Biểu đạt theo lối ấn tượng

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC TỪ 1986 ĐẾN NAY (Qua ba tác giả: Bùi Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái, Đỗ Lai Thúy) (Trang 89 - 106)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biểu đạt theo lối ấn tượng

Trong thể chân dung văn học, ngoài việc tái hiện lại đời tư và sự nghiệp của các nhà văn nhà thơ, nhà nghiên cứu. Thì việc tái hiện các chân dung ấy như thế nào cho thật ấn tượng, giúp người đọc nhớ lâu hơn, kĩ hơn về đối tượng ấy được xem là khá quan trọng.

Đôi khi, nhắc đến một nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, hay một học giả nào đấy, chúng ta không cần gọi đầy đủ họ tên của họ. Mà vẫn có thể biết được người dựng chân dung đang nhắc đến ai, nhắc đến hình tượng nào trong

tác phẩm, mà hình tượng ấy có sự liên quan mật thiết đến con người thật của nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu ấy. Có được điều ấy, chính là nhờ lối biểu đạt theo lối ấn tượng. Cụ thể là: cách nói hình ảnh và cách nói biểu cảm.

3.2.1. Cách nói hình ảnh

Việc xây dựng chân dung các tác giả bằng cách nói hình ảnh, xuất hiện khá nhiều ở những con người thường viết về thể văn này. Đó trình là quá trình xây dựng chân dung một cách ví von, kết hợp với các hình tượng trong tác phẩm của họ, điều đó thực sự tạo ra những ấn tượng sâu sắc về từng chân dung, không ai giống ai.

Cách nói này, xuất hiện ngay trong cách đặt nhan đề Rừng xưa xanh lá của Bùi Ngọc Tấn. Một cách gọi tên tác phẩm mang đầy tính hình ảnh biểu trưng, một lối ví von, ẩn dụ. Dù viết về những người bạn của mình trong một thời đã qua, đã mất, đã xưa. Thế những những đóng góp của cả một thế hệ các nhà văn như: Đình Kính, Chu Lai. Mạc Lân, Lê Bầu, Vũ Bão… thực sự chứa đựng nhiều giá trị về một thời, một cách rất sâu sắc. Những giá trị ấy tồn tại và mãi xanh.

Khi viết về những người bạn cùng thời với mình, những bạn bè đa phần cùng quê Hải Phòng. Bùi Ngọc Tấn thường xuyên sử dụng cách nói này, như thể một thứ tình cảm sâu nặng mà ông dành tặng bạn bè. Chắc hẳn khi nhắc đến nhà văn Lê Bầu, người đọc sẽ nhớ ngay đến một con người “ hiểu giá trị của thời gian”, ở Lê Bầu có một sự tranh thủ thời gian mà không phải ai cũng có được. không chỉ là việc tận dụng thời gian trong những lần “cháy chợ Đồng Xuân” để biến nhà mình thành kho vải, sạp vải, để kiếm tiền nuôi gia đình, Lê Bầu còn tận dụng thời gian cho công việc sáng tác của mình: “những ngày chủ nhật, anh chị em về hết,cả trại chỉ còn hai người. Một là trưởng trại.

Một là Lê Bầu”.

Có lẽ hình ảnh gắn liền với Nguyễn Thị Hoài Thanh nhất, đó chính là Cây xấu hổ. Ngay trong bài viết Một mơ ước về kiếp sau Bùi Ngọc Tấn đã trích dẫn bài thơ này của chị, và có lẽ nhờ vậy, mà mỗi lần nhắc đến nhân vật này, người đọc lại thấy cuộc đời chị thật sao quá đỗi gian truân, quá đỗi đơn độc như đúng câu thơ chị viết: “hãy ngoảnh lại đây/ có gì mà mắc cỡ/ chỉ mình ta bầu bạn với ta thôi”.

Còn đối với Lê Đại Thanh, ấn tượng về ông có lẽ là “Một ông già sống cho đến chết”. Quả đúng như vậy, chưa bao giờ Lê Đại Thanh là một người bất mãn, một kẻ chán đời, bởi lẽ trong suốt cuộc đời, ông luôn coi thơ là bạn.

Sống, làm thơ với ông là một hạnh phúc. Dù thế nào chăng nữa. Hay, người đọc còn nhớ tới “cuộc phưu lưu màu trắng” của Nguyễn Thanh Bình. Con người nào cũng gắn liền với những hình ảnh đầy sức ấn tượng.

