Biểu đạt theo lối phân tích

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC TỪ 1986 ĐẾN NAY (Qua ba tác giả: Bùi Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái, Đỗ Lai Thúy) (Trang 77 - 89)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Biểu đạt theo lối phân tích

Một trong những tiêu chí hàng đầu của việc dựng chân dung văn học. Đó chính là trong quá trình viết, dù đôi khi có xen lẫn một chút hư cấu. Nhưng người dựng chân dung cần đề cao “sự thật” một cách xác đáng. Đồng thời, mỗi khi đưa ra những nhận định, đánh giá, quan điểm về tác giả hay tác phẩm thỡ người viết cần cú một lối phõn tớch chặt chẽ, rừ ràng, sỳc tớch. Cú như vậy thì mới tạo được sự ấn tượng, đồng thời tạo ra sự khách quan, độ tin cậy ở mức độ cao nhất có thể. Để có được điều này thì việc lập luận, phân tích là yếu tố không thể thiếu.

3.1.1. Cách lập luận

Có thể nói lập luận phân tích là một thao tác không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu văn học nói chung và trong việc chân dung văn học nói riêng. Yêu cầu của việc lập luận phân tích là cần phải đưa ra những lập luận lí lẽ khi bàn luận hay đánh giá một vấn đề nào đó, bởi lẽ việc lập luận như thế nào thể hiện rất rừ tư chất phờ bỡnh của một nhà văn.

Việc dựng chân dung văn học, được hiểu một cách đơn giản là tái hiện lại, dựng lại một chân dung, một gương mặt, một “nhân vật” nào đó, qua đó giỳp cho người đọc cảm nhận rừ về dỏng dấp, ngoại hỡnh, đặc điểm, tớnh cỏch và phong cách riêng trong lối hành văn, chính vì vậy khi xây dựng về một nhà

văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu, nhà phê bình… nào đó, người viết cần hạn chế đến mức tối đa lối viết suy diễn, chủ quan cá nhân, hay tái hiện một cách thiếu trung thực, khiến cho người đọc hiểu nhầm, hiểu sai, hiểu không cặn kẽ về đối tượng đang đươc nhắc tới. Xuất phát từ chính yêu cầu đó mà mỗi khi quyết định dựng chân dung về ai, thì mỗi nhà văn đều cần phải có một lối viết, lối biểu đạt, cách lập luận thật logic, khoa học, phù hợp, nhằm tái hiện một cách chân thực nhất, sống động nhất về mỗi con người.

Trong Rừng xưa xanh lá của Bùi Ngọc Tấn, dường như những đối tượng được ông dựng chân dung đều là những người rất thân thiết. Những người bạn bè, tất cả đã cũng nhau tạo nên một khu rừng bạt ngàn xanh lá, cùng chung với nhau về một thời kì thật khó có thể nào quên. Và có lẽ chính vì cái tình thân thiết ấy mà Bùi Ngọc Tấn kể về họ rất thật, có những chỗ thật một cách trần trụi, một hiện thực về một thời đó mất đang hiển thị rừ rệt trờn trang viết.

Nhưng người đọc hoàn toàn có thể thấy được rằng dù có dành tình cảm cho người này nhiều hơn người kia, yêu người này hơn người khác, quý mến, trân trọng đối với mỗi người là khác nhau. Thế nhưng khi viết về họ Bùi Ngọc Tấn thật hiếm khi để cho tình cảm cá nhân, hay sự yêu ghét chi phối đến việc bình phẩm đánh giá về tính cách, con người, hay nhìn nhận về sự ngiệp, sáng tác của họ, tất cả những gì ông viết đều dựa trên nhiều cơ sở. Có thể đó là dựa vào việc chứng thực “mắt thấy tai nghe”, việc gần gũi, thân thiết với họ.

Nhưng tựu chung lại khi đưa ra những nhìn nhận, đánh giá, Bùi Ngọc Tấn đều đưa ra một lối lập luận rất thông minh, hợp logic tránh xa vào lối viết cá nhân, cảm tính.

