5. Kết cấu của đề tài
3.1. Giới thiệu chung về huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Bát Xát là huyện vùng cao biên giới, trung tâm huyện cách thành phố Lào Cai 11 km về phía tây bắc. Huyện có diện tích 1.050,21 km² (chiếm 16,45% diện tích toàn tỉnh) với 23 đơn vị hành chính (thị trấn Bát Xát và 22 xã). Huyện có vị trí tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Kim Bình, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc);
- Phía Nam giáp huyện Sa Pa;
- Phía Đông giáp thành phố Lào Cai và thị trấn Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc);
- Phía Tây giáp huyện Phong Thổ (Lai Châu).
Trong huyện có 2 cửa khẩu phụ là cửa khẩu Bản Vược và cửa khẩu Y Tý. Huyện có 99,8 km đường biên giới với Trung Quốc, gần khu công nghiệp thương mại Kim Thành, là điểm đầu đường cao tốc Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Với vị trí địa lý như vậy, Bát Xát có nhiều tiềm năng thuận lợi về vận tải hàng hóa và giao lưu phát triển kinh tế với các vùng lân cận.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Toàn bộ nền địa hình Bát Xát được kiến tạo bởi nhiều dải núi cao, nổi bật là các dải núi chính tạo nên các hợp thuỷ: Ngòi Phát, suối Lũng Pô, Suối Quang Kim. Địa hình cao dần, điểm cao nhất có độ cao 2.945 m, điểm thấp nhất có độ cao 88 m, kiến tạo địa hình Bát Xát hình thành hai khu vực. Tuy nhiên, cả hai khu vực (vùng thấp gồm 6 xã và 1 thị trấn, vùng cao gồm 16 xã) đều có chung một đặc điểm: Vùng núi cao có độ chia cắt lớn, thung lũng hẹp khe sâu, độ dốc lớn. Vùng thấp (ven sông Hồng, bồn địa nhỏ) là nơi tập trung
các dải đồi thấp, thoải địa hình tương đối bằng phẳng. Ảnh hưởng của địa hình nói chung và các yếu tố kinh tế xã hội hình thành trên địa bàn huyện hai tiểu vùng địa lý kinh tế xã hội.
- Vùng cao: có diện tích 80.763 ha, chiếm 77% diện tích đất toàn huyện, gồm các xã Y Tý, Ngải Thầu, A Lù, A Mú Sung, Bản Xèo, Nậm Chạc, Trịnh Tường, Dền Sáng, Dền Thàng, Mường Hum, Trung Lèng Hồ, Nậm Pung, Pa Cheo, Phìn Ngan, Tòng Sành, Sảng Ma Sáo. Dãy núi chính có độ cao từ 400m đến 3.096m, độ dốc trung bình từ 20 – 25, phần lớn lãnh thổ vùng có độ dốc trên 25. Địa hình chia cắt mạnh, độ dốc lớn gây ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và đầu tư cơ sở hạ tầng. Song lại có ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và củng cố an ninh quốc phòng giữ vững chủ quyền độc lập Quốc gia.
- Vùng thấp: có diện tích 24.258 ha, chiếm 23% diện tích toàn huyện, gồm các xã: Bản Vược, Bản Qua, Quang Kim, Cốc San, Mường Vi, Cốc Mỳ và thị trấn Bát Xát. Độ cao trung bình từ 400m đến 500m, địa hình vùng này được kiến tạo bởi các dải đồi thấp dạng lượn sóng và phần thoải tương đối bằng chạy dọc sông Hồng. Phần lớn đất đai vùng thấp nằm trên vỉa quặng A Pa Tít nên đất đai màu mỡ thuận lợi cho việc phát triển nông lâm nghiệp.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
- Khí hậu thời tiết: Bát Xát nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm mưa nhiều. Do ảnh hưởng của địa hình nên được chia thành hai khu vực khí hậu khác nhau:
+ Vùng cao: do ảnh hưởng của địa hình núi cao, độ chia cắt lớn nên khí hậu vùng núi cao mang tính chất của khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới ẩm. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình cả năm cao nhất là 16,6C, thấp nhất là 14,3C.
+ Vùng thấp: mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
- Thuỷ văn: hệ thống sông, suối trên địa bàn huyện khá dày và phân bố tương đối đều.
+ Sông Hồng là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân dọc ven sông. Nước sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn từ 6.000- 8.000g/m3, do đó các vùng đất ven sông được phù sa bồi đắp có độ phì nhiêu màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
+ Các suối chính: trên địa bàn huyện hệ thống suối, khe khá dày mật độ trung bình từ 1-1,5km suối/km2. Các suối chính bao gồm: Ngòi Phát, suối Lũng Pô, Suối Quang Kim, ngòi Đum. Các suối này đều có lưu lượng lớn, dòng chảy xiết thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thuỷ điện vừa và nhỏ.