Ở Hồ Anh Thái cũng vậy, cách nói hình ảnh như thế này cũng xuất hiện khá nhiều. Xin chỉ ra đây một số ví dụ tiêu biểu. Trong bộ sưu tập các “nhân vật” của mình. Qua việc tái hiện, khắc họa từng nhân vật. Hồ Anh Thái giúp cho người đọc nhớ về một Ma Văn Kháng “ngược dòng nước lũ”, một Lê Minh Khuê, người đàn bà “viễn thị”. Hay một Ý Nhi không ngồi đan mà ngồi viết chuyện “có thể với một số người, Ý Nhi là người đàn bà ngồi đan” đây chính là cái biệt danh xuất phát từ bài thơ nổi tiếng của cô từ tập thơ được chú ý ngay khi ra đời năm 1985” [9]. Hay đó là con chim Dư Thị Hoàn đã “Sổ lồng đầy thương tích và hót lên”. Có vẻ như Dư Thị Hoàn sổ lồng từ năm 1987, khi mà cái tên Dư Thị Hoàn xuất hiện với một chùm ba bài thơ được in trên báo Văn Nghệ. Và rồi “chị vượt thoát cái lồng quen thuộc người ta ép thơ vào giam cầm thơ trong ấy. Người ta ngại cái sinh vật sổ lồng đầy mình thương tích hót lên như một thứ tiếng chẳng giống ai” [99].

“Tôi khóc

Những chân trời

Không có người bay Lại khóc

Những người bay Không có chân trời”

Đó chính là những câu thơ, mà Đỗ Lai Thúy đã mượn của Trần Dần, để làm nguồn cảm hứng, cũng như tên gọi cho tập tùy bút chân dung Chân trời có người bay của mình. Quả thực đã có thời có những người bay mà không có chân trời. Và thời nào cũng có những con người đã bay ở những chân trời của tự do, của sáng tạọ, của khát vọng sự thật và họ yêu mến cái đẹp đến vô bờ! Ý thơ của nhà thơ Trần Dần đã được Đỗ Lai Thúy đặt tên cho cuốn sách hơn 500 trang viết về 17 nhà văn hóa, nhà nghiên cứu Việt Nam mà công việc của họ đã tác động tới hành trình tư duy của dân tộc ta.

Trong chân trời ấy. Người đọc thực sự ấn tượng với từng “ người bay”.

Nhờ cách nói hình ảnh, ví von mà chúng ta nhớ sâu hơn, ấn tượng hơn về mỗi chân dung. Nhớ đến con chim Vệ Thạch, suốt đời nguyện “ngậm đá lấp biển”.

Đó chính là hình ảnh ấn tượng nhất, chân thật nhất cho những đóng góp to lớn của chân dung này.

Đến với tập chân dung này. Người đọc sẽ thực sự ấn tượng về những học giả, bằng cách nói hình ảnh, gắn liền với những công trình, những đóng góp của họ. Không ai lẫn với ai. Chúng ra sẽ được gặp nơi đây một Đào Duy Anh "ngậm đá lấp biển"; một Nguyễn Văn Hiên "từ dân tộc chí đến nhân học văn hóa"; một Hoàng Xuân Hãn "đọc giữa dòng"; một Trương Tửu và

"phương pháp phê bình khoa học khách quan"; một Trần Đức Thảo với "sự lựa chọn của người trí thức"; một "Nguyễn Khắc Viện và "một hành trình tư tưởng" một Cao Xuân Huy với "lời thinh lặng"; một Nguyễn Ngọc Chương và câu hỏi: "Việt Nam anh là ai?"; một Trần Đình Hượu "như một cơn gió";

một Đoàn Văn Trúc với hành trình; "đi tìm những tiếng nói đã mất"; một Đỗ

Đức Hiểu băn khoăn "hình dung người đổi mới phê bình văn học", một Phan Ngọc ngắm nhìn "tấm huy chương nhìn từ mặt trái"; một Thái Bá Vân uyên thâm "là hiện tại"; một Trần Quốc Vượng luôn là "người theo nết đất"; một

"Lê Hồng Sâm ngơ ngác với "một cách cư trú giữa chợ trời"; và một Trương Đăng Dung với "những con chữ không đồng hành".