Khi nhìn nhận, đánh giá về một trong những người bạn thân nhất của mình: Chu Lai, Bùi Ngọc Tấn có viết : “không phải chỉ vì Chu Lai là một nhà văn đã thành danh, dễ dàng gây nên cú sét mến phục từ cái nhìn đầu tiên cũng không phải Chu Lai từng là đặc công đã lăn lộn ở vùng này” mà cái quan trọng

nhất đó chính là ở “giọng đọc”. Và để minh chứng cho điều này, Bùi Ngọc Tấn đưa ra một loạt những dẫn chứng hoàn toàn thuyết phục: “Chu Lai có một giọng đọc không chê vào đâu được ấm vang âm sang sảng lăn vào lòng người”

chính vì cái giọng đọc ấy đã khiến cho ông giám đốc lâm trường không chỉ

“cười, mà còn gạt gật” khiến cho ông ta “ngả hẳn người ra ghế, lim dim mắt”

và rồi cuối cùng chốt một câu: “tốt! tốt! cứ như vậy là rất tốt”. [16]. Hay khi viết về Dương Tường, một người bạn được ông cho là “ người của giao tiếp”, thì Bùi Ngọc Tấn đã khiến cho mọi người thấy đó là một điều mà không chỉ ông cảm nhận được mà nó còn là sự ghi nhận của những người khác nưa, trong đó có cả “người thứ 3” Dương Thụ: “thế giới giao tiếp của anh thật đa dạng. từ ông chủ tịch hội nghệ sĩ sân khấu tới các diễn viên trẻ, từ những ông tổng biên tạp báo tới các phóng viên mới vào nghề, từ những họa sĩ còn hàn vi, vẽ tranh bảo hộ lao động kiếm sống đến những nhân vật tiếng tăm như Nguyễn Tuân, Sĩ Ngọc, Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên..” [ 25,26].

Lối viết khách quan, tôn trọng những gì mà số đông ghi nhận rất hay được Bùi Ngọc Tấn chú ý, bởi lẽ nó không chỉ tạo ra sự tin tưởng mà còn góp phần làm cho người đang được dựng chân dung hiện lên một cách đa diện hơn, khi nói về Mạc Lân, ông cũng ghi lại lời nhận xét của Nguyễn Khải, chứ không tự mình thêm bớt lời lẽ vào trong quá trình tái dựng ấy: “Mạc Lân, con cả Lê Văn Trương, chí lớn và tính cách ngang tàng lắm”.

Đó còn là tính cách của Lê Bầu qua câu nói của Vũ Bão: “ông Bầu thì cứ có ai nấu cơm cho ông ấy ăn là ông ấy ở. Rồi ở đâu có nhà tắm là ông ấy không rời ra được nữa”.

Đến Viết về bè bạn, Bùi Ngọc Tấn vẫn với lối viết đằm đằm, đôn hậu ấy, nhưng gần như chẳng bao giờ ông có một chút nào đó gọi là suy diễn về tính cách con người, hay những sự bình phẩm một chiều, cá nhân về những sáng tác của họ, tất cả ông viết với một cái tâm, một sự chân thật tự nhiên, nó khiến

cho người đọc như đang hòa cũng với từng nhịp thở, dáng đi, đứng, nằm, đang cảm thụ tác phẩm cùng với nhà văn. Khi được cầm trên tay cuốn những con đường xứ Flandres của Dương Tường dịch, điều đầu tiên mà ông cảm nhận đó là : “đúng là một mê cung. Mê cung đối với người đọc, mê cung đối với người dịch vì nó là mê cung ngay đối với Claude simon, người viết ra nó”

