Nhận diện đánh giá tác phẩm

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC TỪ 1986 ĐẾN NAY (Qua ba tác giả: Bùi Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái, Đỗ Lai Thúy) (Trang 57 - 77)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Nhận diện đánh giá tác phẩm

Chân dung văn học không chỉ khắc họa hình ảnh người nghệ sĩ trong lao động nghệ thuật mà còn tái hiện thái độ, cách ứng xử của họ với con người, với cuộc đời. Họ có thể là “những ngôi sao mờ mịt vần vụ bão giông” trên bầu trời văn học với tất cả những “nhếch nhác trần ai”, nhưng điều quan trọng hơn là vượt lên trên những điều đó, họ luôn luôn vượn lên trên xã hội, vượt lên số phận, trở thành “những lực điền trên cánh đồng chữ”, để đóng góp cho đời những rừng cây xanh lá, những đóa “Hướng Dương thơm”, mang nhiều giá trị sâu sắc. Chính vì thế trong quá trình dựng chân dung của họ, người viết không quên đưa ra những nhìn nhận, đánh giá về tác phẩm văn học, những công trình nghiên cứu, phê bình của mỗi chân dung.

2.2.1. Các tác phẩm văn học

Như trên đã nói, đối tượng hướng tới của thể chân dung văn học là các nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, phê bình… Bởi vậy cho nên một trong những yếu tố thường thấy là qua các chân dung văn học đó, là sự tái hiện lại một phần sự nghiệp văn chương và những đóng góp đặc sắc của nhà văn, nhà thơ ấy. Thể chân dung văn học nở rộ trên văn đàn Việt Nam hiện đại khi trong xã hội xuất hiện nhu cầu bộc lộ cái tôi cá nhân, được bộc lộ cảm xúc của mình một cách khá thoải mái về chân dung một con người, về một thời.

Cảm xúc ấy thường là sự ngợi ca và những con người đó thường là “hằn dấu

mình lên dung mạo của thế kỉ” thông qua chính những tác phẩm văn học của chính mình.

Sự nghiệp văn học của các nhà văn luôn là một điểm sáng thu hút người dựng chân dung văn học, sự nghiệp văn học ấy sẽ là một nét bút khắc họa đậm nét cho chân dung của các nhà văn. Không chỉ khơi gợi tình thương mến mà các chân dung văn học sẽ khiến độc giả ngưỡng mộ và trân trọng các nhà văn, chính vì thế bên cạnh việc nhìn nhận, đánh giá con người của đối tượng dựng chân dung, thì việc nhìn nhận về những sáng tác của những đối tượng ấy cũng là một cảm hứng không thể bỏ qua trong thể chân dung văn học, dẫu cho mức độ đậm nhạt và cách đánh giá của mỗi người lại có những cảm nhận và chiều hướng riêng.

Trong tập truyện Rừng xưa xanh lá, Bùi Ngọc Tấn với giọng văn đôn hậu, đằm, man mác, đôi chỗ dí dỏm, mà sâu lắng. Những nhà văn, về những bạn bè của ông thật sự gây xúc động cho người đọc, trong cái thời kì bao cấp, đầy rẫy những khó khăn, những lo toan về miếng cơm manh áo nhiều lúc quả thật đáng sợ, thế nhưng những con người ấy vẫn sống, vẫn lạc quan, vẫn yêu đời, vẫn trở thành những “Lực điền trên cánh đồng chữ” và cho ra những trang viết, những tác phẩm thật sự có giá trị. Khi viết về Nguyên Bình, một người bạn rất thân với mình, thân đến mức đã từng suốt ngày đạp xe đi “nhổng”, đi “đổ hàng”, đi làm báo cùng với nhau. Bùi Ngọc Tấn đã có những lời nhận định, đánh giá về tác phẩm có lẽ là hay nhất của bạn mình: Cô gái mồ côi và hòn đảo “Với tôi, Cô gái mồ côi và hòn đảo là một quyển thiểu thuyết hay, hay hơn Hương của anh, hay hơn Những ngày đã qua, quyển tiểu thuyết được giải a của hội nhà văn và tổng công đoàn của anh và tất nhiên hay hơn nhiều cuốn tiểu thuyết xuất bản thời đó” [175]. Ngoài ra Bùi Ngọc Tấn còn thấy rằng “khác với Agnes (hay chính xác hơn khác với Kun đê ra) người điên trong Cô gái mồ côi và hòn đảo, muốn đưa ra một lơi kêu gọi con người hãy hướng tới điều thiện. Anh

viết: “Con người không chỉ chịu trách nhiệm về cuốc sống trước mắt mà hàng vạn năm sau vẫn gánh hậu quả của thiện - ác” [175].

