Thực trạng phân tích tình thế môi trường chiến lược 1. Thực trạng phân tích môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH sản xuất nhựa việt nhật (Trang 50 - 67)

CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT NHỰA VIỆT NHẬT

2.2. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại doanh nghiệp

2.2.2. Thực trạng phân tích tình thế môi trường chiến lược 1. Thực trạng phân tích môi trường bên ngoài

A, Môi trường vĩ mô

Các công ty nói chung, công ty Nhựa Việt Nhật nói riêng, và kể cả người tiêu dùng ngày càng phải chịu nhiều tác động của những lực lượng toàn cầu. Trong bức tranh toàn cầu đang biến đổi nhanh chóng, công ty đang phải chịu ảnh hưởng của sáu lực lượng chủ yếu của 4 nhóm lực lượng là kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hoá – xã hội, công nghệ. Trong bài luận này tác giả sẽ lần lượt thực hiện phân tích môi trường bên ngoài của công ty, thông qua mô hình này, nhằm tạo cơ sở xây dựng mục tiêu kinh doanh cho công ty.

Môi trường kinh tế

Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã đàm phán, ký kết và thực thi 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) với gần 60 đối tác; trong đó đã thực thi 12 FTA, ký và chuẩn bị phê chuẩn 1 FTA, đang đàm phán 3 FTA. Việc tham gia và thực thi các FTA đem lại nhiều cơ hội to lớn đối với Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, đồng thời cũng đặt ra những thách thức cần vượt qua để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, thúc đẩy các hoạt động kinh tế đối ngoại, đưa kinh tế Việt Nam tham gia sâu hơn vào các chuỗi giá trị. Đồng thời việc kí kết các hiệp định thương mại tự do mở rộng cơ hội xuất khẩu các sản phẩm nhựa sang các thị trường như Mỹ và châu Âu.

Đặc thù nổi bật của ngành Nhựa Việt Nam là phải nhập khẩu đến 85 – 90% nguyên liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. Trong khi đó, giá nhập khẩu các chủng loại nguyên liệu Nhựa luôn có sự biến động theo sự biến động của giá dầu trên thế giới, tạo sức ép lớn đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp nhựa Việt Nam, làm giảm sức cạnh tranh của các sản phẩm Nhựa Việt Nam trên thị trường nội địa cũng như trên thị trường xuất khẩu, do giá nguyên liệu thường chiếm 75 – 80% giá thành của sản phẩm.

Do đó, tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh

doanh của các doanh nghiệp. Nếu tỷ giá tăng lên thì chi phí đầu vào của doanh nghiệp cũng sẽ tăng theo, trong khi giá bán sản phẩm lại không thể điều chỉnh tăng tương ứng. Các doanh nghiệp Việt Nam khó có thể xoay xở kịp với sự tăng giảm thất thường của giá đầu vào, đồng thời cũng không thể điều chỉnh ngay lập tức giá bán sản phẩm khi chi phí đầu vào tăng lên vì mục tiêu duy trì chữ tín với khách hàng.

Một nhân tố kinh tế nữa cũng có ảnh hưởng đến ngành nhựa là lãi suất. Để thực hiện sản xuất, ngoài vốn tự có và vốn huy động qua các hình thức phát hành chứng khoán, các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhựa nói riêng đều phải sử dụng đến nguồn vốn tín dụng của ngân hàng. Tuy nhiên việc vay vốn của ngân hàng không hoàn toàn dễ dàng cho các doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp nhỏ. Trong khi đó, đến 95% doanh nghiệp nhựa Việt Nam là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, việc huy động vốn để mở rộng sản xuất hoặc nhập khẩu nguyên liệu để thực hiện các đơn hàng với những doanh nghiệp này không hề đơn giản.

Mặt khác, khi nền kinh tế xảy ra lạm phát cao, Nhà nước buộc phải thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng lãi suất cho vay thì các doanh nghiệp lại càng khó khăn hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Do đó, nhân tố lãi suất cũng có tác động không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành Nhựa nói riêng.

Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm bao bì nhựa tại khu vực châu Á tiếp tục tăng trưởng và là động lực tăng trưởng chính cho mảng nhựa bao bì. Nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm bao bì nhựa tại khu vực châu Á năm 2018 ước đạt 1.103 tỷ sản phẩm, tương đương với khoảng 46%

tổng nhu cầu toàn thế giới. Nhu cầu tiêu thụ bao bì nhựa của khu vực châu Á dự báo sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình khoảng 4% một năm và đạt mức 1.288 tỷ sản phẩm năm 2022. Trong khi nhu cầu tại khu vực châu Á tiếp tục tăng trưởng, thì nhu cầu tiêu thụ bao bì nhựa

tại hai khu vực phát triển là Bắc Mỹ và châu Âu sẽ chững lại trong giai đoạn 2018 – 2022 với tăng trưởng bình quân chỉ khoảng 1,5%.

Nguyên nhân do tăng trưởng quy mô dân số và thu nhập bình quân đầu người của hai khu vực này đang chững lại với tăng trưởng trung bình năm lần lượt 0,5% và 1,5% (2018 – 2022), và các thị trường phát triển đang hướng đến việc hạn chế sử dụng các loại bao bì nhựa nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường.

Thêm nữa biến động giá xăng, dầu điện trên thế giới biến động liên tục ảnh hưởng tới chi phí doanh nghiệp bỏ ra phục vụ cho quá trình kinh doanh. Do vậy các công ty luôn phải chủ động có phương án dự phòng khi bất kì một biến động nào xảy ra để không bị thất bại hoặc không bị bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

Môi trường chính trị - pháp luật

Sống trong môi trường nào thì doanh nghiệp phải chịu tác động của yếu tố chính trị ở đó. Những quyết định của công ty chịu tác động mạnh mẽ của những diễn biến trong môi trường chính trị. Môi trường này gồm có luật pháp, các cơ quan nhà nước và những nhóm gây sức ép có ảnh hưởng và hạn chế các tổ chức và cá nhân khác nhau trong xã hội. Những năm gần đây, các doanh nghiệp trong nước đã nỗ lực hơn để tham gia vào lĩnh vực sản xuất nguyên liệu đầu vào cho ngành nhựa. Quyết định số 2992/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Nhựa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 với nhiều ưu đãi về tài chính, nguồn vốn, thuế đã hỗ trợ không nhỏ cho ngành công nghiệp phụ trợ đầy tiềm năng này.

Trong nhãn quan kinh tế, chính sách điều tiết tài chính bằng thuế nhập khẩu của Chính phủ áp lên nguyên liệu nhựa theo lộ trình từ 2014 có cân đối với sức cung nội địa là 1 chủ trương đúng đắn : Theo tinh thần này, thuế suất đã tịnh tiến dao động từ 1% (2014), tăng lên 2% (2015) và 2016 là 3% nhưng từ ngày 6/3/2016 lại giảm về mức 1% và từ tháng 1/2017 tăng lại 3% cho đến nay.

Môi trường văn hoá - xã hội

Điều kiện của môi trường tự nhiên ngày càng xấu đi đã trở thành một trong những vấn đề quan trọng đặt ra trước các doanh nghiệp và công chúng. Nó dẫn đến thiếu hụt nguyên liệu, chi phí năng lượng tăng, mức độ ô nhiễm tăng... nhưng nó cũng tạo ra cơ hội cho công ty có những giải pháp khắc phục tốt. Nó đã tạo ra một thị trường lớn cho các giải pháp kiểm soát ô nhiễm, như tháp lọc khí, các trung tâm tái sinh và hệ thống bãi thải. Nó dẫn đến chỗ tìm kiếm những phương án sản xuất và bao gói hàng hóa không huỷ hoại môi trường.

