8. Cấu trúc của luận văn
2.1. Nhận diện, đánh giá tác giả 1. Các tác giả là nhà văn
Từ 1986 đến nay, xã hội Việt Nam chuyển dần và chuyển mạnh sang một thời kì đổi mới khá toàn diện, từ một số quan niệm về nhà nước, thiết chế xã hội, cơ cấu kinh tế… đến việc tìm cách mở rộng các mối quan hệ kinh tế, văn hóa với thế giới, việc cho phép hình thành và phát triển song song năm hình thái kinh tế trong nước.
Tất cả những sự đổi mới đó đã khiến cho năng lực cá nhân ở mỗi người được phát huy mạnh mẽ hơn trước. Trong xã hội hình thành và phát triển một luồng suy nghĩ, một trạng thái tâm lý mới : Để sống và phát triển trong xã hội hiện tại - một xã hội đang có suy thế hòa nhập nhanh vào cộng đồng quốc tế, thì ý thức cá nhân, sức làm việc năng động và sáng tạo của mỗi cá nhân cần được giải phóng triệt để, cần được đề cao, tạo điều kiện phát triển nhanh, mạnh và đúng hướng.
Từ những năm 1986 đến nay giới cầm bút Việt Nam đã chuyển mình như thế, vì thế lực lượng đã đông hơn, trong đó đã xuất hiện nhiều cá tính sáng tạo mới, với một tốc độ nhanh hơn gấp bội. Đồng thời, họ có nhiều thời gian hơn, để suy ngẫm, để nghiên cứu, để sáng tác, nhìn nhận về những con người mà họ ít nhiều có mối quan hệ gần gũi. Quá trinh nhà văn viết về họ sẽ giúp cho người đọc hiểu môt cách sâu sắc hơn, thấu đáo hơn, trọn vẹn hơn.
Đặc biệt là đa chiều góc cạnh hơn. Đã là nhà văn, dường như ai cũng biết sử dụng thủ pháp hư cấu, cũng có người gọi đó là “bịa như thật”. Song với các nhà văn dựng chân dung nguyên tắc quan trọng nhất trong sáng tác đó là tôn trọng sự thật, nằm ngoài hư cấu. Đó là sự thật về một con người – thường là nhà văn, nhà thơ, sự thật về một chi tiết còn mơ hồ, lẩn khuất. Và cứ như vậy trong quá trình viết về họ, người viết xen lồng vào đó những sự nhìn nhận, đánh giá về tính cách, thói quen, dáng dấp ngoại hình, đời sống nội tâm về họ.
Trong lời đầu sách của cuốn Viết về bè bạn, tác giả Bùi Ngọc Tấn đã viết: “Đây không phải tập sách viết về những ngôi sao sáng mà phần lớn là những ngôi sao mờ mịt vần vụ bão giông… Tôi viết về họ như những người mang nghiệp chướng trong mình. Tôi viết về sự nhếch nhác trần ai của họ, của những người làm nghề mà các tập chân dung văn nghệ sĩ khác chưa nói tới hoặc chỉ nói qua…” [6]. Đúng với quan niệm đó, trong cuốn sách này chân dung của những Chu Lai, Đình Kính, Nguyễn Quang Thân, Dương Tường, Mạc Lân, Lê Bầu… Đúng với quan niệm đó, trong cuốn sách này chân dung của những Chu Lai, Đình Kính, Nguyễn Quang Thân, Dương Tường, Mạc Lân, Lê Bầu… Với những “nhếch nhác trần ai” một thời của họ đã được tái hiện thật sống động. Trong những thập niên 80 của thế kỷ trước, khi nền kinh tế cả nước biến động mạnh với việc chuyển từ hệ thống bao cấp sang kinh tế thị trường, thì viết thuê chính là một công việc có thu nhập khá, giúp ích rất nhiều cho nhà văn trong trách nhiệm gánh vác gia đình. Chu Lai,
Đình Kính, Nguyễn Quang Thân đã vào tận vùng rừng núi Đồng Nai để kí hợp đồng viết một cuốn sách về một lâm trường quốc doanh ở đó. Hai tháng trôi qua và bản thảo cuốn sách đã hoàn thành với bao vất vả của ba tác giả.
