Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 53 - 82)

5. Kết cấu của đề tài

3.2. Thực trạng xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai

3.2.1. Thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới

Ngay từ đầu nhiệm kỳ giai đoạn 2010 - 2015 và giai đoạn 2016 – 2020, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Bát Xát đã tập trung chỉ đạo các cơ quan chức năng xây dựng và tổ chức triển khai, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Huyện ủy Bát Xát đã ban hành quyết định số 463/QĐ/HU ngày 13/01/2016 về việc thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Bát Xát; thành lập Văn phòng Điều phối nông thôn mới để giúp việc cho Ban Chỉ đạo huyện. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ban hành đề án số 02-ĐA/HU ngày 05/01/2016 về thực hiện Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2016 – 2020. UBND tỉnh Lào Cai ban hành Quyết định số 4758/QĐ-UBND ngày 30/12/2016 về việc Ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới tỉnh Lào Cai giai đoạn 2017-2020. Tại các xã đã thành lập Ban chỉ đạo xã, ban quản lý xã, ban phát triển thôn. Đồng thời huyện đã thành lập các tổ công tác, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ đạo huyện phụ trách xã và đến từng thôn bản để giúp đỡ cơ sở thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Đến nay Ban Chỉ đạo cấp huyện, xã, ban quản lý, ban phát triển thôn đều đã được thành lập và kiện toàn đảm bảo yêu cầu, 22/22 xã có ban chỉ đạo, ban quản lý xây dựng nông thôn mới; 191/191 bản có ban phát triển thôn, 22/22 xã có cán bộ công chức xã phụ trách công tác xây dựng nông thôn mới. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện, xã đã xây dựng quy chế hoạt động, thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại cơ sở đảm bảo tiến độ. Nhìn chung, công tác chỉ đạo điều hành của các cấp, các ngành trên địa bàn đã đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đề ra trong việc triển khai có hiệu quả các nội dung của Chương trình đến cơ sở, tạo được sự đồng thuận cao trong toàn xã hội và các tầng lớp dân cư trong thực hiện

Chương trình xây dựng nông thôn mới. Thành viên Ban Chỉ đạo các cấp đã chủ động tích cực, sáng tạo triển khai giúp đỡ hướng dẫn các xã, thôn xây dựng nông thôn mới theo sự phân công.

BAN CHỈ ĐẠO HUYỆN BÁT XÁT

BAN CHỈ ĐẠO CÁC XÃ

BAN PHÁT TRIỂN THÔN A

BAN PHÁT TRIỂN THÔN B

BAN PHÁT TRIỂN THÔN C

Chỉ đạo trực tiếp Phối hợp gián tiếp

Sơ đồ 3.1: Tổ chức bộ máy xây dựng nông thôn mới huyện Bát Xát (Nguồn: Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Bát Xát) - Đối với cấp huyện

+ Ban Chỉ đạo cấp huyện: do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện làm Trưởng ban. Phó Trưởng Ban Chỉ đạo gồm: Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện là Phó Trưởng Ban Thường trực và 02 Phó Trưởng ban là lãnh đạo các phòng: Kinh tế và Hạ tầng, Nông nghiệp. Các thành viên là Trưởng các phòng: Tài chính - Kế hoạch; Kinh tế và Hạ tầng; Tài Nguyên và Môi trường;

Lao động, Thương binh và Xã hội; Nội vụ; Giáo dục và Đào tạo; Y tế; Văn hoá và Thông tin; Trưởng Công an huyện; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các xã.

+ Tổ giúp việc: các thành viên của tổ giúp việc là cán bộ chuyên môn

các phòng, ban của huyện là thành viên Ban Chỉ đạo.

+ Ban Quản lý huyện: do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện làm Trưởng ban; các Phó Trưởng Ban Quản lý gồm: Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện là Phó Trưởng Ban Thường trực và Phó Trưởng ban là Thủ trưởng các phòng Kinh tế và Hạ tầng; các thành viên Ban Quản lý là lãnh đạo của các phòng:

Tài Chính - Kế hoạch; Kinh tế - Hạ tầng; Tài Nguyên và Môi trường, Nông nghiệp.

- Đối với cấp xã

+ Ban Chỉ đạo xã: do Bí thư Đảng uỷ xã làm Trưởng ban, thành viên là cán bộ Uỷ ban nhân dân xã và trưởng một số ban, ngành, đoàn thể xã.