Nhan đề Vẫy vào vô tận lấy tứ từ câu thơ của Phạm Hầu trong Vọng Hải Đài: “Giơ tay ta vẫy ngoài vô tận/Chẳng biết xa lòng có những ai”. Mỗi chân dung trí thức được tác giả xem như một cái vẫy tay vào vô tận, “là cái vẫy tay của người bay ở chân trời”. Cách nói hình ảnh, tiếp tục được Đỗ Lai Thúy thể hiện trong tập chân dung này. Nó tiếp tục biểu lộ ngay trong cách đặt tên bài viết của mình. Giống như chính lời ông chia sẻ: “Tôi không thích đặt tên sách kiểu “thật thà” quen thuộc của các cụ trước đây như “phê bình và tiểu luận”, hoặc “góp phần nghiên cứu...”. Nhưng cũng không vì thế mà sa vào thói chuộng lạ, làm hàng. Những tên sách của tôi gây bất ngờ cho người đọc ở cách nói, ở hình ảnh độc đáo, kích thích ham muốn đọc. Rồi khi đã đọc thì vẫn thấy bất ngờ vì tên ấy thể hiện đúng nội dung sâu xa của cuốn sách, tư tưởng chủ đạo của nó, hoặc quan niệm nghệ thuật hay học thuật của tác giả.

Cái tên, bởi thế, là chìa khóa để bạn đọc mở vào tác phẩm hoặc chiếc la bàn cho một hành trình thám mã. Có điều tôi không đặt tên trước cho tác phẩm để rồi sự viết chỉ là việc chứng minh cái tên đó. Thường thì cái tên xuất hiện đột ngột trong quá trình viết và thôi thúc tôi phải làm giấy khai sinh cho nó. Đó là của trời cho nằm ngoài sự suy tính đầu óc.

17 chân dung nghệ sĩ hiện lên như 17 mảnh ghép khác nhau tạo nên một bức tranh tổng thể hài hòa cho cuốn sách. Điểm chung giữa họ chính là sự cống hiến hết mình cho nghệ thuật, tạo nên những nét nổi bật trong hành trình vận động tư duy của dân tộc. Ấn tượng nhất phải kể đến Nguyễn Trường Tộ.

Một con người mà khi nhắc đến ông. Độc giả nhớ ngay đến “bi kịch viễn

kiến” của ông: “bi kịch của Nguyễn Trường Tộ là bi kịch của người viễn kiến, người thấy trước những vấn đề tương lai để giải quyết vấn đề hiện tại” [22].

Nhớ đến Trương Vĩnh Ký là một con người Mở đầu cho đối thoại đông tây.

Người đọc nhớ đến những đóng góp tó lớn của ông trong cuộc “đối thoại” ấy.

Có lẽ chính vì thế mà “ông trở thành nhà cách tân văn hóa đầu tiên ở Việt Nam, người hiện đại hóa và quan trọng hơn, vạch ra con đường hiện đại hóa bằng đối thoại đông tây.

Không chỉ có vây, người đọc có lẽ rất thích thú và ấn tượng về “ thầy cãi” Phan Khôi. Quả thật Đỗ Lai Thúy không chỉ tài giỏi trong việc dựng chân dung, mà cái cách ông nhắc đến nhân vật cũng thật tinh tế, tài tình, nó khắc sâu, tạo được những ấn tượng mạnh vào trong tâm trí của bạn đọc.

Ngoài ra cách nói hình ảnh này còn xuất hiện trong nhiều tác phẩm chân dung của nhiều tác giả khác như Trần Đăng Khoa, Vuơng Trí Nhàn, hay Nguyễn Quang Lập. Cụ thể. Trong Bạn văn của Nguyễn Quang Lập. Qua tìm hiểu người viết nhận thấy có tất cả sáu mươi ba chân dung đã được dựng trong bảy mươi tư bài viết của cuốn sách, mỗi bài viết thường chỉ dao động từ ba đến bảy trang văn bản. Trong số đó có khoảng hai mươi chân dung được tác giả viết kĩ hơn một chút, tiêu biểu là chân dung của nhà thơ Phùng Quán trong ba bài: “Bí mật 30 năm”, “Nhớ Phùng Quán”, “Phùng Quán khi yêu” và chân dung của nhà văn Phạm Ngọc Tiến trong hai bài: “Phạm Ngọc Tiến” và