Không chỉ có cái nhìn, những lời nhìn nhận đánh giá về tác phẩm văn chương, trong quá trình dựng chân dung của mình Bùi Ngọc Tấn còn khéo léo lồng ghép những lời phát biểu, những sự cảm nhận và cả những ý kiến đánh giá tác phẩm của mình trong các loại hình nghệ thuật khác, ví dụ như nhiếp ảnh và cụ thể là triển lãm ảnh cá nhân của Vũ Tín: “Phòng triển lãm lần đầu của vũ tín tại bảo tàng quõn đội cú hai mảng rừ rệt. Mảng thứ nhỏt là những tư liệu khỏ đắt thời ông chưa bị thương kể cho đến bức ảnh chụp nam nữ giao liên trường sơn trước ngày ông lao vào thành cổ Quảng Trị năm 1972. Phần thứ 2 là phong cảnh, hội hố, đất nước, con người mới chụp gần đõy. Xem phần này thấy rừ là bác yêu đời và say sưa cầm máy đến thế nào. Lạng Sơn, Bát Tràng, Hà Nội, Sóc Trăng, Bến Tre… Cuộc hành quân nghệ thuật của bác sau này là trên đôi nạng gỗ, và luôn luôn có bác gái đi cùng” [234] hay “Xem triển lãm ảnh nghệ thuật của Vũ Tín ta thấy mỗi bức ảnh là một tác phẩm xứng đáng, trong mỗi tác phẩm của anh, người xem như nghe thấy âm thanh của thiên nhiên, tiếng nói của cuộc đời, nó như hướng về mọi điều thiện ở thế gian” [23].

Viết về bè bạn cảm hứng trong việc đánh giá tác phẩm càng được thể hiện một cách đậm nét hơn, tập hồi ức văn học bên cạnh việc chứa đựng những thông tin nhỏ mang tính cá nhân rất đời thường, đó có thể là niềm vui sướng khi biết được Sắp cưới của Vũ Bão đã được in trở lại: “Bởi đó không chỉ là một trang của ký ức dân tộc, không thể thiếu, Sắp cưới vẫn còn nguyên giá trị, vẫn đang nói với ta những gì về cuộc sống hôm nay, văn chương đích thực là như vậy. Nó chịu được thử thách của thời gian” [109]. Cũng trong quá trình dựng chân dung về Vũ Bão, mà Bùi Ngọc Tấn đã phần nào giúp cho người đọc có được cái nhìn khái quát, những sự cảm nhận nhất định đối với cuốn tiểu thuyết này: “Chỉ với 159 trang (trừ 7 trang bìa lót và giới thiệu).

