòng ngực nên chỉ số pignet tăng dần. Còn ở giai đoạn sau, mức tăng chiều cao chậm hơn mức tăng vòng ngực và cân nặng, nên chỉ số pignet của các em giảm dần.
Khi so sánh kết quả thu được với chỉ số pignet của các em trong nghiên cứu của các tác giả khác cho thấy, chỉ số pignet của trẻ vị thành niên trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với số liệu của HSSH [47], Trần Thị Loan [29], Lê Ngọc Trọng và cs [48], Đỗ Hồng Cường [6] (phụ lục 5) ở các lứa tuổi. Điều này có thể giải thích do những thế hệ càng về sau khi điều kiện sống, chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn ngày càng đủ cả về chất và lượng thì thể lực của các em ngày càng tốt hơn.
3.3.2. Thể lực của trẻ vị thành niên 3.3.2.1. Thể lực của trẻ vị thành niên
Bảng 3.18. Tỉ lệ trẻ vị thành niên theo loại thể lực Tuổi Tỉ lệ trẻ vị thành niên theo loại thể lực (%)
n Cường tráng Rất khỏe Khỏe Trung bình Yếu Rất yếu Kém
11 120 8,33 9,17 18,33 37,5 15,83 6,67 4,17
12 120 10,00 7,50 11,67 44,17 15,83 5,83 5,00
13 120 5,83 8,33 26,67 38,33 14,17 5,00 1,67
14 120 8,33 5,00 15,83 50,84 12,50 6,67 0,83
15 120 8,33 14,17 20,00 40,00 10,00 5,83 1,67
16 120 5,83 18,33 19,17 41,67 9,17 5,00 0,83
17 120 10,83 14,17 25,00 40,00 5,83 3.34 0,83
TS 840 8,21 10,95 19,52 41,79 11,91 5,48 2,14
38,68 41,79 19,53
Hình 3.15. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ trẻ vị thành niên theo thể lực
Đối chiếu số liệu trong bảng 3.17 với thang phân loại thể lực theo chỉ số pignet cho thấy, chỉ số pignet của nam từ 11 đến 14 tuổi trong khoảng 35,48 - 38,91 chứng tỏ thể lực của nam ở giai đoạn này thuộc loại trung bình, còn từ 15 - 17 tuổi, chỉ số pignet trong khoảng 34,75 - 33,93 chứng tỏ thể lực của các em thuộc loại khỏe. Ở nữ, trong giai đoạn 11 - 17 tuổi, chỉ số pignet đều nằm trong khoảng 36,58 - 40,71 chứng tỏ thể lực của các em thuộc mức trung bình.
Kết quả nghiên cứu thể lực của trẻ vị thành niên (bảng 3.18 và hình 3.15) cho thấy đa số học sinh có thể lực trung bình và trên trung bình. Cụ thể là trẻ em có thể lực trung bình chiếm 41,79%. Số trẻ em có thể lực trên trung bình chiếm 38,68%, trong đó có 19,52% có thể lực khỏe, 10,95% có thể lực rất khỏe và có 8,21% có thể lực cường tráng. Một điều đáng lo ngại là số trẻ vị thành niên có thể lực dưới trung bình còn chiếm một tỉ lệ khá lớn (19,53%), trong đó 11,91% có thể lực yếu, 5,48% có thể lực rất yếu và 2,14% có thể lực kém. Nhìn chung, số trẻ em có thể lực trung bình trở lên tăng dần theo tuổi còn số trẻ có thể lực dưới trung bình giảm dần theo tuổi.
