Khái quát về quá trình phát triển của thể chân dung văn học từ 1986 đến nay

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC TỪ 1986 ĐẾN NAY (Qua ba tác giả: Bùi Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái, Đỗ Lai Thúy) (Trang 29 - 36)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Khái quát về quá trình phát triển của thể chân dung văn học từ 1986 đến nay

Trong nền văn học thế giới thể chân dung văn học ra đời từ khá sớm và đạt được nhiều thành tựu xuất sắc, gắn liền với những tác giả - tác phẩm tiêu biểu: A. Môroa - Những cuộc đời tỏa sáng, K. Pautopky - Bông hồng vàng- Bìnhminh mưa, I. Êrenbua -Những người cùng thời.

Giai đoạn 1930 - 1945 là thời kì thể chân dung văn học của Việt Nam hình thành, phát triển, và vươn tới đỉnh cao. Thời kì này, ở Việt Nam xuất hiện nhiều nhà văn, họa sĩ, nghệ sĩ, nhiều tác phẩm văn học với những sáng tác thuộc các thể loại phong phú ra đời. Trong đó nhiều tác giả nổi lên như những đại biểu xuất sắc, cây bút chủ lực sáng giá của văn đàn văn học: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Tuân, Tản Đà, Hàn Mặc tử, Xuân Diệu, Nguyễn Bính… Những nhà văn nổi tiếng này dễ thu hút độc giả - người thưởng thức và thu hút cả giới nhà văn - người sáng tác. Sự khởi sắc của cả một nền văn học dân tộc đã cung cấp đối tượng và những gương mặt ấy trở thành đối tượng chiếm lĩnh của chân dung văn học.

Các tác giả tiêu biểu trong thể này phải kể đến như: Thiếu Sơn, Hòai Thanh - Hoài Chân, Vũ Ngọc Phan… Những thành tựu quan trọng của thể chân dung văn học giai đoạn này là Tạp chí Tao Đàn với hai số đặc biệt viết về Tản Đà và Vũ Trọng Phụng, hai cuốn Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh - Hoài Chân, Nhà văn hiện đại của Vũ Ngọc Phan mang tính chất mở đầu cho

một thể tài đầy tính hấp dẫn, những tác phẩm tiêu biểu kể trên đã gặt hái được những giá trị quý báu, tạo tiền đề cho sự nở rộ của tiền đề này trong văn học Việt Nam đương đại.

Giai đoạn 1945 – 1975, văn học bước vào thời kì mới, thời kì văn học giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp và để quốc Mĩ. Mục đích của văn học cũng có sự thay đổi, thể chân dung văn học cũng bị hạn chế, một số tác giả vẫn sáng tác ở thể loại này nhưng không nhiều. Thể chân dung văn học ở một chừng mực nào đó vẫn tiếp tục phát triển nhưng số lượng ít hơn do yêu cầu của hoàn cảnh lịch sử. Nếu có, các sáng tác chân dung văn học thường thể hiện cái nhìn trân trọng, ngưỡng mộ trong một cảm hững ngợi ca tôn vinh, ít nhiều mang tính lí tưởng hóa.

Giai đoạn từ 1986 đến nay, bước vào những thập niên cuối của thế kỷ XX. Trong một thời gian ngắn, nhiều tác phẩm chân dung xuất sắc lần lượt xuất hiện trên văn đàn văn học Việt Nam: Cát bụi chân ai của Tô Hoài đã dựng lại một cách khá chân thực những chân dung nhà văn cùng thời của tác giả và chính con người của tác giả, Nguyễn Đăng Mạnh là nhà nghiên cứu được cho là tiếp cận khá sớm với thể chân dung văn học qua các cuốn Chân dung văn học (1990), Nhà văn Việt Nam hiện đại,Chân dung và phong cách (2000), trong đó người đọc được chiêm ngưỡng hàng loạt chân dung các nhà văn, nhà thơ lớn của văn học Việt Nam như Hồ Chí Minh, Nguyễn Tuân, Vũ Trọng Phụng, Nguyên Hồng, Nam Cao, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp…