Phần thưởng dành cho họ là ba chiếc nhẫn, giá trị mỗi chiếc một chỉ vàng, do đích thân ông giám đốc lâm trường đeo vào tay cho họ. Thế nhưng, khi đi qua Thảo Cầm Viên, Chu Lai và Đình Kính đã bị một “bầy tiên nữ” vây xung quanh và kết quả là chiếc nhẫn của Đình Kính đã không cánh mà bay. Câu chửi của Chu Lai ở phần cuối câu chuyện: “Tài đến thế là cùng! Tiên sư em Tào Tháo!” [22] cũng là lời kết thúc một tấn bi - hài kịch trong sự vất vả mưu sinh của người nghệ sĩ. Còn đối với Dương Tường và Mạc Lân thì trong kí ức của họ hẳn là không thể quên chuyện đi bán máu ở bệnh viện để lấy tiền trong những năm 1964 - 1965, thời kì mà cuộc sống của nhân dân cả nước nói chung, của giới nghệ sĩ nói riêng còn vô cùng khó khăn . Cũng như viết văn thuê, công việc bán máu cũng khiến những nhà văn này gặp lắm chuyện bi - hài mà phần lớn là những chuyện “cười ra nước mắt”. Đó là chuyện đeo thêm chì vào người nhằm tăng trọng lượng cơ thể, để bán được nhiều máu hơn hay là sự bối rối, ngượng nghịu khi tình cờ gặp người quen - toàn là trí thức trong lúc chờ bán máu. Nhưng có hề gì, vì dù sao đây cũng là công việc lương thiện và quan trọng hơn là: “Lấy xong máu, cầm biên nhận đến tài vụ lĩnh tiền, nhận phiếu bồi dưỡng… Mỗi người được lĩnh tem 2 cân đường, 4 cân đậu phụ, 2 kí thịt, 2 hộp sữa. Thế là mất đi một ít máu nhưng túi nằng nặng tiền và tem phiếu. Cho nên những ngày đi bán máu rất vui…” [64;66]. Với nhà văn Bùi Ngọc Tấn, văn chương như một người vợ, người yêu: “tôi được nghỉ hai tháng để viết, lại được công khai sống với bà vợ bé của mình là văn nghệ (bao giờ vợ bé dấm dúi cũng đáng yêu hơn vợ cả đàng hoàng). Trong tập chân dung này, không chỉ viết về bè bạn, mà ông còn viết về chính mình, ông đã phát biểu trực tiếp về nghề: “viết văn quả là một trò chơi xa xỉ, một công việc mạo
hiểm”, một công việc cực nhọc và phải kiên tâm. Mỗi người có thói quen viết của mình. Tôi dù thâm niên viết chưa nhiều cũng có thói quen riêng” [387].
Nhưng nghề văn là một nghề ma lực, Bùi Ngọc Tấn bị hấp dẫn bởi ma lực ấy, ông bộc bạch: “Tôi thích viết về đêm. Từ sau mười giờ rưỡi trở đi cho tới khoảng một giờ sáng là thời gian làm việc kết quả nhất của tôi, tôi ý thức được rằng mình đang làm một việc tốt đẹp nhất trong những việc tốt đẹp”.