“Nhà văn thèm con trai”. Tuy nhiên với hai bức chân dung có thể coi là “lớn”

nhất này, góc độ tiếp cận của tác giả vẫn hoàn toàn là góc độ đời tư, qua những chi tiết về đời tư của nhà văn. Từ đó ông đã tạo nên ấn tượng về một nhà thơ Phùng Quán với ba mươi năm “rượu chịu cá trộm văn chui” [29;362]

và là một người đa tình trong tình yêu, một nhà văn Phạm Ngọc Tiến với ước muốn có con trai mãnh liệt, một người có tật “say sưa tối ngày” [29;226] khi trẻ nhưng đồng thời cũng là người “yêu vợ con đến chết” [29;227]. Với những

bức chân dung khác, Nguyễn Quang Lập cũng có cách khắc họa tương tự. Ở đó mỗi “bạn văn” của ông đều hiện lên như một nhân vật sống động và có cá tính riêng - chỉ qua một vài chi tiết về hình thể, dáng vẻ bên ngoài, ngôn ngữ, lời nói hay cử chỉ, hành động của họ. Đây là chân dung về nhà thơ Trần Dần, được tác giả khắc họa bằng những hình ảnh mang đậm chất điêu khắc, hội họa: “… Không ngờ ba chục năm sau lại gặp anh, gặp nhiều lần, lần nào cũng anh Phùng Quán đưa đến. Thấy anh ngồi dựa tường, mắt nhìn như thôi miên tường bên kia. Mình chào: anh, anh ừ rồi cúi xuống gầm bàn, lấy cái chén cáu bẩn, chai rượu trắng đã vơi quá nửa đặt lên bàn, rót ra đầy chén: uống đi. Lần sau đến lại thấy anh ngồi dựa tường, mắt nhìn như thôi miên tường bên kia.

Mình chào: anh, anh ừ rồi cúi xuống gầm bàn, lấy cái chén cáu bẩn, chai rượu trắng đã vơi quá nửa đặt lên bàn, rót ra đầy chén: uống đi… Nếu đến lần thứ một trăm chắc vẫn y sì như vậy” [29;22]. Qua đoạn văn vừa trích dẫn trên, có thể thấy bằng thủ pháp lặp hình ảnh mang đậm tính chất của nghệ thuật hội họa, điêu khắc, tác giả đã tái hiện thành công chân dung Trần Dần với những khắc khổ, u uất của cuộc đời một con người nhiều tài năng nhưng cũng lắm bi kịch kết đọng. Còn nhân vật “chị” trong bài “Cái miệng hình số tám” thì để lại ấn tượng bởi tính cách giả dối, đãi bôi, thể hiện bằng cái miệng khi nói chuyện với người khác luôn uốn hình số tám - đúng như tiêu đề của bài viết.

Trong khi đó nữ nhà thơ Tuyết Nga của xứ Nghệ lại có đặc trưng là tiếng cười: “… lúc nào cũng vang lên trong vắt, vô tư lự, cười và thế a thế a… đáng yêu vô cùng.” [29;80]. Bên cạnh đó độc giả cũng rất bất ngờ khi được biết nhà văn Nguyễn Minh Châu - tác giả của Cửa sông, Dấu chân người lính, Miền cháy… ngoài đời lại là một người nhút nhát nhưng nghịch ngầm. Trong bài viết về nhà văn này tác giả đã minh họa cho nét tính cách đó bằng câu chuyện sau: “… năm 1984 anh vào Huế, một hôm gặp mình anh nói tôi vừa phát hiện ra quán cháo gân bò hay lắm. Mình nói ngon hả anh, anh cười khì

khì, nói không ngon lắm nhưng mà hay. Mình đi theo anh, chị bán cháo gánh béo trắng mượt mà, ngực lớn trắng hồng phồng căng, quần lụa mỏng đứt một đường thẳng khít đũng quần. Chị làm như không hay biết gì, cứ múc múc chan chan, khi cúi xuống khi ngước lên, ngực rất vừa tầm mắt người ngồi ăn, cặp đùi khi khép lại khi xòe ra, đường chỉ đứt đũng quần nứt ra một đường trắng bóng. Anh ghé tai mình cười khì khì, nói hay không hay không, tụi mình viết văn đéo câu khách giỏi bằng bà này” [29;168].