+ Ban Quản lý xây dựng nông thôn mới xã: do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã làm Trưởng ban; phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã là Phó Trưởng ban;

thành viên là một số công chức xã, đại diện một số ban, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội xã và các trưởng thôn.

- Đối với cấp thôn

Thành lập Ban Phát triển thôn gồm Trưởng thôn làm Trưởng ban; Phó Trưởng thôn làm Phó trưởng ban. Các thành viên gồm đại điện các đoàn thể chính trị, hội ở thôn và một số người có uy tín, trách nhiệm, có năng lực, chuyên môn khác liên quan đến xây dựng nông thôn mới; do cộng đồng trực tiếp bầu và Chủ tịch UBND xã có quyết định công nhận.

Đánh giá chung: Bộ máy Ban Chỉ đạo được tổ chức hệ thống từ huyện đến cơ sở và thường xuyên được kiện toàn nên việc triển khai các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới được thuận lợi hơn, cấp ủy Đảng, chính quyền từ cấp huyện đến cấp cơ sở đã tập trung chỉ đạo, điều hành, quản lý tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình, coi đây là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của đơn vị. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại, hạn chế bất cập: hoạt động của Ban chỉ đạo các cấp vẫn tập trung ở cơ quan thường trực; Ban chỉ đạo các xã hoạt động còn thụ động, chủ yếu tập trung

chỉ đạo thực hiện các nội dung, chương trình, dự án có phân bổ vốn, chưa xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình theo từng năm. Cán bộ làm công tác nông thôn mới từ cấp huyện đến cấp cơ sở chủ yếu làm công tác kiêm nhiệm và thường xuyên có sự thay đổi nhân sự nên công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện đôi khi chưa kịp thời.

3.2.2. Xây dựng đội ngũ làm công tác xây dựng nông thôn mới

Hàng năm Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Bát Xát đã phối hợp với Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh, Văn phòng Điều phối tỉnh tổ chức nhiều lớp tập huấn về nghiệp vụ xây dựng nông thôn mới cho các thành viên là Ban Chỉ đạo xã, Ban quản lý cấp xã và các cán bộ chuyên trách trực tiếp tham mưu thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Tổ chức cho cán bộ xã, thôn đi học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại một số địa phương để học tập các mô hình mới, các cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới triển khai tại cơ sở. Qua các đợt tập huấn, các cán bộ đã có nhiều chuyển biến về nhận thức, kiến thức chuyên môn, chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vận động huy động nguồn lực, đồng thời đã có nhiều phương pháp, cách thức tổ chức thực hiện chương trình đạt hiệu quả cao.

Bảng 3.1: Tổng hợp công tác đào tạo, tập huấn xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2019

Chỉ tiêu Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm

2019 Tổng 1. Tổ chức tập

trung

- Số lớp 8 6 6 5 25

- Số lượt người

tham gia 557 386 402 334 1.679

2. Thăm quan học tập kinh

nghiệm

- Số đợt 3 1 2 2 8

- Số lượt người

tham gia 72 28 54 51 205

(Nguồn: UBND huyện Bát Xát)

Trong giai đoạn 2017-2019, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Bát Xát đã phối hợp với Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh, Văn phòng Điều phối tỉnh tổ chức được 25 lớp tập huấn với 1.679 lượt người tham gia và 08 đợt thăm quan học tập kinh nghiệm với 205 lượt người tham gia. Các lớp tập huấn và các đợt thăm quan học tập kinh nghiệm trong giai đoạn 2016-2019 được tổ chức nhiều nhất vào năm đầu giai đoạn là năm 2016.

Riêng năm 2016, huyện Bát Xát tổ chức 8 lớp tập huấn với 557 lượt người tham gia và 03 đợt thăm quan học tập kinh nghiệm với 72 lượt người tham gia. Các năm sau huyện Bát Xát vẫn duy trì tổ chức các lớp tập huấn và các đợt thăm quan học tập kinh nghiệm nhưng số lượng và số người tham gia thấp hơn với năm 2016.