Trong tác phẩm của mình, những lời nhận xét, đánh giá của Bùi Ngọc Tấn về “bè bạn” của mình có khi là những ấn tượng, những lời đánh giá rất chân thật về dáng dấp, ngoại hình, thời quen sinh hoạt của một người bạn. Ví dụ như khi viết về Dương Tường: “với ông Tường thì cẩn thận réo lên như thế cũng không thừa, vì ông không bao giờ có nhà, ông vắng nhà ngay cả khi ông có nhà theo cái nghĩa dung tục đời thường. Ông đang vớ vẩn đâu đó…ta cứ việc réo lên rồi ta cứ xộc đến với ông. Ông không từ chối ai hết” [19]. Quả thật lúc nào Dương Tường cũng vắng nhà, bởi lẽ, đó là “con người thuộc về nghệ thuật”, lúc nào Dương Tường cũng dành thời gian cho nghệ thuật “viết những bài phê bình, giới thiệu hội họa rất có chất lượng và viết nhiều hơn số đông nhà phê bình chuyên nghiệp” [23]. Tính cách của Dương Tường còn được đề cập đến ở một góc độ khác, tính cách ấy xuất hiện trong bài phỏng vấn của báo Lao động, một con người được tiếng là chu đáo tận tình với bạn bè “tôi yêu quý các nghệ sĩ, ở thế hệ đàn anh, đó là phẩm chất mà người Pháp gọi là một sự toàn vẹn “nguyên khôi”, hết mình, trung thực, không thể chê trách” [25]. Như vậy ta có thể dễ dàng nhận thấy đặc điểm trong tính cách của Dương Tường đang dần dần hộ mở và hiện ra một cỏch dần rừ nột dưới những lời kể, lời đánh giá, nhận xét về bạn của mình ở Bùi Ngọc Tấn.
Hay khi viết về Mạc Lân, trong cuộc trò chuyện của người viết với một nhà văn khác, đó là Nguyễn Khải, thì gần như ngay lập tức một mạc lân thật dung dị, đời thường, một Mạc Lân với “chí lớn và ngang tàng” ngay lập tức
hiển thị trên trang viết, cái tính cách ngang tàng ấy được Bùi Ngọc Tấn kể:
“lâu lâu không thấy tôi gọi điện lên, ông Lân ông ấy lại gọi tôi xuống, ông ấy bảo: sao ông không gọi điện cho tôi, ông sợ đau hào à. Tôi bảo không phải sợ đau hào đâu mà chán lắm ông ơi, tôi có cảm giác ai đó đang nghe trộm câu chuyện của chúng mình. Ông ấy gắt: ai nghe? Ông cứ thần hồn nát thần tính.
Đ.mẹ thằng nào nghe trộm. Đấy. Tôi chửi rồi đấy, ông cứ nói đi” [43]. Chỉ cần một chi tiết nhỏ đó chúng ta thấy một Mạc Lân thật ngang tàng, tính cách mạnh mẽ mà cũng không kém phần dí dỏm đang hiện hữu một cách sống động. Khi dành những trang viết về Lê Bầu, Bùi Ngọc Tấn dành nhiều dung lượng hơn cho người bạn này cuả mình, một người bạn rất đỗi thân thiết, qua những lời kể, sự cảm nhận và đánh giá về con người. Tác giả cho ta thấy một chân dung Lê Bầu là một con người “hiểu giá trị của thời gian”, chính vì thế mà Lê Bầu “ra sức kiếm tiền và chi tiêu thật tiết kiệm đến nỗi về cuối đời có người bảo anh: hãy tập tiêu tiền cho mình đi ông Bầu ạ. Anh viết báo, anh sáng tác, anh vào ban sơ khảo, giám khảo cuộc thi, anh dịch sách, dịch báo.
Để có tiền nuôi mẹ, giúp vợ con, nuôi cháu” [88]. Một con người biết quý trọng thời gian, biết làm những việc cần làm, và sống hết sức có trách nhiệm với bạn bè và gia đình. Không chỉ có vậy, dưới những lời kể và góc nhìn của Bùi Ngọc Tấn, Lê Bầu còn là mộ con người rất thông minh, nhạy bén như “Sê - lốc - hôm”, con người biết tận dụng thời cơ vàng để chăm lo cho cuộc sống vật chất và tinh thần của mình: “hai lần cháy chợ Đồng Xuân, hai lần nhà Lê Bầu thành kho vải, thành sạp vải, hai lần Lê Bầu gặt hái” [95]. Có thể dễ dàng nhận thấy, qua những câu chuyện vụn vặt, hết sức đời thường mà Bùi Ngọc Tấn kể lại, chúng ta thấy được những ấn tượng sâu sắc của một người bạn dành cho một người bạn. Một người bạn hết sức thân thiết khác của nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Đó là Vũ Bão, một người mà khi nghe tin đã qua đời đã khiến cho ông “bàng hoàng rồi lặng đi” ấy, không khỏi chiến chúng ta thán phục, ca