Sắp cưới đã khái quát được một giai đoạn của nông thôn sau chiến thắng Điện Biên Phủ, hòa bình đã lập lại sau 9 năm kháng chiến, cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng lòng người biết bao hy vọng và mừng vui đón nhận cuộc sống mới. Kết nạp vào nông hội, vào đoàn thanh niên lao động là những sự kiện đáng tự hào” hay “Sắp cưới chỉ 160 trang nhưng cầm trên tay thấy nặng, sức nặng của kiếp nhân sinh. Sức nặng của hiện thực được chưng cất cô đọng, sức nặng của chữ, của ngòi bút tài hoa và trách nhiệm”. Dường như Vũ Bão khá may mắn khi được Bùi Ngọc Tấn quan tâm và đưa ra lời giới thiệu, cũng như những cảm nhận đánh giá về một số tác phẩm của mình: “Bó cỏ treo trước mừm ngựa là một truyện ngắn đặc sắc của anh, kể lại chuyện một tiền đạo vua chiến trường, trung phong Lê Doãn. Anh là sát thủ của bất kì đội bóng nào. Tạp chí sức trẻ đã đã bỏ cả hoa, lá , cá, gái, chim, in ảnh Lê Doãn đang đi bóng vào bìa một, trong hai ngày bốn vạn số bán hết veo” câu chuyện là sự cố gắng của Lê Doãn để có thể đạt được bàn thắng thứ 200. Thế nhưng bàn thắng ấy càng với mãi mà càng không tới, nó mãi mãi là bó cỏ treo trước mừm ngựa “con Ngựa guồng vú, nghển cổ nghờnh đầu đến mấy, bú cỏ vẫn cứ giữ cự ly nghiệt ngã đúng có một đốt ngón tay”. Từ hình ảnh ấy, Vũ Bão như đang muốn nói với chúng ta rằng: “Hãy biết rút lui đúng lúc hỡi các nhà thể thao, nhà văn, nhà báo, nhà họa và những nhà gì gì nữa, xuất hiện đã khó, rút lui còn khó hơn nhiều”.

Không chỉ viết về Nguyễn Thị Hoài Thanh với một sự cảm kích, quý mến, trước sự giúp đỡ chân thành của chị trong những ngày mà Bùi Ngọc Tấn lận đận nhất. Ông còn hiểu một cách khá sâu về những bài thơ của chị, người con gái với những bài thơ gắn liền với mảnh đất Hải Phòng, Hải Phòng là thành phố của hoa phượng, tháng năm rợp trời hoa phượng đỏ (Hải Như), hoa như mưa rơi rơi (Thanh Tùng), đánh giá về những bài thơ về thành phố hoa phượng đỏ, Bùi Ngọc Tấn nêu cảm nhận của mình: “tôi nghĩ bài hoa phượng

của Nguyễn Thị Hoài Thanh là một trong những bài đặc sắc nhất về đề tài này” [149].

Hoa rong chơi từ mùa thu năm ngoái Hôm nay nghe phố gọi rủ nhau về Gió đã mỡ nắng đã vàng đã chín Hồn đã say chân đã bước đinh ninh

Trong ngất ngây như có ai cuối phố đợi mình Ai hát nữa điều gì thao thức lạ

Hoa khờ dại cháy mình trong nắng hạ Để thu về tan tác cả lòng ai

Hình như một kỉ niệm đang trở về cùng chị. Hoa phượng đã làm chị nhớ lại” [150].

Ngoài ra khi nhìn nhận về “nỗi cô đơn” trong con người và trong thơ của Nguyễn Thị Hoài Thanh, Bựi Ngọc Tấn cũng cảm nhõn thấy rất rừ sự cụ đơn đang len lỏi, đang đi từ ngoài thực vào trong thơ của cô, chẳng những thế mà ông đã lặng người khi đọc những vần thơ của chị viết về nỗi cô đơn:

Sau hồi kẻng tan ca

Tôi ngã vào vòng tay lạnh lẽo của mùa đông

Nỗi cô đơn làm cho chị cảm thấy chẳng có ai để chia sẻ, để mà trò chuyện, khiến cho chị phải “nói chuyện với mèo”, rồi thì chị tâm sự với chính mình, với cây, với hoa, ở mỗi nhận định như vậy, người viết đều có những dẫn chứng cụ thể, nhằm làm sáng tỏ những suy nghĩ, cảm nhận của chính bản thân mình.

Tác giả còn tập trung ngòi bút viết về Cuộc phiêu lưu màu trắng của Nguyễn Thanh Bình, ở loại hình nghệ thuật hội họa, cuộc phưu lưu ấy, Nguyễn Thanh Bình gặp không ít những khó khăn, gian truân, lận đận. Nhưng với tâm huyết, sự tận tụy và tài năng của mình, Nguyễn Thanh Bình đã để lại cho đời nhiều bức tranh mà “tranh của anh chưa vẽ đã có người đặt mua rồi”.