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên - Tài nguyên đất
Bát Xát có diện tích tự nhiên là 105.021 ha, trong đó: đất nông nghiệp có 10.712,2 ha, chiếm 10,2%; đất lâm nghiệp là 32.136,4 ha, chiếm 30,6%;
đất chưa sử dụng còn 62.172,4 ha, chiếm 59,2%. Trên địa bàn huyện có nước sông Hồng có hàm lượng phù sa lớn từ 6.000-8.000g/m3, do đó các vùng đất ven sông được phù sa bồi đắp có độ phì nhiêu màu mỡ thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp.
- Tài nguyên nước
Huyện có nguồn nước mặt và nước ngầm khá phong phú và dồi dào, được phân bố tương đối đều khắp lãnh thổ:
+ Nguồn nước mặt: sông Hồng, suối Lũng Lô, Ngòi Phát…và hệ thống khe lạch là nguồn nước mặt có ý nghĩa quan trọng trong đời sống con người và phát triển kinh tế xã hội của huyện. Hàng năm trên địa bàn huyện còn tiếp nhận khoảng trên 2 tỷ m3 nước mưa. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có nhiều hồ, đập chứa nước và trên 110 công trình thủy lợi, các bể chứa nước phục vụ sản xuất và đời sống con người.
+ Nguồn nước ngầm: tuy nguồn nước mặt phong phú về mùa mưa song
do ảnh hưởng của địa hình (độ chia cắt mạnh, độ dốc lớn, nghiêng về sông Hồng) nên nguồn nước ngầm có xu hướng cạn kiệt về mùa khô. Mực nước ngầm được thể hiện theo từng vùng lãnh thổ. Các vùng ven sông Hồng, vùng núi cao về mùa khô mức nước ngầm cạn kiệt hơn các vùng thung lũng, bồn địa do quá trình lưu giữ cục bộ.
- Tài nguyên khoáng sản: Bát Xát có nhiều tài nguyên khoáng sản quý đã và đang được đầu tư khai thác như: Mỏ đồng Sin Quyền có trữ lượng trên 50 triệu tấn, mỏ sắt Bản Vược, A Mú Sung, mỏ A Pa Tít, mỏ đá vôi, đất sét, cát, sỏi. Ngoài ra còn có một số khoáng sản khác đang được thăm dò, khảo sát như mỏ: Đất Hiếm, Cao Lanh, vàng Sa Khoáng, Pen Pát. Nguồn tài nguyên và khoáng sản đã và đang là nội lực cơ bản trong phát triển kinh tế của huyện, đặc biệt là mỏ đồng sẽ là nguồn thu hút lao động lớn của huyện cũng như tăng nguồn thu ngân sách trên địa bàn.
- Tiềm năng phát triển du lịch
Bát Xát là huyện khá phong phú về bản sắc văn hóa, truyền thống lịch sử, di sản văn hóa. Huyện có 14 dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc đều có phong tục tập quán sinh sống riêng như người H’Mông, người Hà Nhì có truyền thống làm ruộng bậc thang, Người Dáy trồng bông dệt vải, người Dao làm giấy. Mỗi dân tộc cũng đều có bản sắc riêng trong lễ hội truyền thống trong đời sống văn hóa như: Lễ hội Gầu tào của người H’Mông, lễ tết nhảy, suối tình của người Dao, hội xuống đồng của người Giáy. Bên cạnh đó, Bát xát có nhiều di sản văn hóa, lịch sử, khảo cổ học, đó là các di chỉ khảo cổ ở Bản Vược, Bản Qua, Cốc San, Bản Vền. Các di chỉ này từ thời kỳ đồ đá cũ, đồ đá mới, đến thời kỳ đồ đồng của văn hóa Đông Sơn. Ngoài ra, Bát Xát còn có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp như Quần thể hang động Mường Vi, phong cảnh Mường Hum…và một số đặc sản như rượu San Lùng, rượu Sim Shan, chè Dền Sáng, A Mú Sung, cá suối Pia Ngò và đặc biệt, Bát Xát có điểm nước nóng thuộc xã Cốc San. Tất cả đã tạo nên những tiềm năng to lớn cho Bát Xát phát triển du lịch.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
- Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế
Kinh tế của huyện tiếp tục duy trì ổn định, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân năm 2019 đạt 14,8%, tăng 0,03% so với năm 2018. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông lâm thủy sản giảm từ 19,1% năm 2018 xuống còn 17,03% năm 2019; tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng tăng từ 59,78% năm 2018 lên 60% năm 2019;
tỷ trọng ngành thương mại, dịch vụ tăng từ 21,12% năm 2018 lên 22,97%
năm 2019 (UBND huyện Bát Xát, 2019). - Phát triển kinh tế nông nghiệp
Diện tích gieo trồng, sản lượng thu hoạch cơ bản đều hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Giá trị sản phẩm thu hoạch/ha đất trồng trọt và chăn nuôi thủy sản đạt 65 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, phát triển kinh tế hợp tác cũng đang được đẩy mạnh. Năm 2019, trên địa bàn huyện có 61 hợp tác xã (41 hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp), 151 tổ hợp tác và 21 trang trại sản xuất nông nghiệp theo tiêu chuẩn mới (8 trang trại nông lâm nghiệp tổng hợp; 13 trang trại chăn nuôi, thủy sản) (UBND huyện Bát Xát, 2019).
