2.3.1. Các yếu tố bên ngoài a. Các yếu tố vĩ mô
Môi trường kinh tế
Yếu tố kinh tế có tác động vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành giao nhận vận chuyển. Bởi lẽ, hoạt động giao nhận hàng hóa có mối quan hệ mật thiết với hoạt động xuất nhập khẩu. Nền kinh tế thế giới biến động sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và kéo theo đó là ảnh hưởng tới nhu cầu tiêu dùng của người dân và nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận vận chuyển. Các yếu tố cơ bản nhất tác động đến các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ giao nhận vận chuyển là: tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái, kim ngạch xuất nhập khẩu... Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra những cơ hội và cả những nguy cơ cho doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp cần thường xuyờn theo dừi, cập nhật, phõn tớch và dự bỏo những biến động của cỏc yếu tố kinh tế để đưa ra những giải pháp kịp thời.
Môi trường tự nhiên
Điều kiện tự nhiên của từng vùng sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho các doanh nghiệp giao nhận vận tải. Việt Nam nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương, diện tích phần đất liền khoảng 331.698 km², vùng biển chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km², biên giới giáp với nhiều quốc gia. Địa lý Việt Nam rất thuận lợi cho hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hóa quốc tế. Đặc biệt, với đường bờ biển dài 3.260 km và có vị trí thuận lợi trong khu vực châu Á, Việt Nam có rất nhiều cơ hội để phát triển dịch vụ giao nhận vận chuyển bằng đường biển.
Bên cạnh đó, hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển chịu ảnh hưởng rất lớn của các biến động điều kiện thời tiết. Nếu thời tiết tốt thì hàng hóa sẽ được vận chuyển an toàn và nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngược lại, nếu tình hình thời tiết xấu như lũ lụt, mưa bão...thì nguy cơ hàng hóa bị hư hỏng và tổn thất là rất cao, tốc độ giao hàng sẽ bị chậm trễ, khiến doanh nghiệp bị mất uy tín với khách hàng.
Môi trường chính trị - pháp luật
Những năm gần đây, tình hình chính trị thế giới đang có nhiều biến động, xung đột. Nếu nền chính trị bất ổn thì hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề. Những biến động về chính trị được coi là cơ sở để xây dựng những trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách nhiệm cho người giao nhận cũng như người chuyên chở. Tại Việt Nam, nền chính trị vẫn được đánh giá là ổn định, điều này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp phát triển mà còn là một trong những yếu tố then chốt, thúc đẩy sự hợp tác và giao dịch với các quốc gia khác trên thế giới. Nhờ việc tích cực mở rộng mối quan hệ ngoại giao với nhiều nước cũng như tham gia các tổ chức quốc tế, giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và thế giới đang ngày càng gia tăng, đem đến những cơ hội cho ngành giao nhận vận tải.
Về luật pháp, ở nước ta, có khá nhiều các văn bản pháp luật, thông tư, nghị định cho việc thành lập doanh nghiệp, các cơ quan quản lý chuyên ngành, tổ chức, hiệp hội, và cả cỏc quy định về thuế. Tuy nhiờn, nhiều văn bản cũn chưa chặt chẽ, rừ ràng. Hoạt động giao nhận liên quan đến các bộ ngành như: Giao thông vận tải, Hải quan, kiểm định…mỗi bộ ban hành những quy định khác nhau đôi khi chồng chéo, gây khó khăn cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hoạt động giao nhận còn phải chịu tác động của luật Thương mại Việt Nam, hợp đồng mua bán hàng hóa, các
công ướng và luật pháp quốc tế…Vì vậy, để tránh xảy ra sai sót, các doanh nghiệp phải chú ý liên tục cập nhật những công văn, chính sách mới của các bộ ngành có liên quan.
a. Các yếu tố vi mô
Khách hàng
Sự tồn tại và phát triển của bất kỳ một doanh nghiệp phụ thuộc vào khách hàng của doanh nghiệp đó. Họ là lực lượng chi phối, mang tính quyết định tới hoạt động của doanh nghiệp. Đối với hoạt động giao nhận hàng xuất nhập khẩu, đặc biệt là trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thì sự hài lòng của khách hàng sẽ là chỉ tiêu quan trọng giúp cho doanh nghiệp duy trì hoạt động.