Đánh giá chung: với mục tiêu nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới để không ngừng bổ sung chuyên môn nghiệp vụ trong việc triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới cho cán bộ nòng cốt tại địa phương, hàng năm huyện Bát Xát đều tổ chức các lớp tập huấn. Thông qua các lớp tập huấn, các cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát đã được tiếp cận với các kiến thức cơ bản và các chuyên đề chính cần triển khai của chương trình xây dựng nông thôn; được cập nhật các văn bản hướng dẫn của Trung ương, tỉnh, huyện với các nội dung chính qua các chuyên đề như: Quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Hướng dẫn cơ chế đặc thù trong quản lý đầu tư xây dựng đối với một số dự án thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia đoạn 2016-2020; Hướng dẫn thanh toán và định mức hỗ trợ trong xây dựng nông thôn mới; Hướng dẫn thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới; Hướng dẫn, đánh giá thực hiện tiêu chí nông thôn mới cấp xã; Một số nội dung tổ chức sản xuất trong nông nghiệp nông thôn; Vai trò tuyên truyền, vận động của Ban phát triển thôn, bản trong xây dựng nông thôn mới; Quản lý cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới; Nhiệm vụ của Ban phát triển

thôn và người dân khi thực hiện các dự án đầu tư trong xây dựng nông thôn mới. Các lớp tập huấn với nhiều chuyên đề trọng tâm và học viên là những cán bộ trực tiếp làm công tác xây dựng nông thôn mới tại địa phương nên thu hút sự tham gia đầy đủ của các thành phần học viên. Đồng thời ban tổ chức lớp học cũng giành nhiều thời gian để trao đổi cũng như giải đáp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện tại thực tế mỗi địa phương nên tạo được không khí sôi nổi, cởi mở trong quá trình thảo luận, từ đú làm rừ nhiều nội dung, vấn đề mà cỏc học viờn cũn thắc mắc, băn khoăn cũng như một số vấn đề ở địa phương đang còn lúng túng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới ở huyện Bát Xát còn một số hạn chế: số cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới có nhiều sự thay đổi nên có tình trạng được đào tạo, tập huấn xong lại chuyển sang đảm nhiệm công việc khác, cán bộ mới được điều chuyển về làm công tác xây dựng nông thôn mới lại phải cử đi tập huấn dẫn đến lãng phí trong công tác đào tạo. Nhiều lớp tập huấn có số lượng người tham gia còn lớn nên hoạt động thảo luận cũng như hỏi đáp giữa giáo viên và học viên còn chưa thực sự hiệu quả.

3.2.3. Tuyên truyền thực hiện xây dựng nông thôn mới

Công tác tuyên truyền được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc tổ chức, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Hàng năm Huyện uỷ Bát Xát đều chỉ đạo Ban tuyên giáo Huyện uỷ ban hành kế hoạch tuyên truyền xây dựng nông thôn mới. Công tác tuyên truyền được triển khai rộng khắp, bằng nhiều hình thức phong phú, đa dạng như: Tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh, truyền hình cơ sở; tuyên truyền miệng;

tuyên truyền qua hoạt động văn hóa, văn nghệ; tuyên truyền qua các buổi họp thôn, bản... Thực hiện tốt mô hình ban tuyên vận xã để tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện xây dựng nông thôn mới. Qua tuyên truyền nhận thức của cỏn bộ, nhõn dõn đó từng bước cú những thay đổi rừ rệt, thụng qua đú đó cú

những việc làm cụ thể, thiết thực như: hiến đất để xây dựng các công trình, đóng góp ngày công lao động xây dựng công trình trên địa bàn xã, nhân dân chủ động tham gia các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới.

Bảng 3.2: Tổng hợp công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2019

Chỉ tiêu Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1. Tuyên truyền miệng

- Số hội nghị, họp

thôn tuyên truyền 817 869 903 950

- Số lượt người

tham gia 67.746 68.531 68.447 69.763 2. Tuyên truyền

qua văn hóa, văn nghệ

- Số buổi tổ chức 92 87 88 125

- Số lượt người

tham gia 18.646 18.923 22.445 24.067 3. Tuyên truyền

qua hình thức trực quan

- Số cụm, điểm pa

nô áp phích 13 13 15 17

- Số băng zôn,

khẩu hiệu 857 886 968 1.190

4. Tuyên truyền qua đài truyền thanh, truyền hình

Số tin bài 535 417 582 636

(Nguồn: UBND huyện Bát Xát) Bảng số liệu 3.2 cho thấy, công tác tuyên truyền miệng qua các hội nghị, qua các buổi họp thôn, bản...có đông người tham gia nhất, đặc biệt là qua các buổi họp thôn, bản. Ở các buổi họp thôn, bản hàng tháng, trưởng thôn đều lồng ghép công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới. Đứng thứ hai về số lượt người tham gia là tuyên truyền qua văn hóa, văn nghệ. Trong giai đoạn 2016-2019, huyện Bát Xát đã tổ chức được 392 buổi tổ chức tuyên