- Phát triển kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Năm 2019, tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện là 589 cơ sở, tạo việc làm cho trên 1.200 lao động. Tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 270 tỷ đồng (giá so sánh 2010), đạt 108% kế hoạch đề ra (UBND huyện Bát Xát, 2019). Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực chế biến nông, lâm sản; khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng; sữa chữa, gia công cơ khí.
- Phát triển kinh tế thương mại, dịch vụ
Thương mại nội địa hoạt động khá ổn định, hàng hóa phong phú với giá
mua bán hợp lý được lưu thông thông suốt, cơ bản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân địa phương và khách du lịch. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 780 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Trên địa bàn huyện có 932 cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ hoạt động thường xuyên, tạo việc làm cho trên 1.300 lao động địa phương (UBND huyện Bát Xát, 2019).
- Thu, chi ngân sách nhà nước
Tổng thu ngân sách huyện năm 2019 đạt 841.889 triệu đồng, đạt 102,1% kế hoạch tỉnh giao và 98,9% kế hoạch huyện giao. Tổng chi ngân sách nhà nước là 669.223,3 triệu đồng, đạt 81,2% kế hoạch tỉnh giao và 78,7% kế hoạch huyện giao. Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 37,2 triệu đồng, tăng 1,09% so với năm 2018. Bên cạnh đó, huyện tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo an toàn, mở rộng tín dụng hiệu quả gắn với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng. Tổng nguồn vốn huy động của các ngân hàng năm 2019 đạt 1.066.465 triệu đồng, cho vạy 818.725 triệu đồng, tổng thu nợ đạt 800.406 triệu đồng, tổng dư nợ đạt 1.236.465 triệu đồng (UBND huyện Bát Xát, 2019).
- Hoạt động đầu tư phát triển
Hoạt động đầu tư trên địa bàn huyện tiếp tục phát triển, nhiều hạng mục công trình sử dụng vốn NSNN được đẩy nhanh tiến độ thực hiện, công tác chuẩn bị đầu tư được tích cực triển khai theo đúng quy định. Năm 2019, tổng vốn kế hoạch giao là 376.780,6 triệu đồng, giải ngân được 226.068,54 triệu đồng, đạt
60% kế hoạch (UBND huyện Bát Xát, 2019).
3.1.2.2. Dân số, lao động - Dân số, dân tộc
Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 2019, toàn huyện có 18.383 hộ dân cư; 82.733 nhân khẩu, trong đó 5.607 người cư trú ở khu vực thành thị, chiếm tỷ lệ 6,8%; 77.126 người ở khu vực nông thôn, chiếm tỷ lệ 93,2%.
Toàn huyện có 25 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đa số là đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn (UBND huyện Bát Xát, 2019).
- Lao động, việc làm
Tổng số lao động trong độ tuổi lao động trên địa bàn huyện là 46.890 người, số lao động trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 46.428 người. Số lao động tham gia hoạt động kinh tế là 43.970 người, trong đó:
hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp là 35.142 người, chiếm 79,92%;
công nghiệp xây dựng là 1.868 người, chiếm 4,25%; thương mại dịch vụ là 6.960 người, chiếm 15,63%. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên là 94,7%. Năm 2019, đào tạo nghề cho 2.350 người, tổ chức 22 phiên giao dịch việc làm với 2.000 lao động tham gia tư vấn. Trong năm 2019, đã tạo việc làm mới cho 1.500 người (UBND huyện Bát Xát, 2019).