ngợi khụng chỉ vỡ những Sắp cưới, Nhà trẻ khụng cú bụ, Bú cỏ treo dưới mừm ngựa hay Người vãi linh hồn, mà chúng ta còn cảm nhận được về một Vũ Bão với những cái nhìn tinh tế, tầm nhìn xa trông rộng, với những triết lí, quan điểm sống hết sứ rừ ràng, tỉnh tỏo và tiến bộ: “hóy biết rỳt lui đỳng lỳc hỡi cỏc nhà! Nhà thể thao, nhà văn, nhà báo, nhà họa và những nhà gì nữa. xuất hiện đã khó, rút lui còn khó hơn nhiều”. Chắc hẳn , trong cuộc đời không ít những khó khăn, vất vả, gian truân. Có khi bị “treo bút” và thậm chí bị bắt giam. Bùi Ngọc Tấn không thể nào quên được cái tên Nguyễn Thị Hoài Thanh. Người phụ nữ đã giúp đỡ gia đình ông rất nhiều. Có lẽ vì thế mà không khó để lí giải khi ông viết về cô với những dòng đầy sự biết ơn, đầy sự khâm phục và quý mến: “chị lên nhà, ân cần, thân mật, cởi mở như một người bạn thân của gia đình, và hoàn toàn chiếm được niềm tin, tình cảm của vợ chồng tôi” [134]. Có lẽ trong những giờ phút nghèo túng nhất của gia đình, Bùi Ngọc Tấn có lẽ đã không thể cảm thấy ấm lòng, có thể đứng vững nếu không có những sự giúp đỡ tận tụy và chân thành ấy: “Nguyễn Thị Hoài Thanh giảng cho chúng tôi về con nước, về chợ chiều, cá ươn, cá ế, về loại cá rễ cau, như con chạch nhưng đỏ, không ai ăn, mua về làm chượp và điều quan trọng là khi nấu mắm xong đừng lọc chắt ngay mà cứ để nguyên như vậy cho đến khi nguội hẳn vì trong quá trình ấy ảm đạm vẫn từ bã thôi ra nước”. Sự tận tình ấy còn được thể hiện: “lại cũng chị Thanh, chuẩn bị cả dây có nghĩa là dây cao su, cả bao tải”.
Chính nhờ cái tình ấy giữa những người bạn ấy mà cảm nhận trong lối viết của Bựi Ngọc Tấn là hết sức rừ ràng.
Có thể thấy trong phần lớn những “bè bạn” của Bùi Ngọc Tấn. Đại đa số đều là những người bạn thân thiết và cũng đại đa số có gốc gác cùng quê hương Hải Phòng với ông. Họ đều là những nhà văn có tiếng tăm. Khi viết về họ, Bùi Ngọc Tấn, với lối viết rất tự nhiên, sâu sắc, đằm đằm, nhân hậu, đã tái hiện là cuộc sống, đời tư của họ một cách khá kín kẽ, đầy đủ, sống động và
chân thật, lồng ghép trong lối viết ấy là những nhận định, đánh giá về họ một cách rất khách quan, sự nhìn nhận đa góc chiều, đồng thời qua đó tái hiện lại được một khu “rừng xưa”. Tuy gặp nhiều khó khăn, vất vả, trong một thời kì bao cấp đầy biến động, những vẫn luôn luôn “xanh lá”, đóng góp cho đời.
Trong lời mở đầu về cuốn sách họ trở thành nhân vật của tôi, tác giả Hồ Anh Thái viết “…tất cả những con người ấy, vốn tự mình sáng tạo ra cả một thế giới nhân vật, nhưng lần này, chính họ lại trở thành nhân vật trong tay người khác. Cũng như vậy, tôi có bộ sưu tập những người đã trở thành nhân vật của tôi”.
Quả thật, trong “bộ sưu tập về nhân vật” ấy. Hồ Anh Thái cũng đa phần dựng lại những chân dung văn học. Mà những chân dung ấy cũng đa phần là những nhà văn, người nghệ sĩ ít nhiều thân thiết với ông.Trong quá trình dựng chân dung, người nghệ sĩ, thì bên cạnh việc giúp người đọc cảm nhận về những nét vẽ đời thường, bình dị nhất trong mọi mặt của cuộc sống, thì cảm hứng của người cầm bút ở đây đó chính là việc đánh giá về tác giả, về “nhân vật” của mình.