Nguyễn Khắc Phê cũng có ý thức khắc họa chân dung khá độc đáo trong cuốn Hiện thực và sáng tạo tác phẩm văn nghệ (2006). Trong Vài lời mở đầu tập sách, ông tâm sự “không phải là nhà phê bình chuyên nghiệp, lại không có được sự thông minh, hóm hỉnh như nhà thơ Trần Đăng Khoa (trong Chân dung và đối thoại), hay tinh thần can đảm như nhà thơ Trần Mạnh Hảo

thường chọn những tác giả và những tác phẩm nổi tiếng để “mổ xẻ”, tôi chỉ viết về những con người, những cuốn sách mà mình có “duyên”, được sống cùng, được gặp trong tròn ba chục năm hoạt động văn nghệ - trong đó nhiều tác giả, tác phẩm còn ít người biết đến. Cuộc đời vốn phong phú, nhà văn cũng như người thưởng ngoạn văn chương luôn có nhu cầu tìm hiểu các ngành nghệ thuật khác, để làm giàu thêm vốn sống, văn hóa của mình”. Vì vậy, trong Hiện thực và sáng tạo tác phẩm văn nghệ, ta được mở rộng tầm hiểu biết, tôn kính về những con người của xứ Huế mà cuộc đời và sự nghiệp còn khá thầm lặng.

Đến với Đời sống và đời viết của nhà giáo, nhà nghiên cứu và phê bình Văn Giá, ta cũng cảm nhận được sự hài hòa, hô ứng giữa phê bình tác phẩm và phác thảo chân dung tác giả. Nhưng với một phong cách viết rất riêng, chín bài dựng chân dung các tác giả Nguyễn Nhược Pháp, Thạch Lam, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Thâm Tâm, Hoài Thanh, Vũ Bằng, Thanh Châu, Văn Cao, đều được tác giả phác thảo theo mối tương quan “đời sống và đời viết” . Tuy số lượng về bài viết về văn học đương đại không nhiều nhưng điểm nổi bật ở đây đó là người viết biết làm mới những vấn đề cũ, đưa đến cách cảm nhận mới, cách hình dung mới và cách dẫn giải mới mẻ. Trên thực tế người dựng chân dung không nhằm dàn dựng tư liệu, xác định mối quan hệ giữa cuộc đời và hoàn cảnh sáng tác của nhà văn với trang văn mà chính là nhờ qua tác phẩm để hiểu rừ hơn con đường sỏng tạo nghệ thuật, hướng tới cắt nghĩa “tài năng và giới hạn của mỗi người cầm bút”.

Vương Trí Nhàn đã khẳng định vị trí của mình ở thể này qua một loạt các tập sách công phu như những Kiếp hoa dại (1993), Cây bút đời người (2002), Ngoài trời lại có trời (2003), Cánh bướm và hoa hướng dương (2006).

Trong văn học Việt Nam hiện đại nhiều tác giả đã thể hiện được biệt tài trong việc dựng chân dung văn học, nhiều tác phẩm thực sự có ý nghĩa sâu sắc.

Cuốn Chân dung và đối thoại của Trần Đăng Khoa vừa ra mắt đã ngay lập tức trở thành một “hiện tượng văn học”, vốn đang rất buồn tẻ của đời sống văn học vào cuối những năm của thế kỉ trước cuốn sách dày hơn 300 trang này của “thần đồng thơ” Trần Đăng Khoa, thực tế là một cuốn chân dung văn học. Đối thoại chỉ là cái cách để Trần Đăng Khoa dựng chân dung: chân dung các nhà văn, chân dung lớp nhà văn, chân dung một thời kì văn học.

Cuốn Viết về bè bạn (2003) của Bùi Ngọc Tấn gồm 2 phần Rừng xưa xanh láMột thời để mất với khoảng hơn 500 trang viết rất xúc động về bạn mình và về chính mình. Ông nói “Các bạn tôi hầu hết là những người chịu nhiều vất vả kể cả đắng cay… đành có sao viết vây. Tôi viết về sự nhếch nhác, trần ai của họ”.