Tại Việt Nam, chất thải rắn gia tăng hơn 10% mỗi năm và vẫn chủ yếu là chất thải và phế thải từ nhựa. Tuy nhiên, đến hơn 90% chất thải đang được xử lý theo dạng chôn lấp. Lượng chất thải nhựa được tỏi chế khụng đỏng kể và rừ ràng vẫn cũn một lượng rất lớn phế thải nhựa nội địa có thể sử dụng phục vụ hoạt động tái chế ra sản phẩm nhựa mới. Nhưng thực trạng khi hệ thống xử lý chất thải tại nước ta vẫn còn nghèo nàn khiến việc phân loại rác, chất thải, phế thải chưa được thực hiện nghiêm túc và triệt để, không có hệ thống xử lý nhằm tách riêng và làm sạch các loại phế thải nhựa phục vụ cho hoạt động tái chế. Như vậy, từ nay cho đến năm 2030, Chính phủ cần phải có những chính sách và việc làm cụ thể, sát sao hơn nữa nhằm đảm bảo hoạt động xử lý rác thải tại nước ta được cải thiện hơn nữa, nhằm tối đa húa việc sử dụng phế thải nhựa nội địa, rừ ràng đõy là nguồn nguyên liệu nhựa rất dồi dào hiện sẵn có trong nước, vừa giảm được khối lượng nhập khẩu phế liệu nhựa từ nước ngoài, vừa đảm bảo an toàn và bảo vệ môi trường.

Việt Nam hiện nay được đánh giá là thị trường lao động trẻ, dồi dào, chăm chỉ, chi phí lao động thấp, điều này giúp cho chi phí đầu tư kinh doanh mảng nhân công của các công ty được giảm xuống, tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh, gia tăng năng lực cạnh tranh so với các đối thủ quốc tế khác.

Lực lượng đầu tiờn của mụi trường mà cụng ty cần theo dừi là dân số, bởi vì con người tạo nên thị trường. Những người xây dựng chiến lược quan tâm sâu sắc đến quy mô và tỷ lệ tăng dân số ở các

thành phố, khu vực và quốc gia khác nhau, sự phân bố tuổi tác và cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn, mẫu hình hộ gia đình, cũng như các đặc điểm và phong trào của khu vực. Nhựa ngày càng chứng tỏ được vai trò to lớn trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong các ngành kinh tế. Các sản phẩm làm bằng nhựa ngày càng được sử dụng nhiều hơn trong tiêu dùng hàng ngày cũng như làm nguyên liệu cho các ngành khác, đặc biệt là thị trường mà công ty hiện nay đang tập trung phát triển là thành phố Hà Nội, dân cư đông và nhu cầu về các sản phẩm đồ dùng hằng ngày làm từ nhựa là thiết yếu.

Yếu tố công nghệ

Nhân tố công nghệ có một tác động to lớn đến sự phát triển của ngành nhựa. Khoa học công nghệ phát triển đã giúp cho nhựa trở thành nguyên liệu thay thế cho các sản phẩm truyền thống như gỗ, kim loại v.v. Bên cạnh đó, công nghệ hiện đại đang góp phần tạo ra những sản phẩm nhựa có mẫu mã đẹp, chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ cũng như sự an toàn trong sử dụng cho người tiêu dùng. Nhựa Việt Nhật trong những năm qua đã chú ý đến việc đầu tư đổi mới công nghệ. Vì thế các sản phẩm nhựa của công ty được đánh giá là có khả năng cạnh tranh khi xuất khẩu do công nghệ đã đáp ứng được yêu cầu của thế giới.

Tuy nhiên, việc đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị đối với ngành nhựa hiện nay vẫn đang là một trở ngại lớn do hầu hết các thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất của ngành, như máy in, máy ghép, máy thổi... đều phải nhập khẩu. Nếu ngành cơ khí của Việt Nam có thể phát huy tốt vai trò hỗ trợ thì ngành nhựa sẽ có khả năng tiếp cận được với công nghệ hiện đại với chi phí hợp lý, qua đó góp phần tăng hiệu quả hoạt động và doanh thu của ngành.