tác phẩm ấy “mê cung đến nỗi mà đã khiến cho dương tường phải dịch vì

“nghĩ đến anh em chưa được đọc cuốn này thì thiệt quá” khiến cho ông phải nhiều lúc rất mệt nhưng cố”, và rồi tất cả những sự cố gắng ấy sẽ được đền đáp như chính nguyện vọng của Dương Tường trong lời đầu sách: “những ai tìm đến cuốn sách này với lòng ham muốn khám phá đích thực sẽ như bị bùa mê và sẽ đọc lại nó chí ít vài lần nữa” [28]. Không chỉ lập luận về những giá trị của tác phẩm, Bùi Ngọc Tấn còn đưa ra những bằng chứng thuyết phúc, những lí lẽ, nguồn cơn khi một sáng tác bắt đầu. Vì sao mà Thành phố dệt nổ sỳng ra đời? thế hệ sau chắc ớt người nắm rừ, nhưng nhờ những dẫn chứng này của Bùi Ngọc Tấn mà chúng ta thấu hiểu được cái hoàn cảnh sáng tác của nó: “một hôm, một ủy viên biên tập thân mật vỗ vai anh, anh hiểu ngay là sắp có nhiệm vụ đột xuất. Quả nhiên, người ủy viên biên tập nói với anh:

- Nó đánh Nam Định rồi.

Thế là ba lô xe đạp guồng suốt đêm về Nam Định viết thành phố dệt nổ súng” [ 60].

Và khi viết về Lê Đại Thanh cũng là một con người “hoàn toàn cô đơn, một con người cô đơn ngoài ý muốn. đúng hơn một con người bị bỏ quên giữa cuộc đời này. Mà ông cần biết bao nhiêu người đế chia sẻ. “Bạn” là khát vọng của ông” [227], người viết cũng dùng chính những lời thơ của người đang được nói tới để làm minh chứng:

Bạn là một nửa bản thân tôi

Nửa da thịt Nửa trái tim Khối óc Bạn là núi

Tôi là cánh buồn mây đỏ rực

Hoàng hôn vàng nồng nhiệt tới buông leo

Hơn ai hết, ông biết khi có bạn, ý chí, sức mạnh con người vừa tăng theo cấp số cộng, vừa tăng theo cấp số nhân:

Bão tố cuộc đời, tôi không còn e sợ Tôi có bốn cánh tay ngăn sức gió Tôi được nhân lên khi bạn cộng với tôi Tôi mạnh hai lần

Không chỉ lập luận một cách rất logic, hợp lí khi nói về các sáng tác, Bùi Ngọc Tấn còn đặc biệt chú trọng đến việc chứng thực về cá tính, phẩm chất của người đang được nhắc đến. Trong Cuộc phưu lưu màu trắng khi nói về Nguyễn Thanh Bình, mà theo sự cảm nhận và sự miêu tả của ông thì đó là mọt con người “rất chân thật, học kém thì nói là học kém. Thi không đỗ nói là thi không đỗ”, dường như muốn làm sáng tỏ về chi tiết này, nhà văn đã ngay lập tức kể lại một loạt những cái “rất chân thật” ấy: “em không học giỏi đâu.

Năm mới vào hệ trung trường cao đẳng mỹ thuật học kém là đằng khác.

Không có năng khiếu. vẽ bậy thì được - Bình cười - cuối năm 1987 được ra quân, về Hà Nội, mới biết bạn bè đã ra quân hết từ bao giờ kia rồi, chỉ còn mỗi mình em. Em ôn thi, thi vào trường đại học mỹ thuật, không đỗ. Phải học dự bị một năm [79, 80]. Đến năm 1981, chuyển vào thành phố Hồ Chí Minh, em mới học năm thứ nhất” [256].

Khi viết về ai cũng vậy, Bùi Ngọc Tấn rất quan tâm đến việc tạo dựng bối cảnh, không khí và đặc biệt là con người một cách không chỉ sống động

nhất, mà ông còn đặc biệt chú tâm đến việc viết làm sao, sử dụng dẫn chứng nào, lập luận sao cho logic, hợp lý và thuyết phục. Chính những điều đó mà mỗi chõn dung được dựng lờn đều hết sức rừ ràng, sinh động và đặc biệt là cú được độ tin tưởng nhất định.