Cũng giống như trong Viết về bè bạn của Bùi Ngọc Tấn. Trong Họ trở thành nhân vật của tôi, đa số những gương mặt, chân dung, nhân vật của Hồ Anh Thái đều là những nhà văn, ít nhiều có mỗi quan hệ, gần gũi, thân thiết với ông. Vì thế cảm hứng nghệ sĩ biểu thị khá đậm nét.
Nhân vật mở đầu cho tập chân dung Họ trở thành nhân vật của tôi.
Chính là Ma Văn Kháng, một con người mà ngoài đời thực, có nhiều cái na ná trong văn chương của chính ông, tính cách, phẩm chất con người của Ma Văn Kháng, đi thẳng vào trong những sáng tác cả ông, với một “cảm xúc rưng rưng trên từng trang viết về chuyện cũ, rưng rưng mà giọng kể vẫn giữ được trầm tĩnh. Ông kể chuyện mình, chuyện người, chuyện đời, kể hết cả cái hay, cái dở của mình, giọng điềm nhiên như như thể thời thế ấy tất nhiên tôi phải
vậy anh phải vậy”. [13]. Sự nhìn nhận, đánh giá về văn sĩ họ Ma càng trở nên chân thật hơn dưới lời kể của một người khác, đó chính là một đồng nghiệp của anh: “Ma Văn Kháng là cái anh ở miền núi quá lâu, nay lên tỉnh, thấy cái gì cũng hô hoán lên, toàn những điều người ta biết cả rồi”. Ông biết cả rồi vài chục năm qua không viết được gì đáng kể, còn cái ông đùng đùng như cháy nhà thì lúc nào cũng như đầy cảm hứng. Nhưng mà cảm hứng phê phán mỗi ngày một mạnh hơn cảm hứng trữ tình” [15]. Qua những dẫn chứng cụ thể đó, người viết hình dung, cảm nhận một cách sâu sắc về con người, phẩm chất và phong cách văn chương của đối tượng đang được nhắc đến”. Trong Chiều chiều với bác Tô Hoài, ngay từ những trang đầu tiên, Hồ Anh Thái đã có những nhận định về con người Tô Hoài: “người ta bảo ông Tô Hoài ghi chép rất tỉ mỉ, về mọi chuyện nên nhớ rất chi li” [22]. Không những vậy ông còn là một người: “đọc rất tốn báo”, có lẽ cũng chính vì nhứng đức tính cẩn thận, tỉ mẩn và chịu khó ấy mà mối tác phẩm của Tô Hoài đều rất sống đống, gần gũi, am tường và mang nhiều giá trị sâu sắc và đặc biết rất thành công ở nhiều mảng đề tài đa dạng. dưới lời nhận xét của Ma Văn Kháng,Tô Hoài còn là một con người: “đã có một cái giọng để viết hồi ký, đấy là một cái giọng thủ thỉ, kể chuyện đã qua một cách thản nhiên, không nóng nảy cao giọng hoặc bừng bừng tức tối” [ 23]. Ngoài ra khi viết về Tô Hoài, Hồ Anh Thái còn bàn luận, đánh giá đây là một cây viết xuất sắc “người ta không chỉ nghĩ đến Tô Hoài như một ông Dế Mèn có nhiều đóng góp cho văn học thiếu nhi. Tô Hoài như một cây đại thụ văn học bắt rễ từ đầu thế kỷ hai mươi, thành ra một chứng nhân của những đổi thay trên đất Hà Nội” [ 25]. Một nữ văn sĩ cũng nhận được khá nhiều tình cảm của Hồ Anh Thái, đó chính là Đoàn Lê, người mà Hồ Anh Thái coi như một người chị thực thụ, với “nhân vật này” thì tác giả thực sự ngưỡng mộ về tài năng và cá tính của chị, mộ con người “về hưu”
khi mà trông chị vẫn còn rất trẻ trung, một con người vô cùng hoạt bát, đến