Nhà cung ứng
Nhà cung ứng của dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển bao gồm các tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ như các hãng tàu, đại lý của công ty ở nước ngoài... Số lượng và quy mô nhà cung cấp sẽ quyết định đến hiệu quả của hoạt động giao nhận hàng hóa bằng đường biển. Vì vậy, việc xây dựng và giữ gìn mối quan hệ tốt đẹp với các nhà cung cấp sẽ giúp các doanh nghiệp giảm chi phí đầu vào và được sử dụng dịch vụ có chất lượng, từ đó đem lại nhiều lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh có thể hiểu là bất cứ công ty nào có mục đích thu hút cùng một đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp cũng muốn thu hút. Điều này có nghĩa là khi xem xét đối thủ cạnh tranh phải xem xét cả những công ty cung cấp dịch vụ thay thế cho dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp. Những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực giao nhận ngày càng gia tăng, không chỉ các doanh nghiệp trong nước mà còn có nhiều doanh nghiệp nước ngoài, khiến cho áp lực cạnh tranh gay gắt hơn. Số lượng đối thủ cạnh tranh nhiều hơn sẽ gây nên những bất lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những chiến lược cạnh tranh hiệu quả hơn so với các đối thủ đề giành lợi thế về phía mình.
2.3.2. Các yếu tố bên trong
Nguồn nhân lực
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp dịch vụ nào thì nguồn nhân lực luôn là yếu tố then chốt, quyết định mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoạt động giao nhận vận chuyển, tất cả các khâu trong quá trình giao nhận đều có sự tham gia của con người. Do đó, trình độ, kinh nghiệm, kiến thức của đội ngũ nhân viên giao nhận là yếu tố cần được chú trọng. Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên giỏi kiến thức chuyên ngành, thông thạo nghiệp vụ, nắm vững các quy định, thể chế pháp luật, có kiến thức về hàng hóa, và có khả năng thuyết phục khách hàng thì doanh nghiệp đó sẽ thành công và có vị thế cao trên thị trường.
Cơ sở vật chất
Quy mô và chất lượng của hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hóa chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi cơ sở vật vật chất của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất đầy đủ, đảm bảo thì doanh nghiệp mới có thể cung cấp cho khách hàng những dịch vụ họ yêu cầu với chất lượng tốt. Với các doanh nghiệp giao nhận vận tải thì cơ sở vật chất chủ yếu là phương tiện vận tải, kho bãi, máy móc thiết bị phục vụ việc đóng gói hàng hóa… Cơ sở vật chất không đầy đủ sẽ ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ. Ví dụ như vào mùa cao điểm hàng hóa có thể phải kéo dài thời gian giao hàng làm phát sinh nhiều loại chi phí. Vì vậy các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận cần phải đầu tư các phương tiện, hệ thống kho bãi, lắp đặt trang thiết bị, ứng dụng hệ thống thông tin nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng.
Nguồn tài chính
Nguồn tài chính có thể coi là yếu tố hàng đầu tác động đến chất lượng của hoạt động giao nhận vận chuyển. Các doanh nghiệp giao nhận cần một nguồn tài chính lớn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực, từ đó giúp cho doanh nghiệp duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Một doanh nghiệp có nguồn tài chính ổn định sẽ nhận được niềm tin của khách hàng, có thể chủ động hơn trong nghiệp vụ thanh toán, đáp ứng được nhu cầu mở rộng quy mô và đa dạng hóa các dịch vụ cung ứng.
Kỹ thuật và công nghệ
Hoạt động giao nhận vận chuyển bằng đường biển gồm có nhiều khâu và diễn ra trong một không gian rộng lớn giữa các quốc gia khác nhau. Khoa học công nghệ
được ứng dụng vào việc kết nối thông tin giữa doanh nghiệp và khách hàng, giữa doanh nghiệp và đại lý ở nước ngoài. Việc áp dụng khoa học công nghệ sẽ giúp cho doanh nghiệp quản lý tốt hơn các đơn hàng, nắm được chính xác tình trạng hàng hóa, giảm thiểu những lãng phí thời gian và tổn thất hàng hóa, góp phần tiết kiệm thời gian giao hàng, nâng cao hiệu quả dịch vụ và tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ GIAO