Và để giải thích cho sự cuốn hút từ tranh của thanh bình, Bùi Ngọc Tấn đã đưa ra những đánh giá: “Nhưng tôi lại thấy trên tranh của Nguyễn Thanh Bình có cái gì bí mật và kỳ thú ở những người con gái, đàn bà hiện lên trong những tương quan phong phú và ẩn giấu như thôi miên của trắng, có cái trinh tiết không mua chuộc được, như một vẻ đẹp hướng về cái lý tưởng, vừa tôn giáo, vừa nhục cảm bởi những bóng đặc ngân nga thì thầm nơi thân thể. Ở đây, màu trắng của Nguyễn Thanh Bình như ra khỏi đời sống thực tại, ồn ào và khắc nghiệt với máy móc của nền văn minh cơ khí. Hình tượng hội họa của Nguyễn Thanh Bình không ngả về thế giới khách quan mà là hướng nội. Ở đây có chút hơi thở phương Đông, phảng phất chốn ẩn náu của tâm hồn con người, khi đã hài hòa được cái chung và cái riêng để nhìn thấy một thế giới nơi chân trời xa của tâm linh đại ngã. Có lẽ đó là ước mơ của người nghệ sĩ trẻ này. Và khi ta thấy hội họa của anh đây đó có nhuốm mầu tượng trưng hay siêu thực, thì ta cũng không ngần ngại gì mà không nghĩ tới tiền kiếp của nó đã có trong nghệ thuật Pháp với P. Gauguin, O. Redon, E. Bernard, M.

Laurencin… ở chất thơ êm đềm. Hoặc khi ta mẫn cảm với cái vô bờ mầu trắng ở đây như ở đàng xa chân trời, biển khơi, với một xúc cảm buồn buồn cô quạnh dấy lên từ đó, thì tôi cho rằng đó là sự thật lâu dài và vinh hạnh”.

Màu trắng của Nguyễn Thanh Bình muốn ám thị nội hàm tâm tưởng đó”

[265], có lẽ những giá trị của Nguyễn Thanh Bình nằm ở những điều này, một cuộc phiêu lưu mà Thanh Bình đã rất thanh công với một phong cách không trộn lẫn.

Tương tự như vậy. Cảm hứng về việc đánh giá tác phẩm, cụ thể là các tác phẩm văn học, trong Họ trở thành nhân vật của tôi. Tác giả Hồ Anh Thái cũng thể hiện rừ điều này, khi đưa ra những lời bàn luận, đỏnh giỏ về những tác phẩm của những “ nhân vật” của mình.

Những con người được Hồ Anh Thái dựng chân dung cứ lần lượt hiện lên không chỉ qua ngoại hình, dáng vẻ, tính cách của họ, mà thậm chí bóng dáng của họ còn phảng phất và nhiều lúc in đậm lên trên từng trang viết, và Hồ Anh Thỏi đúng vai trũ như một lăng kớnh để dừi nhỡn, đỏnh giỏ họ qua chớnh tỏc phẩm của họ, đó là Ma Văn Kháng với Ngược dòng nước lũ “cuốn tiểu thuyết đáng chú ý nhất năm 1999, vừa thú vị, vừa có điều đáng bàn lại” [8]. Không chỉ gói gọn trong một phạm vi nhỏ hẹp, một tác phẩm, để tránh cái nhìn chủ quan, tránh những lời nhận định mang tính cảm tính, Hồ Anh Thái đưa ra sự nhìn nhận ở nhiều tác phẩm của mỗi tác giả: “Tiểu thuyết Mưa mùa hạ của Ma Văn Kháng gây tranh luận sôi nổi trên báo chí” và “ngay sau đó tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn làm tôi thực sự say mê và tôi đã viết những dòng sớm sủa” [1].“Đến bây giờ tôi vẫn giữ ý kiến cho rằng đây là cuốn tiểu thuyết hay nhất của Ma Văn Kháng, mặc dù anh còn tiếp tục gây sóng gió ồn ào trên văn đàn vào năm 1990 với cuốn Đám cưới không có giấy giá thú, hay đó là những tình cảm của tác giả đối với Tô Hoài cùng những sáng tác của ông : “Trong Chiều chiều cũng có hai câu chuyện” cứ như tiểu thuyết” làm tôi băn khoăn về tính xác thực nói cách khác thì hai chuyện ấy thực quá đến mức người ta ngờ có bàn tay của người viết tiểu thuyết” [26].