3.3.2.2. Thể lực của trẻ vị thành niên theo giới tính
Kết quả nghiên cứu thể lực của trẻ vị thành niên theo giới tính (bảng 3.19 và hình 3.16) cho thấy ở cả nam và nữ, đa số trẻ em có thể lực trung bình trở lên nhưng vẫn còn nhiều trẻ em có thể lực dưới trung bình. Cụ thể là số trẻ em nam có thể lực trên trung bình chiếm 42,37% (trong đó có 13,09% cường tráng, 12,14% rất khỏe và 17,14% khỏe), còn số trẻ em nữ có thể lực trên trung bình chỉ chiếm 36,43% (trong đó có 3,33% cường tráng, 10,48% rất khỏe và 22,62% khỏe). Số trẻ số trẻ em nam
có thể lực dưới trung bình chiếm 18,34% (trong đó có 10,48% yếu, 5,24% rất yếu và 2,62% kém), còn số trẻ em nữ có thể lực dưới trung bình chiếm tới 19,29%
(trong đó có 12,62% yếu, 5,00% rất yếu và 1,67% kém). Một điều đáng lưu ý là có sự khỏc biệt khỏ rừ giữa nam và nữ về thể lực. Cụ thể là số nam cú thể lực thuộc mức trên trung bình (42,37%) chiếm tỉ lệ cao hơn so với nữ (36,43%), còn số trẻ em nam có thể lực trung bình trở xuống (18,34%) lại thấp hơn so với nữ (19,29%).
Điều đó chứng tỏ, nhìn chung, thể lực của các em nam tốt hơn của các em nữ.
Bảng 3.19. Phân loại thể lực của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính Giới
tính Tuổi
Tỉ lệ trẻ vị thành niên theo loại thể lực (%)
n Cường
tráng Rất khỏe Khỏe Trung bình Yếu Rất yếu Kém
Nam
11 60 16,67 10,00 18,33 28,33 15,00 6,67 5,00 12 60 16,67 6,67 3,33 43,33 16,67 6,67 6,67 13 60 8,33 3,33 31,67 40,00 10,00 5,00 1,67 14 60 11,67 5,00 16,67 48,33 11,67 6,67 0,00 15 60 15,00 21,67 18,33 31,67 6,67 3,33 3,33 16 60 8,33 23,33 15,00 38,33 8,33 5,00 1,67 17 60 15,00 15,00 16,67 45,00 5,00 3,33 0,00 Chung 420 13,09 12,14 17,14 39,29 10,48 5,24 2,62
Nữ
11 60 0,00 8,33 18,33 46,67 16,67 6,67 3,33 12 60 3,33 8,33 20,00 45,00 15,00 5,00 3,33 13 60 3,33 13,33 21,67 36,67 18,33 5,00 1,67 14 60 5,00 5,00 15,00 53,34 13,33 6,67 1,67 15 60 1,67 11,67 26,67 48,33 8,33 3,33 0,00 16 60 3,33 13,33 23,34 45,00 10,00 5,00 0,00 17 60 6,67 13,33 33,33 35,00 6,67 3,33 1,67 Chung 420 3,33 10,48 22,62 44,28 12,62 5,00 1,67
Tổng số Nam 420 42,37 39,29 18,34
Nữ 420 36,43 44,28 19,29
Hình 3.16. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ trẻ vị thành niên theo thể lực và giới tính I - Cường tráng; II - Rất khỏe; III - Khỏe; IV - Trung bình;
V - Yếu; VI - Rất yếu; VII – Kém 3.3.3. Thể trạng của trẻ vị thành niên 3.3.3.1. Chỉ số BMI của trẻ vị thành niên
Bảng 3.20. Chỉ số BMI của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Tuổi
Chỉ số BMI của trẻ vị thành niên (kg/m2)
X 1 -X 2
p (1-2)
Nam (1) Nữ (2)
n X ± SD Tăng n X ± SD Tăng
11 60 18,01 ± 2,96 - 60 17,85 ± 2,23 - 0,16 <0,05 12 60 18,28 ± 3,43 0,27 60 18,18 ± 2,60 0,33 0,10 >0,05 13 60 18,41 ± 2,44 0,13 60 18,28 ± 2,21 0,10 0,13 >0,05 14 60 19,14 ± 2,24 0,73 60 18,36 ± 1,96 0,08 0,78 <0,05 15 60 19,25 ± 2,56 0,11 60 18,42 ± 1,62 0,06 0,83 <0,05 16 60 19,32 ± 2,18 0,07 60 18,74 ± 1,86 0,32 0,58 >0,05 17 60 19,41 ± 2,65 0,09 60 18,78 ± 1,56 0,04 0,63 >0,05
Tăng trung bình/năm 0,23 0,15
Hình 3.17. Biểu đồ biểu diễn chỉ số BMI của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Kết quả nghiên cứu chỉ số BMI của trẻ vị thành niên (bảng 3.20 và hình 3.17) cho thấy chỉ số BMI của cả nam và nữ đều tăng dần theo tuổi chứng tỏ thể trạng của các em tốt dần lên. Chỉ số BMI của nam lúc 11 tuổi là 18,01 kg/m2, tăng lên đến 19,41 kg/m2 lúc 17 tuổi, tăng trung bình 0,23 kg/m2/năm, chỉ số BMI của nữ lúc 11 tuổi là 17,85 kg/m2, tăng lên đến 18,78 kg/m2, lúc 17 tuổi, tăng trung bình 0,15 kg/m2/năm. Như vậy, ở giai đoạn 11 - 17 tuổi, chỉ số BMI của nam tăng nhiều và tăng nhanh hơn của nữ.
So sánh với số liệu của các tác giả khác (phụ lục 7) cho thấy, chỉ số BMI ở trẻ vị thành niên chúng tôi nghiên cứu cao hơn so với số liệu trong “HSSH” [47], của Trần Thị Loan [29], Lê Ngọc Trọng [48], Đỗ Hồng Cường [6], tương đương với số liệu của Trần Thị Loan và Lê Thị Tám [31] nhưng thấp hơn của Trần Thị Loan và Nguyễn Bá Hùng [30], Nguyễn Thị Bích Ngọc [37]. Điều này chứng tỏ
tình trạng dinh dưỡng của trẻ vị thành niên thuộc nhóm nghiên cứu của chúng tôi cao hơn và thể trạng của các em tốt hơn.
3.3.3.2. Thể trạng của trẻ vị thành niên theo tuổi và giới tính
Kết quả nghiên cứu thể trạng của trẻ vị thành niên (bảng 3.21) cho thấy đa số trẻ trong nhóm nghiên cứu có thể trạng bình thường (86,67%), trẻ thuộc loại suy dinh dưỡng còn chiếm một tỉ lệ khá cao (9,05%), số trẻ thừa cân chiếm tỉ lệ khá thấp (3,45%) và rất ít trẻ bị béo phì (0,83%). So với tỉ lệ học sinh THPT bị suy dinh dưỡng tính chung cho cả nước (10,70%) thì số trẻ vị thành niên trong nhóm nghiên cứu bị suy dinh dưỡng có tỉ lệ thấp hơn. Điều này chứng tỏ, chế độ dinh dưỡng của trẻ vị thành niên ở huyện Sóc Sơn đã được cải thiện.
Bảng 3.21. Tỉ lệ trẻ vị thành niên theo thể trạng và giới tính Giới
tính Tuổi n Tỉ lệ trẻ vị thành niên theo thể trạng (%)
Suy dinh dưỡng Bình thường Thừa cân Béo phì
Nam
11 60 8,33 75,01 13,33 3,33
12 60 8,33 80,00 10,00 1,67
13 60 8,33 83,34 8,33 0,00
14 60 11,66 83,34 5,00 0,00
15 60 10,00 88,33 1,67 0,00
16 60 8,33 91,67 0,00 0,00
17 60 6,67 91,66 0,00 1,67
TS 420 8,81 84,76 5,48 0,95
Nữ
11 60 8,33 88,33 1,67 1,67
12 60 6,67 86,67 3,33 3,33
13 60 10,00 86,67 3,33 0,00
14 60 10,00 88,33 1,67 0,00
15 60 11,67 88,33 0,00 0,00
16 60 8,33 91,67 0,00 0,00
17 60 10,00 90,00 0,00 0,00
TS 420 9,29 88,57 1,43 0,71
Chung 840 9.05 86,67 3,45 0,83
Hình 3.18. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ trẻ vị thành niên theo thể trạng và giới tính
Hình 3.19. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ trẻ vị thành niên theo thể trạng I - Suy dinh dưỡng; II - Bình thường; III - Thừa cân; IV - Béo phì
Nhìn chung sự phân bố trẻ vị thành niên theo thể trạng không giống nhau giữa các lứa tuổi. Đối với nam, số em bị thừa cân chỉ có ở lứa tuổi 11 đến 15 và số em bị béo phì chỉ có ở 11, 12 và 17, còn ở các lứa tuổi khác không có; Đối với nữ, số em bị thừa cân chỉ có ở lứa tuổi 11 đến 14 và số em bị béo phì chỉ có ở 11, 12, còn ở các lứa tuổi khác không có. So sánh thể trạng của trẻ theo giới tính cho thấy số nữ có thể trạng bình thường (88,57%) và suy dinh dưỡng (9,29%) chiếm tỉ lệ cao hơn so với nam (84,76% bình thường và 8,81% bị suy dinh dưỡng). Trong khi đó,
số nam bị thừa cân (5,48%) và béo phì (0,95%) lại chiếm tỉ lệ cao hơn so với nữ (1,43% bị thừa cân và 0,71% bị béo phì).
3.3.3.3. So sánh thể trạng của trẻ vị thành niên đã và chưa dậy thì
Bảng 3.22. Tỉ lệ trẻ vị thành niên 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì theo thể trạng
Tình
trạng Tuổi
Tỉ lệ trẻ vị thành niên theo thể trạng (%)
Nam Nữ
n
Suy dinh dưỡng
Bình thường
Thừa cân
Béo
phì n
Suy dinh dưỡng
Bình thường
Thừa cân
Béo phì
Chưa dậy
thì
11 49 8,16 77,56 12,24 2,04 24 16,66 75,00 4,17 4,17 12 10 40,00 30,00 20,00 10,00 22 18,18 72,72 4,55 4,55 13 2 100,00 0,00 0,00 0,00 6 83,33 0,00 16,67 0,00 TS 61 16,39 67,21 13,11 3,28 52 25,00 65,38 5,77 3,85
Đã dậy
thì
11 11 9,09 63,64 18,18 9,09 36 2,78 97,22 0,00 0,00 12 50 2,00 90,00 8,00 0,00 38 0,00 94,74 2,63 2,63 13 58 5,17 86,21 8,62 0,00 54 1,85 96,30 1,86 0,00 TS 119 4,20 85,71 9,25 0,84 128 1,56 96,10 1,56 0,78
Hình 3.20. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ nam 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì
theo thể trạng
I – Suy dinh dưỡng; II – Bình thường; III – Thừa cân; IV – Béo phì
Hình 3.21. Biểu đồ biểu diễn tỉ lệ nữ 11 - 13 tuổi đã và chưa dậy thì theo thể trạng I - Suy dinh dưỡng; II - Bình thường; III - Thừa cân; IV - Béo phì
So sánh thể trạng của trẻ vị thành niên từ 11 đến 13 tuổi đã và chưa dậy thì (bảng 3.23) cho thấy trong số nam chưa dậy thì số trẻ bị suy dinh dưỡng (16,39%), bị thừa cân (13,11%) và bị béo phì (3,28%) đều nhiều hơn so với nam đã dậy thì (với tỉ lệ tương ứng là 4,20% bị suy dinh dưỡng, 9,25% bị thừa cân và 0,84% bị béo phì). Đối với nữ cũng có tình trạng tương tự như vậy, trong số nữ chưa dậy thì, số trẻ bị suy dinh dưỡng (25,00%), bị thừa cân (5,77%) và bị béo phì (3,85%) đều nhiều hơn so với nữ đã dậy thì (với tỉ lệ tương ứng là 1,56% bị suy dinh dưỡng, 1,56% bị thừa cân và 0,78% bị béo phì). Điều đó chứng tỏ trẻ vị thành niên đã dậy thì có thể trạng tốt hơn so với trẻ chưa dậy thì.
3.4. Đặc điểm sinh lý của hệ hô hấp và tuần hoàn của trẻ vị thành niên