Như vậy, việc dựng chân dung theo kiểu này có tác dụng rất lớn trong việc cá thể hóa tính cách mỗi văn nghệ sĩ. Chỉ với vài ba nét chấm phá về họ, Nguyễn Quang Lập đã làm cho chân dung mỗi người hiện lên thật sống động và gần gũi. Dưới ngòi bút của ông, các nhân vật với những tính cách đặc trưng, không ai giống ai, như đang đi lại, nói năng, ứng xử trước mắt chúng ta. Phải chăng đó cũng chính là một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn cho người đọc khi tiếp cận với sáng tác của nhà văn tài năng này?

3.2.2 Cách nói biểu cảm

Là sản phẩm sáng tạo của nhà văn “Giọng điệu thể hiện thái độ tình cảm, lập trường, tư tưởng đạo đức của nhà văn đối với hình tượng được miêu tả, thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, cách dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ gần xa, thân sơ, thành hình hay suồng sã, ca ngợi hay châm biếm” [3,134]. I.X.Turgnev rất có lý khi cho rằng “Mỗi nghệ sĩ giống như một con chim. Mỗi loài chim có cấu trúc thanh quản khác nhau. Cũng tương tự như thế, nhà văn phải biết tạo cho mình một giọng điệu nghệ thuật riêng, giọng điệu ấy chỉ có thể cất lên từ cổ họng của người nghệ sĩ”.

Giọng và điệu là một trong những yếu tố cấu thành nét đặc trưng cho mỗi lời văn nghệ thuật. Giọng điệu góp phần khu biệt đặc trưng phong cách mỗi nhà văn cũng như khuynh hướng sáng tác. Xét ở góc độ tâm lý, giọng điệu thể hiện các trạng thái tình cảm của con người như: buồn, vui, giận, hờn,

ghét, thương… Giọng điệu là một hình thức bộc lộ chủ quan của tác giả, do vậy qua giọng điệu của một tác phẩm văn học, cho phép ta đánh giá về tầm văn hóa, thái độ, tài năng và phẩm chất của người nghệ sĩ. Muốn hiểu tác phẩm không thể bỏ qua việc khảo sát giọng điệu vì giọng điệu là thước đo giá trị của sản phẩm tinh thần đó.

Có thể thấy rằng, giọng điệu là một trong những yếu tố dễ gây ấn tượng cho người đọc từ lần tiếp xúc đầu tiên bởi thế nó là yếu tố rất quan trọng trong việc thể hiện cá tính và tài năng nghệ sĩ.

Trong cuốn Viết về bè bạn của Bùi Ngọc Tấn, theo tiết lộ của chính tác giả thì một người bạn của ông là Hứa Văn Định đã từng khuyên ông: “Tôi chỉ muốn ông viết khỏe khoắn, không những không than vãn mà còn hài hước.

Hãy kể những chuyện đau bằng cái giọng hài” [161]. Phải chăng lời khuyên này chính là động lực để tác giả “kể những chuyện đau bằng cái giọng hài” - điểm đặc sắc về giọng điệu của tác phẩm này so với những chân dung văn học khác? Ở đây Bùi Ngọc Tấn đã dùng chất giọng đó để nói về chính ông, về bè bạn của ông, như nhà thơ Dương Tường đã từng nhận xét: “Bùi Ngọc Tấn, trong mắt tôi là người biết chưng cất cái đau thành hi vọng, thành tiếng cười, không chính xác hơn thành nụ cười, vì anh không mấy khi cười thành tiếng.

Tôi gọi đó là hóa học của nhân bản. Hay có khi đó là bí quyết đạt đạo của những người hiền” [71]. Vậy bằng chất giọng hài hước của mình, Bùi Ngọc Tấn đã kể những chuyện gì cho độc giả? Đó chính là câu chuyện về cuộc sống mưu sinh vất vả của những bạn bè ông: Chu Lai, Đình Kính, Nguyễn Quang Thân, Dương Tường, Mạc Lân, Lê Bầu, viết về những điều mà ông gọi là “sự nhếch nhác trần ai” [6] của họ. Trong thời kì bao cấp khó khăn thì việc nhà văn, nhà thơ phải đi bán máu, đi viết văn “thuê”, văn “chui”… để có thêm thu nhập trang trải cho cuộc sống gia đình cũng là chuyện bình thường và tác giả đã kể lại những câu chuyện ấy bằng chất giọng đầy hài hước. Đây là đoạn ông

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC TỪ 1986 ĐẾN NAY (Qua ba tác giả: Bùi Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái, Đỗ Lai Thúy) (Trang 89 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w