Yếu tố môi trường tự nhiên B, Môi trường ngành

Tổng quan ngành nhựa Việt Nam

Ngành nhựa Việt Nam là một trong các ngành công nghiệp có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh so với nền kinh tế nói chung.

Trong giai đoạn từ 2012 đến 2017, ngành nhựa Việt Nam tăng trưởng trung bình 11,6% một năm nhanh hơn so với mức tăng trưởng 3,9%

của ngành nhựa thế giới và nhanh hơn so với mức tăng trưởng GDP bình quân khoảng 6,2% của Việt Nam trong cùng giai đoạn. Các sản phẩm đầu ra của ngành nhựa Việt Nam được ứng dụng trong rất nhiều các lĩnh vực khác nhau từ tiêu dùng, thương mại cho đến xây dựng, lắp ráp và được phân chia làm bốn mảng chính là các sản phẩm nhựa bao bì, nhựa dân dụng, nhựa xây dựng và nhựa kỹ thuật.

Quy mô ngành nhựa năm 2017 ước tính đạt 15 tỷ USD, tương đương với khoảng 6,7% GDP của Việt Nam năm 2017. Trong đó chiếm tỷ trọng lớn nhất là hai mảng nhựa bao bì và mảng nhựa xây dựng, nhựa dân dụng chỉ chiếm 18,3%. Ngoài phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước, sản phẩm của ngành nhựa Việt Nam hiện đang có mặt tại hơn 160 quốc gia trên thế giới với kim ngạch xuất khẩu năm 2017 ước đạt 2,5 tỷ USD, tăng trưởng 14,3% so với năm 2016 và chiếm 1,2% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2017.

CAGR 2000-2010 CAGR 2010-2017

0%

500%

1000%

1500%

2000%

16.2

10.8

3.8 3.7

Tốc độ tăng trưởng sản lượng

Việt Nam Thế Giới

Hình 2.1. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng sản lượng ngành nhựa (Nguồn: VPA, GSO, Plastic Europe, Science Advances, FPTS tổng

hợp)

Nhà cung cấp: Nguyên vật liệu là yếu tố đầu vào rất cần thiết cho quá trình sản xuất, do đó công ty cần tạo được mối quan hệ tốt

đẹp để các tổ chức cung ứng nguyên vật liệu. Hầu hết nguyên vật liệu của công ty là nhập từ nước bạn là Trung Quốc và Đài Loan ngoài như các hạt nhựa, màu mực in, hoá dầu dẻo, dung môi.... Do đó hiện nay công ty cũng đang gặp những khó khăn trong việc phụ thuộc rất nhiều vào các đối tác trong việc giao nhận nguyên vật liệu, một số nhà cung cấp trong nước thì ở khá xa cho nên chi phí vận chuyển cũng bị độn lên cao.

Khối lượng nguyên liệu nhựa nhập khẩu nhựa liên tục tăng trưởng trong giai đoạn 2017 – 2019. Tăng trưởng bình quân của khối lượng và giá trị nguyên liệu nhập khẩu trong giai đoạn này tăng trưởng bình quân lần lượt 11,5% và 7,8% một năm. Đây là hệ quả tất yếu của việc thượng nguồn ngành nhựa không phát triển đủ để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng nhanh của phân khúc hạ nguồn. Việc phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu của ngành nhựa Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng được dự báo sẽ vẫn tiếp tục trong tương lai khi các dự án hóa dầu mới vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước. Mặt khác máy máy sản xuất hoàn toàn là nhập ngoại từ Trung Quốc nên khi hư hỏng sẽ tốn chi phí rất lớn để mời các chuyên gia về khắc phục sự cố. Tuy nhiên nguyên liệu nhựa là loại nguyên liệu có thể dự trữ dễ dàng và Việt Nam hiện tại cũng có các hiệp định thương mại tự do với các khu vực sản xuất nguyên liệu nhựa lớn. Vì vậy nên tác giả đánh giá sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp đối với công ty ở mức trung bình.