3.1.2.3. Văn hóa, xã hội - Giáo dục đào tạo
Hệ thống mạng lưới trường lớp học tiếp tục được củng cố, tính đến nay toàn huyện có 64 trường. Cơ sở vật chất lớp học được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, kiên cố hóa. Năm 2019, toàn huyện có 1.021 phòng học, trong đó:
kiên cố, bán kiên cố là 1.019 phòng, chiếm 99,8%; còn 02 phòng học tạm, chiếm 0,2%. Chất lượng, hiệu quả giỏo dục tiếp tục cú sự chuyển biến rừ nột, toàn diện. 100% trẻ 5 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục mầm non. Duy trì, nâng cao chất lượng các tiêu chí phổ cập giáo dục Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở ở 23 xã, thị trấn. Trường chuẩn quốc gia tiếp tục được duy trì với 38 trường đạt trường chuẩn quốc gia (UBND huyện Bát Xát, 2019).
- Y tế
Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường trên địa bàn được chủ động thực hiện thường xuyên. Ngành y tế tiếp tục được đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị để thực hiện tốt công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân. Tổng số giường bệnh trong cơ sở công lập là 160 giường, trong đó bệnh viện huyện có 125 giường bệnh; phòng khám đa khoa khu vực có 35 giường bệnh. Hiệu suất sử dụng giường bệnh đạt
108%. Bên cạnh đó, công tác xây dựng xã đạt Bộ tiêu chí quốc gia về Y tế xã được triển khai đảm bảo kế hoạch, hết năm 2019, 100% các xã, thị trấn đều đạt chuẩn Quốc gia về y tế. Ngoài ra, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm được tăng cường kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Công tác quản lý, kiểm tra dược, y tế tư nhân trên địa bàn huyện được triển khai quản lý và kiểm tra thường xuyên (UBND huyện Bát Xát, 2019).
- Văn hóa – thể thao
Thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, cổ động kỉ niệm các ngày lễ lớn của đất nước, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Năm 2019, có 16.267 hộ gia đình đạt gia đình văn hóa, đạt 103,6% kế hoạch; có 191 thôn, tổ đạt thôn, tổ văn hóa, đạt 107,3% kế hoạch. Bên cạnh đó, tiếp tục duy trì tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao, đặc biệt là hoạt động phát triển du lịch. Du lịch Bát Xát có sự tăng trưởng, chất lượng du lịch ngày càng được nâng lên, các hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch thông qua các lễ hội thu hút đông đảo khách du lịch đến tham dự. Năm 2019, lượng du khách đến với Bát Xát đạt 36.213 lượt khách, trong đó có 748 khách quốc tế, tăng 42,02% so với năm 2018. Tổng thu từ khách du lịch đạt 13,5 tỷ đồng (UBND huyện Bát Xát, 2019).
- Chương trình giảm nghèo
Để giảm nghèo bền vững, huyện Bát Xát đã triển khai kết hợp Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới và chương trình giảm nghèo bền vững, giúp đời sống kinh tế, xã hội của người dân vùng cao ở địa phương có nhiều cải thiện. Năm 2019, tổng số hộ nghèo trên địa bàn huyện là 2.774 hộ (có 11 hộ nghèo đa chiều), chiếm tỷ lệ 15,09%. Năm 2019, số hộ thoát nghèo là 1.071 hộ, giảm 6,95% so với năm 2018, đạt 115,83% kế hoạch đề ra (UBND huyện Bát Xát, 2019).
3.1.3. Đánh giá chung về huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai 3.1.3.1. Thuận lợi
- Chính phủ và tỉnh Lào Cai đã và đang có nhiều chính sách đầu tư đối với các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn, các chương trình, dự án và cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới sẽ giúp cho huyện có nguồn lực để xây dựng hạ tầng, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.
- Huyện có nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch, sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và một phần công nghệ cao, công nghiệp khai khoáng.
- Các thành phần kinh tế và nhân dân trong huyện đồng thuận, khắc phục khó khăn, đẩy mạnh phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh.
3.1.3.2. Khó khăn
- Địa bàn huyện rộng, đường biên giới dài, tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh tác động không nhỏ đến đời sống và hoạt động sản xuất của người dân trên địa bàn huyện.
- Nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng lớn nhưng nguồn lực chủ yếu lại phụ thuộc vào sự hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh Lào Cai, nguồn lực của huyện cũng như nguồn lực xã hội hóa huy động được rất thấp. Điều này gây ra sự mất chủ động cũng như gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Ứng dụng trong sản xuất nông nghiệp vẫn còn thấp, chưa thực sự bền vững, sản phẩm nhân dân sản xuất ra vẫn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong khâu tiêu thụ.
- Trên địa bàn huyện có 25 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó đa số là đồng bào dân tộc thiểu số, một bộ phận nhận thức xã hội còn hạn chế, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nói chung, cho công tác giảm nghèo bền vững nói riêng.