Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận KTO (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HểA XUẤT NHẬP KHẨU

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Đối với cơ quan Nhà nước

Giao nhận hàng hóa quốc tế bằng đường biển đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển ngoại thương, thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này đang gặp không ít khó khăn, thách thức, do vậy Nhà nước cần tạo điều kiện hơn nữa để hỗ trợ các doanh nghiệp phát huy hiệu quả hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường biển. Cụ thể:

- Xây dựng khung pháp lý đồng bộ, phù hợp cho hoạt động giao nhận vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Đồng thời bổ sung, điều chỉnh hệ thống pháp luật, văn bản pháp lí liên quan sao cho ngày càng chặt chẽ, đầy đủ, minh bạch để cỏc doanh nghiệp dễ dàng theo dừi và thực hiện, tạo tõm lý an toàn cho cỏc doanh nghiệp để họ yên tâm hoạt động. Ngoài ra, cần tham khảo hệ thống pháp luật quốc tế để hoàn thiện hệ thống pháp luật hàng hải nước nhà nhằm giảm sự mâu thuẫn và tạo sự thống nhất, thuận tiện hơn trong việc xử lí các vụ tranh chấp, kiện tụng liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển, đảm bảo quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam.

- Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp ngành giao nhận tiếp tục phát triển vững mạnh, thông qua đó phát triển nền thương mại – xuất nhập khẩu nói chung, nền kinh tế nói riêng. Cần thực hiện đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục xuất nhập khẩu, khai báo hải quan, cắt bớt những khâu, thủ tục rườm rà gây lãng phí thời gian, tạo sự thuận lợi cho các doanh nghiệp.

- Chú trọng đầu tư hạ tầng CNTT và có chính sách khuyến khích cũng như hỗ trợ tài chính để các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể đầu tư vào các ứng dụng CNTT.

- Tích cực đầu tư một cách hợp lý cơ sở hạ tầng tại các cảng, sân bay, cảng thông quan nội địa (ICD), đường bộ, đường sông, kho bãi… lắp đặt các trang thiết bị hiện đại tiêu chuẩn quốc tế phục vụ hoạt động giao nhận vận tải.

- Thông thoáng và đơn giản hơn các thủ tục tính thuế và hoàn thuế. Thực hiện các biện pháp hạn chế tiêu cực khi doanh nghiệp tới cơ quan thuế để hoàn thuế.

Ngoài ra, việc áp mã tính thuế để khai báo Hải quan cũng là một vấn đề khó khăn, khiến các doanh nghiệp dễ nhầm lẫn, việc các biểu thuế xuất nhập khẩu thay đổi thường xuyên sẽ làm cho các doanh nghiệp lúng túng khi áp dụng. Vì vậy, khi có sự thay đổi về chính sách thuế, Nhà nước cần công bố rộng rãi để các doanh nghiệp chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Tăng cường hợp tác quốc tế về kinh tế, chính trị, văn hóa-xã hội với thế giới, tạo điều kiện cho kinh tế nói chung và ngành giao nhận vận tải nói riêng phát triển. Quan hệ ngoại giao tốt đẹp sẽ thúc đẩy lượng hàng hóa xuất nhập khẩu trao đổi, kéo theo đó là sự tăng trưởng của ngành giao nhận và vận tải.

4.3.2. Đối với Bộ Giao Thông Vận Tải

Những năm qua, dù đã thực hiện một số biện pháp đầu tư, nâng cấp nhằm tạo sự thuận lợi cho hoạt động giao nhận vận tải đường biển nhưng hoạt động đầu tư vẫn chưa thực sự hiệu quả. Do đó, Bộ Giao Thông Vận Tải cần có những biện pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển hoạt động giao nhận hàng hóa quốc tế đường biển:

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vận tải đường biển, xây dựng các cảng container, cảng nước sâu đạt chuẩn quốc tế phục vụ vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đó, cần lưu ý phát triển và mở rộng các cảng nội địa tạo điều kiện phát triển vận tải đa phương thức kết hợp vận tải biển với các phương thức khác.

- Tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để mở rộng kết nối hạ tầng logistics. Cần đầu tư mở rộng hạ tầng nhằm kết nối các cảng của Việt Nam với các nước láng giềng, xây dựng công trình giao thông, kho bãi, trung tâm logistics trên các tuyến đường, hành lang kết nối các cảng của Việt Nam với các cảng lớn trên thế giới; đồng thời nâng cao năng lực vận chuyển hàng hải, tăng lưu lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường biển; điều chỉnh quy hoạch hệ thống cảng biển theo hướng tập trung phát triển lợi thế kinh tế vùng; nâng cao chất lượng dịch vụ của đội tàu Việt Nam; tập trung phát triển năng lực vận tải hàng hóa xuất, nhập khẩu, vận chuyển hàng hóa quốc tế.

4.3.3. Đối với cơ quan Hải quan

- Hiện đại hóa, đơn giản hóa thủ tục hải quan để dễ dàng hơn cho các doanh nghiệp, đồng thời, tăng cường nâng cấp trang thiết bị hiện đại, ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm điện tử để hoạt động thông quan hàng hóa thuận lợi và nhanh chóng hơn, tránh những lãng phí về thời gian và tiền bạc.

- Cỏc văn bản hướng dẫn của hải quan cần minh bạch, rừ ràng và cần được phổ biến rộng rãi tới các doanh nghiệp, để họ nắm vững quy trình và thủ tục cần thiết.

- Tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý có hiệu quả các hoạt động xuất nhập khẩu, tạo điều kiện cho thương mại và sản xuất phát triển. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm khắc các cá nhân có hành vi tiêu cực làm cản trở hoạt động giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần giao nhận KTO (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(70 trang)
w