truyền qua văn hóa, văn nghệ với 84.081lượt người tham gia. Bên cạnh 02 hình thức trên là hình thức tuyên truyền qua trực quan, cụ thể là thông qua các cụm, điểm pa nô áp phích và qua băng zôn, khẩu hiệu. Tính đến năm 2019, huyện Bát Xát có 17 cụm, điểm pa nô áp phích và 1.190 băng zôn, khẩu hiệu tuyên truyền về chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Ngoài ra, trong giai đoạn 2016-2019, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện Bát Xát đã tuyên truyền trên sóng phát thanh Đài huyện được trên 2.000 tin, bài. Các tin, bài, phóng sự tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn huyện về các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, của tỉnh, huyện về xây dựng nông thôn mới. Các tiêu chí, đặc biệt là cách thức triển khai xây dựng nông thôn mới của tỉnh, huyện được coi là nội dung chính trong công tác tuyên truyền.

Ngoài ra, các tin bài còn thực hiện tuyên truyền về phát triển kinh tế - xã hội;

xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn. Tuyên truyền các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng nông thôn mới; những thuận lợi, khó khăn trong xây dựng nông thôn mới.

Hình 3.1: Sổ tay xây dựng nông thôn mới

(Nguồn: Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Bát Xát) Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới huyện Bát Xát đã biên soạn, phát hành tài liệu tuyên truyền dạng hỏi đáp về xây dựng nông thôn mới nhằm thống nhất nội dung cho tất cả các cơ quan, đơn vị để tuyên truyền sâu, rộng đến cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong giai đoạn 2016-2019, Ban Chỉ đạo cũng đã phát hành trên 1.800 quyển tài liệu xây dựng nông thôn mới và 500 quyển sổ tay xây dựng nông thôn mới cho 22 xã trên địa bàn. Bên cạnh đó, huyện Bát Xát còn tổ chức phát động phong trào thi đua: “Huyện Bát Xát chung tay xây dựng nông thôn mới”, phong trào

“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới. Các thành viên ban chỉ đạo huyện, các tổ công tác của huyện phụ trách giúp đỡ xã phát huy hiệu quả tích cực trong công tác truyên truyền xây dựng nông thôn mới, đã có hơn 1.400 lượt cán bộ trực tiếp đi cơ

sở, thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hỗ trợ chương trình xây dựng nông thôn mới tại cơ sở, nhờ đó trong giai đoạn đã huy động ủng hộ tiền mặt, ngày công lao động, hiến đất và hiện vật được 119.850 triệu đồng.

Đánh giá chung: công tác tuyên truyền về nông thôn mới, các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới được phát động rộng khắp trong toàn thể quần chúng nhân dân gắn với các nhiệm vụ trọng tâm xây dựng nông thôn mới, tạo ra không khí thi đua sôi nổi đã có tác động đến sự quan tâm, hỗ trợ nguồn lực của các tổ chức xã hội và cộng đồng dân cư đối với xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác tuyên truyền, vận động ở một số xã chưa thường xuyên, chưa đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền cho phù hợp đối tượng. Một số xã cán bộ và nhân dân chưa thực sự vào cuộc, chưa quyết liệt trong tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, vẫn còn một số bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân chưa hiểu đúng tầm quan trọng, ý nghĩa của Chương trình; còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, chủ quan, nóng vội,... Một số nơi cán bộ chưa tích cực tìm hiểu, tham gia thực hiện Chương trình nên có hiện tượng làm ẩu, làm chưa đúng, hiệu quả thấp, chưa phát huy được nhiều vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư. Các ban ngành đoàn thể, ban tuyên vận một số xã chưa phát huy tốt hiệu quả trong việc tuyên truyền xây dựng NTM.

3.2.4. Ban hành và thực hiện các chính sách về xây dựng nông thôn mới a) Ban hành văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới

Trên cơ sở các văn bản của Trung ương, của Tỉnh Lào Cai quy định, hướng dẫn về xây dựng nông thôn mới trong từng giai đoạn, từng thời kì khác nhau, Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Bát Xát đã ban hành nhiều loại văn bản khác nhau để hướng dẫn thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện cho sát với điều kiện thực tiễn tại địa phương.

Bảng tổng hợp các văn bản triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông

Một phần của tài liệu Xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện bát xát, tỉnh lào cai (Trang 53 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w