5. Kết cấu của đề tài
3.4. Đánh giá chung về công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai
3.4.1. Những kết quả đạt được
- Kết cấu hạ tầng xây dựng nông thôn mới có nhiều bước phát triển tích cực, hệ thống thủy lợi đã đáp ứng 99,8% nhu cầu tưới tiêu chủ động trong sản xuất; giao thông trong giai đoạn đã làm 242,08 km đường trục xã, trục thôn và trờn 185 km đường ngừ xúm, đến nay cú trờn 94% cỏc tuyến đường xó quản lý được nhựa hóa, bê tông hóa xe ô tô đi lại được, 100% các thôn bản có đường xe máy đến được trung tâm thôn; về sử dụng điện an toàn, dự kiến hết 2020 đã đầu tư cấp điện cho 30 thôn và nâng cấp hệ thống điện cho 14 thôn, dự kiến hết 2020 có 100% số thôn, bản tổ dân phố có điện lưới quốc gia và 93% hộ được sử dụng điện; thông tin truyền thông 100% số xã có hạ tầng công nghệ viễn thông và có đường truyền trực tuyến trong công tác điều hành, quản; Y tế đến nay có 20/20 xã có trạm y tế đạt chuẩn quốc gia, hệ thống y tế ở cơ sở đã đáp ứng cơ bản nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân; hệ thống trường học các cấp ngày càng được nâng cấp hoàn thiện, huyện có 38 trường học đạt chuẩn quốc gia, tỷ lệ đạt 59%.
- Mức sống và thu nhập của nhân dân ngày càng tăng, bình quân thu nhập năm 2019 đạt 36 triệu đồng/người/năm, tăng gần 9 triệu đồng so với năm 2015 (khu vực nông thôn đạt 26,1 triệu đồng/người/năm). Tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm 7,26%, trong giai đoạn đã có 5.332 hộ thoát nghèo, đến hết năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo của huyện còn 15,09%.
- Đời sống tinh thần nhân dân ngày càng được nâng lên, các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao quần chúng gắn với các lễ hội được các cấp, các ngành và đông đảo người dân tham gia (tổ chức lễ đón nhận bằng di tích lịch sử Văn hóa Đền Mẫu, xã Trịnh Tường; Lễ hội Khô Già Già xã Y Tý; lễ hội suống đồng xã Quang Kim, lễ hội Pút tồng xã Phìn Ngan). Tỷ lệ hộ xem truyền hình Việt Nam đạt 95%, tỷ lệ hộ được nghe đài tiếng nói Việt Nam đạt 96%. Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân được thực hiện tốt tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt 95%; chất lượng giáo dục được nâng cao, công tác đào tạo nghề được đẩy mạnh bằng nhiều hình thức thiết thực, trong giai đoạn 2016-2019 đào tạo mới và đào tạo bồi dưỡng lại nghề 8.028 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 50,5%, tăng 14,3% so với năm 2015; giải quyết việc làm mới cho 6.250 lao động.
- Đối với đầu tư xây dựng cơ bản trong chương trình xây dựng NTM, huyện đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch trung hạn cho từng giai đoạn để thực hiện, chỉ đạo các xã rà soát những nội dung cần thiết phải đầu tư trước để triển khai thực hiện, ưu tiên nguồn lực đối với những xã phấn đấu xây dựng nông thôn mới trong năm và trong giai đoạn, đối với nguồn vốn phân bổ của cấp trên huyện đều ưu tiên trả nợ các công trình chuyển tiếp chưa được bố trí vốn, sau đó mới triển khai thực hiện các công trình khởi công mới; thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, các đơn vị được giao nhiệm vụ đại diện chủ đầu tư các dự án hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của nhà nước. Đến nay qua rà soát đối với chương trình xây dựng NTM chỉ còn nợ đọng 2.336 triệu đồng, trong đó vốn ngân sách tỉnh 1.750 triệu đồng, vốn tín dụng ưu đãi 586 triệu đồng.
- Huyện đã chỉ đạo thực hiện đồng bộ các nội dung để nâng cao hiệu quả, chất lượng trong thực hiện chương trình xây dựng NTM; cấp ủy, chính quyền và cả hệ thống chính trị tại các xã đã tích cực, chủ động, sáng tạo trong triển khai thực hiện các nội dung chương trình.
- Các Phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới được phát động rộng khắp trong toàn thể quần chúng nhân dân tạo ra không khí thi đua sôi nổi đã có tác động đến sự quan tâm, hỗ trợ nguồn lực của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới.
- Nhận thức của phần lớn cán bộ và người dân về xây dựng NTM đã có chuyển biến rừ rệt. Cỏc phong trào thi đua xõy dựng nụng thụn mới đó trở thành phong trào rộng khắp trên toàn huyện. Qua đó đã phát huy được nhiều cách làm sáng tạo góp phần huy động được nhiều nguồn lực đóng góp cho thực hiện chương trình.
Với những nỗ lực của cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện, tính đến hết năm 2019 huyện Bát Xát đã có 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, về đích sớm 2 năm so với mục tiêu Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh, huyện giao, dự kiến hết năm 2020 sẽ có 9 xã đạt chuẩn, đạt 128% so với mục tiêu, một số tiêu chí đã đạt và vượt mục tiêu giao như Quy hoạch, Thủy lợi, Tổ chức sản xuất.