Đọc cuốn chân dung văn học Những người rót biển vào chai (2011) của nhà thơ Vân Long, người đọc không chỉ có dịp ngắm nhìn chân dung của các văn nghệ sĩ mà cũn cảm nhận rất rừ cỏi tỡnh của người viết dành cho cỏc nhõn vật. Trong Bạn văn của Nguyễn Quang Lập có chân dung của người nổi tiếng và người không mấy nổi tiếng, nhưng tất cả đểu được vẽ bởi những nét phác thảo hóm hỉnh, sâu sắc mà đậm chất dân gian nên rất nổi bật và đọc “không thấy chán”.

Điều độc đáo trong Chân trời có người bay của tác giả Đỗ Lai Thúy lại nằm ở chỗ tác giả đã không viết chân dung văn học theo cách hiểu của số đông: văn là người, con người xã hội mà đây là những “chân dung tinh thần, chân dung học thuật được viết bằng ấn tượng, ký ức, cảm nghĩ, tán thưởng, tranh luận, thóc mách và đôi lúc vượt cả khoảng cách của sử thi”, sau đó Đỗ Lai Thúy tiếp tục thông qua cuốn sách Vẫy vào vô tận để giới thiệu 17 chân dung các nhà văn hóa, các nhà nghiên cứu có đóng góp cho con đường học thuật và tư tưởng của đất nước. Nếu Chân trời có người bay triển khai vấn đề theo chiều xã hội thì Vẫy vào vô tận lại phác họa chân dung theo chiều siêu

thức (tư duy về tâm linh). Không tự bó hẹp phạm vi trong một không gian, Đỗ Lai Thúy còn đưa vào sách chân dung những tri thức miền Nam. Tuy là sách chân dung nhưng Vẫy vào vô tận mang tính học thuật cao. Mỗi chân dung nhân vật mang tới một tiểu sử nhân vật, cùng tư tưởng học thuật, tầm vóc tư tưởng của nhà tri thức đó, bên cạnh những trang viết sách còn phần trích dẫn, liệt kê các công trình nghiên cứu của nhân vật để độc giả có thể tìm kiếm các tư liệu liên quan.

Ở cuốn Họ trở thành nhân vật của tôi (2012), ngay trong lời đề từ tác giả Hồ Anh Thái viết: tất cả những con người vốn tự mình sáng tạo ra cả một thế giới nhân vật, lần này chính họ lại trở thành nhân vật trong tay người khác.

Tức là trong tay Hồ Anh Thái, các nhà văn, các nghệ sĩ trở thành một nhân vật - là chính họ, nhưng được nhìn từ những góc khác nhau của con mắt nhà văn. Tác giả viết chân dung theo cách giản dị của mình, đoạn kể, đoạn đối thoại. Họ đối thoại với nhau về nghề, về đời văn, về một cuốn sách,về một người bạn, hoặc đơn giản là những câu chuyện đời thường, những chi tiết hành xử, câu nói, từ đó mà thể hiện đầy đủ thông tin, cá tính về một nhân vật.

Thể loại chân dung thường cho thấy tình cảm của người viết với người được viết và cuốn sách này cũng không phải là một ngoại lệ. Một bức chân dung không quá lớn, không quá lời, sự ưu ái nếu cần nói, là nằm ở chính những nhân vật làm Hồ Anh Thái chọn, là chính các nhà văn, họa sĩ, nghệ sĩ này, có thể thấy rừ cỏi tỡnh thõn thiết của tỏc giả về những người bạn mỡnh, trong đú không chỉ là những thán phục ngầm ẩn, mà còn đặc biệt trong cách chọn từ để nói những ý chẳng phải là ca ngợi về người mà mình đang viết.

