Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn trong ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 22 - 25)

Trong quá trình hoạt động ngân hàng, hoạt động sử dụng vốn chịu sự chi phối của nhiều nhân tố, gồm hai nhóm nhân tố sau:

1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan

a/ Tốc độ phát triển của nền kinh tế: Để có một nền kinh tế phát triển một cách lành mạnh, tốc độ phát triển cao bền vững đòi hỏi các định chế tài chính nói chung và ngành ngân hàng nói riêng phải luân chuyển vốn được từ nhà đầu tư cho sản xuất một cách thông suốt, như vậy ngành ngân hàng đã góp phần phát triển kinh tế cho xã hội. Ngược lại, một nền kinh tế phồn thịnh là tiền đề phát triển của ngành ngân hàng, điều này cũng có nghĩa là góp phần làm cho hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao, chẳng hạn như khi nền kinh tế phát triển thì các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, có khả năng thanh toán lúc này ngân hàng có thể thu được gốc và lãi của các khoản cho vay, đồng thời khi nền kinh tế phát triển thì kéo theo các dịch vụ khác của ngân hàng cũng phát triển như dịch vụ thanh toán,… làm tăng thu nhập của ngân hàng lên phân tán giảm rủi ro cho ngân hàng. ngược lại nếu nh nên kinh tế rơi vào khủng hoảng thì dẫn đến công việc làm ăn của ngân hàng gặp nhiều rủi ro, có thể gây phá sản ngân hàng do không thể thu hồi được nợ. Lịch sử cho thấy các cuộc khủng hoảng kinh tế nh cuộc khủng hoảng kinh tế Châu á diễn ra vào những thập niên 90 làm cho hàng loạt các ngân hàng bị phá sản.

b/ Các chính sách kinh tế của nhà nước và chính phủ: Mét quyết định về chính sách đường lối của nhà nước có thể dẫn đến một bước ngoặt khác nhau cho nền kinh tế, chẳng hạn như bước chuyển đổi từ chế độ bao cấp sang kinh tế thị trường vào năm 1991 nước ta là một bước ngoặt lớn, tiếp theo vừa mới đây 1/7/2006 Việt Nam chính thức gia nhập WTO mở ra cho nền kinh tế có nhiều cơ hội và thách thức, điều này tạo ra động lực thúc đẩy cạnh tranh cho nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng. Để tồn tại và có vị trí của mình trên thương trường đòi hỏi các ngân hàng phải quan tâm tới việc nâng cao hiệu sử dụng vốn, không như thời kỳ bao cấp.

c/ Sù gia tăng cạnh tranh trên thị trường tài chính: Xã hội ngày càng phát triển thì cơ cấu kinh tế ngày dần chuyển đổi tỷ trọng từ công nghiệp sang dịch vụ. Lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng ngày càng cạnh tranh quyết liệt hơn, các đối thủ cạnh tranh ngày càng mở rộng danh mục đầu tư và đa dạng hoá các dịch vụ tiện Ých của mình. Cạnh tranh gay gắt trên thị trường sẽ thúc đẩy các ngân hàng phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

d/ Sự phát triển công nghệ thông tin: Lao động thủ công trong những năm 80 tại các NH Việt Nam đang được thay thế bằng hệ thống máy tính. Công nghệ thông tin khiến cho thành phần trong tổng tài sản thay đổi, vốn dành cho trang thiết bị TSCĐ tăng lên như vậy làm giảm vốn cho hoạt động tín dông, tuy nhiên công nghệ thông tin phát triển thì việc quản lý thông tin các khách hàng cho vay thuận tiện, nhanh gọn hơn. Cụng nghệ thụng tin phỏt triển kộo theo nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới ra đời làm đa dạng hoá danh mục dịch vụ ngân hàng, tăng hiệu quả kinh doanh.

1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan

a/ Quy mô hoạt động của ngân hàng

Quy mô hoạt động của ngân hàng có vai trò hết sức quan trọng, qua nghiên cứu gần đây cho thấy đường cong chi phí trung bình của các ngân hàng (đo bằng

tổng lượng tiền gửi hoặc tổng tài sản) với chi phí hoạt động trên một đơn vị sản phẩm đầu ra có dạng gần giống hình chữ U, có đáy là một mặt tương đối là phẳng, đáy phẳng này có thể được coi là phạm vi hợp lýcủa việc tăng trưởng quy mô. Mặt khác qua nghiên cứu cũng cho thấy rằng các ngân hàng nhỏ có danh mục dịch vụ khác với ngân hàng lớn hơn, do đó đối với ngân hàng nhỏ và vừa thì quy mô tối ưu là tính theo tổng tài sản (ở Mỹ) để có thể giảm chi phí tới mức thấp nhất là khoảng 100 -500 triệu USD còn đối với ngân hàng lớn nằm trong khoảng 2 tỷ đến 10 tỷ USD. Tuy nhiên ta thấy rằng một ngân hàng nếu có một quy mô lớn thông thường hoạt động trong một môi trường cạnh tranh mạnh mẽ hơn, mặt khác ngân hàng có khó khăn về tài chính thường có xu hướng hoạt động kém hiệu quả hơn, do đó ngân hàng lớn sẽ có thể hoạt động với chi phí thấp hơn.

b/ Năng lực của các nhà quản trị và nhân viên ngân hàng :

Yếu tè con người luôn là yếu tố quan trọng nhất, khi một ngân hàng có một nhà quản trị tài ba, họ biết xỏc định mục tiờu mục đớch rừ ràng đỳng hướng cho ngân hàng thì giúp ngân hàng đó phát triển bền vững. Những nhân viên thông minh nhanh nhẹn giúp ngân hàng đưa ra nhòng danh mục đầu tư hiệu quả, thậm định dự án và đánh giá khách hàng chính xác làm giảm thiểu rủi ro hơn.

Ngân hàng là một loại hình dịch vụ ngoài sự thông minh sáng tạo nhân viên ngân hàng phải khéo léo tận tính để thu hót khách hàng, tạo lợi nhuận, tăng uy tín cho ngân hàng.

Tóm tắt Chương 1

Ở chương này, khoá luân đã tập trung giải quyết những vấn đề lý luận cơ bản liên quan tới hiệu quả sử dụng vốn của NHTM đó là: Các nội dung về NHTM, hiệu quả sử dụng vốn của NHTM và những nhóm nhân tố ảnh hưởng tới hiểu quả sử dụng vốn trong NHTM. Đây chính là cơ sở luận để phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại NHTM CP Quân đội ở chương 2.

Chương 2

Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng thương mại cổ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần quân đội (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w