Cũng tương tự như Bùi Ngọc Tấn. Trong Họ trở thành nhân vật của tôi, mỗi khi nêu ra một quan điểm, một lối suy nghĩ, hay cách cảm nhận về một ai đó, hay đánh giá về một tác phẩm, Hồ Anh Thái đều có những lý lẽ, dẫn chứng khá cụ thể, mang tính thuyết phục cao. Điểm này ta dễ dàng nhận thấy trong quấ trình ông dựng lại chân dung của Vũ Bão. Trong con mắt của người viết, Vũ Bão là một con người rất hăng hái trong việc đi chơi và viết báo, để làm sáng tỏ về điều này, tác giả đã đưa ra những minh chứng rất cụ thể. Vũ Bão là một con người mà dù có què, cũng chẳng bao giờ chịu ngồi yên ở nhà, hễ có ai rủ đi chơi viết báo ở tận Lạng Sơn, Lào Cai, Nha trang, Sài Gòn, là gần như mọi thứ khác sẽ được Vũ Bão gạt sang một bên, đặt chuyến đi và báo lên trên hết mọi thứ. Hồ Anh Thái đã kể lại một kỉ niệm nhỏ như thế này: “một hôm vừa xong cuộc họp, có người rủ đi Trà Cổ, Vũ Bão liền gọi về nhà xin phép vợ, nhưng chị Phong đang đi thăm bệnh nhân, anh vội quay sang bảo tôi: “cậu gọi điện thoại hoặc chạy qua báo bà Phong một câu, chiều mai tớ về” [51,52].

Trong quá trình viết về Vũ Bão, Hồ Anh Thái đã tránh được lối viết suông, hời hợt, thiếu căn cứ, mỗi khi đưa ra một nhận xét, đánh giá nào đó, Hồ Anh Thái đều dẫn dắt và thuyết phục người đọc với một lối viết rất tự nhiên và sâu sắc.

Nhắc đến người đàn bà viễn thị Lê Minh Khuê, Hồ Anh Thái đặc biết chú ý đến sự nghiệp của nhân vật này với những bài thơ, tập truyện ngắn, tiểu thuyết. Đặc biệt trong bài viết này, có một nhận xét rất nổi bật, trong cách nhìn, cách viết của nữ sĩ họ Lê: “gần đây, Lê Minh Khuê trỏ nên hơi duy lý, hơi lạnh”. Hồ Anh Thái đã làm sáng tỏ phần nào, cái duy lý, cái lạnh ấy, khi tiến hạnh phân tích, lí giải vì sao điều này lại xuất hiện trong một số sáng tác

của Lê Minh Khuê, bằng việc nêu ra cái căn cứ cho “sự lạnh”, “sự duy lý” ấy có lẽ một phần ảnh hưởng từ độ lạnh ở hai nhà văn kì cựu đó là Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, điều ấy dã bị gián đoạn từ lâu. Và dường như, đang có sự tái diễn ở lối viết của nữ nhà văn này.

Trong tập chân dung này, chúng tôi còn nhận thấy một trong những cách thuyết phục bạn đọc bằng cách phân tích cụ thể hơn, đó là trao đổi, gặp gỡ, bàn luận trực tiếp cùng với đối tượng đang được dựng chân dung. Khi tò mò về việc: “bạn bè thân thiết vào quán bia phải giao hẹn trước với anh: hôm nay chỉ được ngồi hai tiếng. không thì kéo cả ngày. Hôm nay chỉ được uống ba vại. Không thì sẽ là một danh từ không đếm được”. Và điều này được chính Hòa Vang trả lời, như một lời minh chứng, giải thích cụ thể, tỉ mỉ: “người ta đồn đúng đấy”, nhưng “trong những tiếng đồn, thực sự cũng nhiều điều oan cho tôi”. Người đọc nhận được một sự giải thích hết sức thỏa đáng cho điều này: “vài năm gần đây, tôi nhận thấy quỹ thời gian của mình, không phải là dư dật gì cho lắm, tôi quyết tu thân” [86].

Có lẽ ấn tượng nhất của Hồ Anh Thái về nữ sĩ Nguyễn Thị Ngọc Tú chính là một con người tinh tế, khéo léo. Những lời nói nhẹ nhàng, đôi mắt có hồn, và đặc biệt là sự nhạy bén tinh tế trong cách xử lí tình huống của bà.