3.4.2. Một số hạn chế và nguyên nhân của hạn chế 3.4.2.1. Một số hạn chế
- Tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới ở một số xã còn chậm, chất lượng các tiêu chí chưa cao đặc biệt là tiêu chí môi trường, thu nhập, hộ nghèo. Phong trào xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều ở các xã. Công tác tuyên truyền ở một số thôn bản còn hình thức, chưa sâu rộng, chưa thường xuyên, tư tưởng trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của Nhà nước ở một bộ phận cán bộ, nhân dân vẫn còn, công tác vệ sinh môi trường nông thôn tuy có chuyển biến nhưng còn chưa thật sự mạnh mẽ; tình hình an ninh, trật tự nông thôn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ phức tạp...
- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương còn mang tính hình thức, chưa sâu rộng nên hiệu quả tuyên truyền chưa cao. Việc huy động nguồn lực trong dân phục vụ cho các chương trình còn thấp.
- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các vùng còn chưa đồng đều.
Quy mô sản xuất hàng hóa trong nói chung còn thấp; việc phát triển nhân rộng các mô hình sản xuất còn chưa mạnh. Giá trị sản xuất còn thấp đặc biệt là ở các xã vùng cao, đa số nhân dân còn sản xuất theo phương thức truyền thống nên hiệu quả sản xuất chưa cao.
- Việc sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ đặc biệt là vốn hỗ trợ phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo chưa thực sự hiệu quả, công tác nhân rộng mô hình sản xuất có hiệu quả còn chậm phát huy.
- Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới các cấp được thành lập nhưng hiệu quả chưa cao nhất là đối với cấp xã, thôn, xóm. Việc phân công nhiệm vụ cho cỏc thành viờn Ban Chỉ đạo chưa cụ thể, rừ ràng. Hầu hết Ban Chỉ đạo cấp xã chỉ phân công nhiệm vụ cho các thành viên phụ trách địa bàn, chưa phân công các thành viên phụ trách tiêu chí theo từng lĩnh vực chuyên môn.
Chế độ thông tin báo cáo định kỳ các cấp chưa có tính hệ thống, khó khăn cho việc tổng hợp, nắm bắt, xử lý thông tin nhất là việc đánh giá kết quả thực hiện theo từng tiêu chí đôi lúc chưa thống nhất giữa cấp huyện và cấp xã.
- Nguồn vốn huy động đầu tư xây dựng nông thôn mới còn hạn chế, chủ yếu là nguồn vốn từ ngân sách Trung ương. Trong giai đoạn 2016-2019, vốn từ ngân sách trung ương chiếm tỷ trọng trung bình là 64,2%, đồng thời tỷ trọng của nguồn vốn này cũng đang có xu hướng tăng lên qua các năm, từ 60,4% năm 2016 lên 70,3% năm 2019.
3.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế a) Nguyên nhân khách quan
- Là huyện vùng cao, biên giới xuất phát điểm còn thấp, trình độ dân trí không đồng đều, một bộ phận nhân dân còn tư tưởng trồng chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước chưa có điều kiện để đầu tư phát triển sản xuất tăng thu nhập và xây dựng nông thôn mới.
- Các cơ chế chính sách của tỉnh đối với hỗ trợ phát triển sản xuất tăng
thu nhập cho nhân dân còn chậm được ban hành và khó khăn trong trong việc áp dụng thực tế tại cơ sở. Các nguồn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng theo định mức chung của tỉnh không tăng và quy định chung trong cả tỉnh trong khi giá vật liệu tăng theo từng năm, địa hình phức tạp, dân cư sống không tập trung nên suất đầu tư các công trình lớn gây khó khăn cho công tác tổ chức thực hiện.
- Một số tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí mới đối với các xã vùng cao còn cao như: Thu nhập phải đạt trên 33 triệu đồng năm 2019 và năm 2020 phải đạt 36 triệu đồng; tỷ lệ trẻ em thấp còi tiêu chí Y tế dưới 26,7% một số xã khó thực hiện ngay trong giai đoạn này; tỷ lệ trường học các cấp đạt chuẩn quốc gia trên 70%, tuy nhiên có những xã do sát nhập chỉ còn 1 trường nên tỷ lệ phải đạt 100% mới đạt tiêu chí.
- Việc ban hành bộ tiêu chí thực hiện trong giai đoạn và hướng dẫn thực hiện từng tiêu chí còn chậm; ngoài ra đối với các nguồn vốn thực hiện chương trình hàng năm phân bổ còn chậm mặt khác, hướng dẫn của các sở ngành về hồ sơ thủ tục và các mẫu định hình khi ban hành kèm theo cơ chế còn chưa kịp thời nên tiến độ khởi công xây dựng các công trình và thanh toán nguồn kinh phí hàng một số năm đầu triển khai còn chưa đảm bảo.
- Do biến đổi khí hậu thiên tai lũ lụt, rét đậm rét hại liên tiếp sảy ra đã ảnh hưởng lớn đến phát triển sản xuất và tiến độ các công trình trên địa bàn các xã.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Một số cấp ủy, chính quyền xã chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo thực hiện chỉ tiêu kế hoạch giao, trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ công chức còn thấp.
- Chất lượng nguồn lao động trong sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn huyện nói chung còn thấp nên khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế.
- Năng lực một số cán bộ, công chức, viên chức ngành nông nghiệp chưa đáp ứng yêu cầu, việc chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nội dung đề án chậm, công tác quy hoạch, định hướng cho nhân dân sản xuất còn lúng túng, hướng dẫn cơ sở thực hiện chưa sát sao.
- Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về xây dựng nông thôn mới còn hạn chế; sự lãnh đạo, chỉ đạo của một số cấp ủy, chính quyền địa phương thiếu sâu sát, quyết liệt, sự tham gia của một số tổ chức cơ sở đảng và đoàn thể còn chưa đảm bảo.
Chương 4
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO
CAI
4.1. Quan điểm, mục tiêu xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện