Các kết luận thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH sản xuất nhựa việt nhật (Trang 67 - 71)

CHƯƠNG II: CƠ SỞ THỰC TIỄN ĐỂ HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT NHỰA VIỆT NHẬT

2.3. Các kết luận thực trạng hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

2.3.1.Cơ hội và thách thức 2.3.1.1. Cơ hội

O1: Dân số Việt Nam đông sẽ cung cấp một nhu cầu lớn cho ngành sản xuất các chế phẩm từ plastic. Đồng thời mức sống và thu nhập của người dân ngày càng tăng lên sẽ khiến cho nhu cầu về các sản phẩm phục vụ sinh hoạt hằng ngày cũng tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm có chất lượng tầm trung và cao cấp.

O2: Các chính sách hỗ trợ của chính phủ cho các doanh nghiệp ngành nhựa cũng như về các loại thuế quan. Các hiệp định tự do liên tục được đàm phán và ký kết tạo điều kiện cho ngành nhựa Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn nguyên liệu từ các khu vực trên thế giới trong bối cảnh nguyên liệu sản xuất trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ.

O3: Sự phát triển của khoa học công nghệ và sự du nhập công nghệ mới từ các nước trên thế giới tạo cơ hội cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm.

O4: Mở rộng sang các thị trường mới, thị trường nhựa tại miền Bắc vẫn còn rất nhiều tiềm năng. Ngoài ra thị trường xuất khẩu sang các nước Đông Nam Á, đặc biệt Lào, Campuchia và một số quốc gia khác vẫn còn rất tiềm năng. Công ty đang triển khai hệ thống đại lý tại một số nước như Thái Lan, Malaysia, Campuchia nhằm mở rộng thị phần.

O5: Nền kinh tế tăng trưởng mở rộng cơ hội đầu tư và giúp làm tăng nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm từ nhựa.

2.3.1.2. Thách thức

T1: Thị trường nhựa Việt Nam còn nhiều dư địa tăng trưởng vì vậy doanh nghiệp có nguy cơ phải đối mặt với sức cạnh tranh từ các

doanh nghiệp nước ngoài ngày càng lớn, doanh nghiệp FDI đặc biệt là trong giai đoạn giá nguyên liệu nhựa đang ở mức tương đối thấp như hiện nay.

T2: Tỷ lệ lạm phát có sự biến động tăng làm cho giá thành các nguyên nhiên vật liệu đầu vào cũng tăng lên. Lãi suất ngân hàng không cố định, nếu tăng cao khiến cho doanh nghiệp bị độn chi phí dẫn đến hiệu quả kinh doanh bị giảm sút.

T3: Xu hướng hạn chế sử dụng các sản phẩm nhựa thân thiện với môi trường cũng là một thách thức đối với Nhựa Việt Nhật nói riêng và với các doanh nghiệp nhựa nói chung, khi trong cơ cấu xuất khẩu của ngành, các sản phẩm từ nhựa truyền thống không thân thiện với môi trường chiếm tỷ trọng tương đối lớn. Vấn nạn ô nhiễm môi trường này hiện nay đang được các quốc gia trên thế giới nghiêm ngặt quản lý và chú trọng hơn.

T4: Sự biến động của giá nguyên vật liệu, mặc dù đã chủ động được nguồn nguyên vật liệu trong sản xuất nhưng việc tăng giá nguyên vật liệu cũng gây không ít khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phí vận chuyển tăng, giá xăng dầu trên thế giới liên tục tăng, giá trong nước cũng được Nhà nước điều chỉnh tăng. Sự tăng giá của mặt hàng thiết yếu này đã làm tăng chi phí vận chuyển. Sự cạnh tranh không lành mạnh đến từ hàng giả, hàng nhái, ..do nhựa Việt Nhật có thị trường tiêu thụ tương đối rộng và thương hiệu đã được khẳng định.

T5: Quan hệ hợp tác song phương giữa các đối tác có nguy cơ ảnh hưởng bởi nền chính trị hay những biến động của môi trường kinh doanh. Do đó doanh nghiệp luôn phải chủ động và quan tâm điều tiết các mối quan hệ hợp tác sao cho đôi bên cùng có lợi.

2.3.2.Điểm mạnh và điểm yếu 2.3.2.1. Điểm mạnh

S1: Kinh nghiệm và thương hiệu Nhựa Việt Nhật: với kinh nghiệm 18 năm trong nghiên cứu và ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất. Sản phẩm của công ty ngày càng được

cải tiến về chất lượng và mẫu mã, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Đây là một lợi thế cạnh tranh lớn của Việt Nhật ngay cả với đối thủ lớn trong ngành như Nhựa tiền Phong hay Nhựa Bình Minh. Thương hiệu “Nhựa Việt Nhật” từng bước tạo dựng được uy tín với khách hàng.

S2: Nhờ áp dụng công nghệ máy móc hiện đại vào sản xuất đã giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng suất sản phẩm, mở rộng tính kinh tế theo quy mô, khiến cho giá thành trên 1 đơn vị sản phẩm giảm xuống, nâng cao khả năng cạnh tranh so với đối thủ.

S3: Hệ thống kênh phân phối rộng lớn, phủ khắp thị trường miền bắc và trải dài trên cả nước.

S4: Tiềm lực tài chính tương đối mạnh, công ty có thể chủ động trong việc dự trữ nguyên vật liệu, đề phòng biến động giá cả nguyên vật liệu đầu vào.

S5: Trang thiết bị hiện đại là yếu tố quan trọng đồng hành cùng sự thành công của Nhựa Việt Nhật. Với công nghệ sản xuất hiện đại, sản phẩm của công ty được đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, TQM...và doanh số sản phẩm cung ứng kịp thời các đơn đặt hàng số lượng lớn. Đội ngũ cán bộ công nhân viên được đào tạo nghiệp vụ, nắm vững kỹ thuật, sự đồng tâm hiệp lực nên công ty có đầy đủ năng lực để mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh.

2.3.2.2. Điểm yếu

W1: Thị phần hiện tại trên thị trường ngành nhựa của Nhựa Việt Nhật còn chưa được cao. Chỉ chiếm 16% tổng thị phần về cung cấp các sản phẩm nhựa trên thị trường.

W2: Nhân lực trình độ tay nghề cao còn đang thiếu hụt

W3: Chưa chủ động được nguyên vật liệu, phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nguyên vật liệu từ nước ngoài, khiến cho sự khó khăn trong kiểm soát chi phí giá vốn hàng bán của công ty. Sự biến động giá cả nguyên vật liệu trên thị trường thế giới có ảnh hưởng mạnh đến tình hình hoạt động sản xuất của công ty.

W4: Tiềm năng thị trường trong nước còn bỏ ngỏ nhất là các khu vực miền Nam, để có thể xâm nhập vào mảng thị trường này, công ty cần có nghiên cứu và phát triển các sản phẩm thế mạnh vào đoạn thị trường còn chưa được khai thác triệt để. Hoạt động xúc tiến còn chưa được đẩy mạnh làm giảm hiệu quả kinh doanh trong thời gian qua.

W5: Công ty hiện tại chưa có chiến lược phát triển thương hiệu.

Dây chuyền sản xuất còn lạc hậu so với thế giới. Tái chế và xử lý rác nhựa còn chưa tốt.

CHƯƠNG III: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược kinh doanh cho công ty TNHH sản xuất nhựa việt nhật (Trang 67 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w