Điều đó giúp cho người đối diện giảm bớt được nỗi buồn, sự thất vọng, và nỗi buồn chán. Hồ Anh Thái đã kể lại câu chuyện khi anh mang “truyện ngắn đến gửi đăng báo văn nghệ”. Dường như đã phát hiện ra sự non yếu của một cây bút trẻ, bà chỉ nhẹ nhàng bảo: “truyện buồn quá”. Đó chính là một cách nói, có thể làm cho tác giả vẫn còn hy vọng, không in được vì truyện của tôi buồn quá, không hợp với xu hướng lạc quan cách mạng đang hình thành, không phải vì tôi viết không hay. Thế nhưng chỉ có mình Hồ Anh Thái hiểu được ý nghĩa của “truyện buồn quá là gì. Biết được điều ấy, chính là nhờ sự gần gũi, cuộc trò chuyện trực tiếp với nhân vật này.

Và đặc biệt mỗi khi đánh giá một bài thơ, một trích đoạn, một tác phẩm của ai đú, việc phõn tớch càng được thể hiện rừ trong Họ trở thành nhõn vật của tôi. Đó là sự bàn luận về hình tượng Người đàn bà ngồi đan Ý Nhi. Tác giả nờu rừ: “cú thể với một số người, í Nhi là người đàn bà ngồi đan”. Nhưng dường như người viết không đồng tình với quan điểm trên: “nhưng tôi chưa hề thấy cô ngồi đan len ở cơ quan hay trong những cuộc họp như nhiều người đàn bà khác. Hình ảnh ngồi đan len dường như cũng không phải Ý Nhi. Để bảo vệ cho lý lẽ của mình, Hồ Anh Thái đã cẩn thận mời mọi người đọc lại bài thơ Nguời đàn bà ngồi đan. Như một lời khẳng định rằng hình tượng trong thơ không nhất nhất phải là một hình tượng cùng nguyên bản vói con người ngoài đời thật. một nhận định khác về thơ của Ý Nhi như sau: “thơ Ý Nhi nhiều khi cũng là những cõu chuyện” để làm rừ nú, người viết dẫn ra một vài tác phẩm cụ thể như Người đàn bà ngồi đan, Nguyễn Du, 1813.

Nguyễn Thị Huệ có lối ngắt câu đầy tâm trạng”. Đó là lời nhận định của Hồ Anh Thái khi viết về chân dung này, và “cái tâm trạng” ấy, khiến cho Hồ Anh Thái phải đọc đi đọc lại những đoạn văn như thế: “phố khuya. Không một bóng người. Sau cơn mưa. Tất cả sách bong như vừa tắm kỹ. Trăng sáng xanh.

Lạnh lẽo cô đơn. Hoa bằng lăng tím quá”. Sau khi trích dẫn ra những câu văn ấy. Hồ Anh Thái phân tích: “cái dấu chấm giữa câu “sau cơn mưa” và “tất cả sạch bong như vừa tắm kỹ” mang một tâm trạng lạ hơn cái tâm trạng mà người đọc thoạt đầu tiếp nhận theo lối thông thường. Lạ, và đó là một dấu chấm sáng tạo” [121]. cứ như vậy, người đọc hiểu được vì sao trong khi viết, Nguyễn Thị Huệ lại hay sử dụng lối ngắt câu một các độc đáo và khác lạ đến vậy.

Có thể thấy, việc đưa ra những cảm nhận, đánh giá về bất kì ai, Hồ Anh Thái đều cố gắng tránh lỗi diễn suông, hư cấu quá đà. Đặc biệt là những nhận định có ảnh hưởng trực tiếp về tính cách, nhân phẩm hay những đánh giá về tác phẩm văn học của đối tượng dựng chân dung. Hồ Anh Thái đã cho thấy sự

Một phần của tài liệu CẢM HỨNG NGHIÊN CỨU, PHÊ BÌNH THỂ CHÂN DUNG VĂN HỌC TỪ 1986 ĐẾN NAY (Qua ba tác giả: Bùi Ngọc Tấn, Hồ Anh Thái, Đỗ Lai Thúy) (Trang 77 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(116 trang)
w