Trong 10 năm trở lại đây nhà văn Đặng Thân âm thầm ghi nhận về các đồng nghiệp đáng chú ý trên văn đàn. Năm 2013, cuốn sách Dị - nghị - luận - đồng - chân - dung đã ra đời, là một thứ nghị luận khác, khác với những gì đã trở thành định kiến, nhất phiến, rắn đặc, còn đồng - chân - dung thì tuy viết về

một chân dung, nhưng lại cứ lẩn khuất nhiều chân dung, chân dung của người khác đã đành, mà còn của chính người viết

Ngoài những tập chân dung văn học kể trên ta còn thấy nhiều chân dung văn học ở rất nhiều trang báo như: An ninh thế giới, Văn nghệ, Tạp chí văn học

Những tác phẩm thuộc thể đặc biệt này, thường dựng chân dung theo hai hướng: một là lấy những thông tin chi tiết từ đời sống nhà văn, người dựng chân dung làm sáng tỏ thế giới tinh thần của họ, hai là xuất phát từ tác phẩm làm hiện lên tinh thần và hình tượng, ba là một xu thế đặc biệt đang trở lên phổ biến hơn - hiện tượng đồng chân dung, qua chân dung các nhà văn ta có thể thấy cả hình bóng, dáng dấp của chính tác giả.

Điều đáng nói ở chỗ, tuy vẫn giữ đặc điểm của thể chân dung văn học, nhưng mỗi tác giả lại có sự sáng tạo riêng, cho nên dù viết cùng về một đối tượng nhưng ở mỗi người viết lại phát hiện những điều thú vị, hấp dẫn riêng.

Sự ra đời của những tác phẩm đặc sắc đã khẳng định sự nở rộ của thể chân dung văn học trong văn học Việt Nam đương đại.

Tiểu kết: Tóm lại, trong chương đầu của luận văn người viết đã trình bày hai vấn đề cơ bản: khái niệm, đặc điểm và cảm hứng chi phối của thể chân dung văn học trong Việt Nam từ 1986 đến nay. Ở vấn đề thứ nhất, qua việc thu thập các ý kiến về chân dung văn học cũng như khảo sát một số chõn dung tiờu biểu, chỳng tụi đó làm rừ khỏi niệm và ba đặc trưng của chân dung văn học: chân dung văn học thuộc tiểu loại ký chân dung, chân dung là một dạng phê bình văn học đặc biệt và là một thể văn mà ở đó ghi dấu ấn đậm nét chủ quan của người viết. Ở vấn đề thứ hai, chúng tôi đã trình bày về hai phẩm chất trong quá trình nghiên cứu và phê bình chân dung văn học. Đó là cảm hứng nghệ sĩ và cảm hứng nghiên cứu phê bình.

Theo đó, chân dung văn học đang ngày càng khẳng định được vị trí của

mình trong nền văn học với số lượng tác phẩm lớn, hình thức viết phong phỳ và khuynh hướng đa dạng. Đồng thời, điều đú sẽ được chỳng tụi là rừ trong những phần tiếp theo của luận văn qua việc khảo sát những tác phẩm của ba tác giả: Bùi Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái, Đỗ Lai Thúy.

Chương 2

PHẨM CHẤT KHOA HỌC CỦA THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY

Đối với mỗi nhà văn, thì cảm hứng trong quá trình sáng tác là một yếu tố vô cùng quan trọng. Có thể nói cảm hứng chính là một trong những yếu tố hàng đầu, chi phối đến sự thành công và giá trị mà tác phẩm đạt được. Nó là khởi nguồn cho cả một quá trình sáng tác, từ lúc hình thành ý tưởng cho đến quá trình quan sát, ghi chép, miêu tả, nhìn nhận đánh giá một con người, một tác phẩm. Như ở trên đã nói, ở chương này của luận văn, chúng tôi sẽ làm sỏng rừ hai cảm hứng: cảm hứng nghệ sĩ, và cảm hứng nghiờn cứu, phờ bỡnh.

Hai cảm hứng ấy được biểu hiện như thế nào trong những sáng tác về chân dung văn học của ba tác giả.

2.1. Nhận diện, đánh giá tác giả

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC TỪ 1986 ĐẾN NAY (Qua ba tác giả: Bùi Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái, Đỗ Lai Thúy) (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w