Sức mạnh mặc cả của khách hàng: Nguyên nhân do các sản phẩm nhựa khá tương đồng về chất lượng, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp không cao. Đặc biệt với mảng nhựa dân dụng, sản phẩm không có khả năng xây dựng thương hiệu độc quyền, hơn nữa người dân đang ngày càng chú ý hơn đến sức khoẻ nên sẽ cân nhắc việc có nên lựa chọn sử dụng các sản phẩm làm từ plastic gây ô nhiễm môi trường hay không do đó sức mạnh mặc cả của khách hàng càng cao.

Rủi ro sản phẩm thay thế cho các sản phẩm nhựa là cao do nguyên liệu nhựa mặc dù có rất nhiều lợi thế trước các loại nguyên

liệu truyền thống khác như: trọng lượng nhẹ, độ bền hóa học cao và tính linh hoạt cao tuy nhiên trong xu thế tiêu dùng hiện nay, đời sống người dân ngày càng nâng cao, yêu cầu của họ về các sản phẩm đảm bảo cho sức khoẻ ngày càng được chú trọng. Và tại các nước phát triển họ đã dần chuyển sang các sản phẩm làm từ nguyên liệu không gây hại cho môi trường, điển hình đầu tiên là giảm sử dụng bao bì nilong và ống hút nhựa. Do vậy, các sản phẩm dân dụng làm từ palstic đang gặp sức ép từ các sản phẩm thay thế có cùng tính năng, công dụng.

Rủi ro đến từ đối thủ mới gia nhập ngành ở mức cao do thứ nhất là chi phí vốn đầu tư ban đầu của ngành nhựa không lớn, giá hạt nhựa nhập khẩu để sản xuất được chính phủ hỗ trợ thu thuế ở mức thấp và không tăng cho đến 2022 công nghệ sản xuất cũng rất dễ dàng tiếp cận đặc biệt với mảng nhựa dân dụng và thứ hai, ngành nhựa là ngành có lợi thế về quy mô khi các doanh nghiệp có quy mô lớn có khả năng đàm phán với những đơn hàng lớn để có thể mua được nguyên liệu với giá cạnh tranh hơn. Tính chuyên biệt hoá của sản phẩm không cao do sản phẩm dân dụng từ nhựa bao gồm các khâu sản xuất dễ không đòi hỏi trình độ quá cao. Nguồn nguyên liệu sản xuất do chủ yếu đến 70% là phải dựa vào nhập khẩu từ nước ngoài nên không sẵn có. Đồng thời các doanh nghiệp nước ngoài khi xuất khẩu nhựa vào Việt Nam vẫn được giữ ở mức 3%, do đó họ dễ dàng có thể thâm nhập vào khai thác thị trường nước ta.

Cạnh tranh giữa các công ty trong ngành là rất cao do: thứ nhất, số lượng doanh nghiệp lớn, ngành nhựa Việt Nam hiện có khoảng 3.300 doanh nghiệp đang hoạt động với quy mô toàn ngành ở mức 15 tỷ USD; hai là sản phẩm không có quá nhiều khác biệt:

công nghệ sản xuất của ngành nhựa Việt Nam tương đối đơn giản và chủ yếu là công nghệ Trung Quốc nên khác biệt về sản phẩm giữa các doanh nghiệp là không đáng kể; ba là thị trường dân dụng tuy tập trung hơn tuy nhiên cạnh tranh vẫn mức cao do dư thừa công suất. Hiện tại đối thủ cạnh tranh trực tiếp lớn nhất của Nhựa Việt

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH sản xuất nhựa việt nhật (Trang 50 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w