Đó còn là chân dung của Đoàn Lê với đầy rẫy những khó khăn vất vả, đầy những thăng trầm của một cuộc đời sóng gió, thế nhưng con người ấy vẫn để lại cho đời những vần thơ hay, những dòng tiểu thuyết nhận được rất nhiều sự ngưỡng mộ và trân trọng. Tiểu thuyết Cuốn gia phả để lại của chị nhận được sự đánh giá rất cao: “Càng đọc mới càng ngớ ra, như là lâu nay mình hiểu sai về một con người. Cuốn sách chứng tỏ một tay nghề tiểu thuyết chững chạc, tổ chức ngăn nắp các đường dây nhân vật, khéo léo lách qua cái mê cung nhân vật chằng chịt để tới được cái đích của mình” [39]. Thậm chí đó còn là những lời khen ngợi, những đánh giá rất khách quan về nghệ thuật

của cuốn tiểu thuyết: “Một điều đáng kể nữa ở Cuốn gia phả để lại đó là ngôn ngữ, một thứ ngôn ngữ dịu dàng nền nã mà hóm hỉnh, được tiếp tục ở các tác phẩm văn học sau này của Đoàn Lê, nhưng không có điều kiện phát huy trong tác phẩm điện ảnh” [39]. Có vẻ như Vũ Bão thật may mắn khi được khá nhiều người dựng chân dung về mình và trong Họ trở thành nhân vật của tôi, một lần nữa cái tên Vũ Bão lại xuất hiện và lần này cũng gắn liền với Sắp cưới: “Sắp cưới in năm 1957 không khỏi bật cười bức thư của cặp trai gái viết cho nhau mà cuối thư là câu “chào thân ái và quyết thắng”. Vũ Bão có cái lí của ông, hình như dân mình quen ăn nói bằng thứ ngôn ngữ do hệ thống thông tin đại chúng truyền bá hằng ngày, những Tiền đồn, những Cuộc đấu tranh ai thắng ai, Giang sơn gấm vóc, những Vĩ mô vĩ mô [54]... Những ngôn từ khuôn mẫu to tát và hoa mỹ được ông dùng lại bỗng nhiên trở thành ngôn ngữ phong trào. Còn riêng đối với Lê Minh Khuê “người đàn bà viễn thị”, Hồ Anh Thái dành nhiều trang viết cho cuộc đời và song hành với đó là những tác phẩm gắn liền và làm nên tên tuổi của chị, nhiều người đọc tâm đắc với mảng truyện sau chiến tranh của Lê Minh Khuê, đồng thời cũng rất ngạc nhiên, phương pháp tiếp cận đời sống nào, khả năng xử lí hiện thực nào, khả năng hư cấu nào, trí tưởng tượng nào khiến một người đàn bà thùy mị, bao giờ cũng chỉ nghĩ tốt về người khác lại có thể trở nên sắc sảo và dữ dội đến thế trong văn chương, những tác phẩm, hay chí ít những vấn đề chị đề cập đến trong tác phẩm, cụ thể là trong tuyển tập Những ngôi sao, trái đât, dòng sông

“được thể hiện bằng một nền văn phong đẹp, chua xót và trang nghiêm” [16].

Người đọc biết đến những bài thơ đầy da diết cuả “ Người đàn bà ngồi đan” Ý Nhi: “Thơ Ý Nhi nhiều nỗi nhớ về những vùng đất, ngày trước là nhớ Hải Phòng của tuổi thơ, sau này chuyển từ Hà Nội vào Sài Gòn, thì nỗi nhớ lại hướng về Hà Nội, bài thơ về Nguyễn Du là là một hoài niệm về Thăng Long, bài Thành phố tràn đầy hoa cúc là một hoài niệm về Hà Nội: Những đại lộ /

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC TỪ 1986 ĐẾN NAY (Qua ba tác giả: Bùi Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái, Đỗ Lai Thúy) (Trang 57 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w