5. Kết cấu của đề tài
4.2. Giải pháp đẩy mạnh xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai đến năm 2025
4.2.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới - Đề cao vai trò của Ban Chỉ đạo, có phân công và gắn trách nhiệm của từng thành viên của Ban Chỉ đạo với từng địa bàn hoặc từng tiêu chí cụ thể.
Cụ thể, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới của huyện Bát Xát phụ trách chung, có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động của Ban Chỉ đạo; Phân công nhiệm vụ cho các Phó Trưởng ban, các thành viên Ban Chỉ đạo mỗi thành viên phụ trách một tiêu chí ở tất cả các xã trên địa bàn huyện. Bên cạnh đó, Trưởng Ban Chỉ đạo cũng phân công cho thành viên trong Ban chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ như Trưởng tiểu ban về phát triển kinh tế; Trưởng tiểu ban về Văn hoá - Xã hội; Trưởng tiểu ban về Kiểm tra, giám sát, triển khai thực hiện các Chủ trương, Chỉ thị, Nghị quyết; Trưởng tiểu ban về Vận động quần chúng - Các tổ chức đoàn thể; Trưởng tiểu ban về Tuyên truyền. Các thành viên trong Ban Chỉ đạo phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá kết quả thực
hiện Chương trình theo địa bàn, theo lĩnh vực, theo tiêu chí, theo nhiệm vụ được phân công.
- Hàng năm, Ban Chỉ đạo cần thực hiện sơ kết 6 tháng đầu năm và tổng kết năm. Tại các hội nghị sơ kết và tổng kết này, các thành viên trong Ban Chỉ đạo sẽ báo cáo tiến độ thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới theo chức năng, nhiệm vụ được phân công. Các thành viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao phải được động viên và có chế độ khen thưởng kịp thời. Ngược lại, các thành viên chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao phải trình bày những khó khăn tại sao chưa hoàn thành nhiệm vụ để các thành viên trong Ban Chỉ đạo cùng nhau thảo luận góp ý kiến, rút kinh nghiệm để thực hiện tốt hơn. Nếu thành viên đó trong 2 năm liên tiếp mà vẫn không hoàn thành nhiệm vụ được giao do các nguyên nhân chủ quan thì Trưởng Ban Chỉ đạo có thể thay thế bằng thành viên khác vào Ban Chỉ đạo. Đó cũng là giải pháp khắc phục, hạn chế một bộ phận cán bộ cấp cơ sở hiện nay còn thiếu nhiệt tình, thiếu trách nhiệm, trình độ, năng lực, sức khỏe chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
- Tăng cường sự lãnh đạo điều hành của các cấp, các ngành đối với nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Ban Chỉ đạo huyện Bát Xát xây dựng kế hoạch phân công cụ thể cho các thành viên, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện ở các xã. Bố trí cán bộ có năng lực, nhiệt tình tham gia Ban Chỉ đạo các xã và tổ chức tập huấn đào tạo cán bộ quản lý để thực hiện chương trình.
- Gắn kết quả thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới với trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu cấp ủy, chính quyền của đơn vị. Đề cao sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện của cấp ủy, chính quyền các cấp và của cả hệ thống chính trị; phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong xây dựng nông thôn mới, nhất là đối với các xã chưa đạt chuẩn nông thôn mới.
- Huyện Bát Xát cần lựa chọn những cán bộ có kinh nghiệm của các phòng, ban chuyên môn hướng dẫn, hỗ trợ địa phương rà soát, đánh giá, phân loại theo mức độ thuận lợi, khó khăn trong thực hiện các tiêu chí để có giải pháp thực hiện cụ thể với từng xã. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cán bộ, công chức phụ trách từng tiêu chí; coi đây là những tiêu chí kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền và cán bộ, công chức.
4.2.2. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong đó, công tác tuyên truyền được xác định là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng, nhằm tạo sự đồng thuận toàn xã hội trong triển khai thực hiện. Để đẩy mạnh công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trong thời gian tới, huyện Bát Xát cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức, phát huy cao sự tham gia tích cực chủ động của nhân dân và sự quan tâm của toàn xã hội đối với chương trình xây dựng nông thôn mới. Cấp ủy, chính quyền các xã phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể chính trị xã hội cơ sở, tổ chức tuyên truyền, vận động tới từng thôn bản, hộ dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia bàn bạc, thực hiện và giám sát thực hiện các nội dung của chương trình và hướng dẫn nhân dân thực hiện các nhiệm vụ của thôn bản và gia đình.
- Tiếp tục thực hiện và đẩy mạnh các phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới. Các ban ngành đoàn thể, các cơ quan chức năng và các xã tổ chức các phong trào thi đua thiết thực gắn với nhiệm vụ thực hiện chương trình.
Thường xuyên nắm bắt, phát hiện những cách làm hay, mô hình tốt để phổ biến ra diện rộng, khen thưởng kịp thời các tổ chức, cá nhân có cách làm hay, làm tốt và có nhiều đóng góp cho chương trình.
- Công tác tuyên truyền cần tiếp tục có sự đổi mới; nắm vững nguyên
tắc chung của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM là “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ”; bám sát sự chỉ đạo, định hướng của cấp ủy, tình hình thực tiễn của địa phương, đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền phù hợp, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả.
- Về nội dung tuyên truyền: tiếp tục tuyên truyền các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, mục đích, ý nghĩa của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cấp, các ngành, của người dân trong thực hiện xây dựng nông thôn mới; biểu dương nhân rộng các điển hình tiên tiến, cách làm hay, sáng tạo của các địa phương, đơn vị trong quá trình thực hiện...
- Về phương pháp tuyên truyền: cần tiến hành đồng bộ các loại hình, chú trọng phát huy tốt việc tuyên truyền thông qua hệ thống thông tin đại chúng (báo chí, hệ thống truyền thanh cơ sở, cổng, trang thông tin điện tử);
thông qua công cụ trực quan (băng zôn, khẩu hiệu, pano áp phích, tờ rơi...);
thông qua các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, tổ chức lễ hội truyền thống; thông qua các hoạt động thăm quan thực tế, báo cáo điển hình, học tập gương người tốt, việc tốt và đặc biệt chú trọng hình thức tuyên truyền miệng, đây là hình thức vừa tuyên truyền, vừa vận động có tính hiệu quả và cơ bản phù hợp đối với điều kiện của huyện Bát Xát hiện nay. Vì vậy, cần có sự tham gia của cả hệ thống chính trị; trong đó lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp là nòng cốt; phát huy tốt vai trò của đội ngũ cán bộ, đảng viên cơ sở, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín trong cộng động, ngoài ra có thể huy động cả lực lượng đội ngũ cán bộ y tế, giáo viên tại địa bàn...
- Tiếp tục tăng cường công tác nắm tình hình tư tưởng, dư luận xã hội, nhất là các xã đang triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới; kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc, bức xúc nổi cộm trong quá trình thực hiện, chủ động tham mưu, đề xuất các cấp, các ngành giải quyết, xử lý, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo sự đồng thuận toàn xã hội trong quá trình triển khai thực hiện và thực hiện có hiệu quả.
4.2.3. Nâng cao hiệu quả công tác huy động và sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới
- Thực hiện có hiệu quả và lồng ghép các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới. Trên cơ sở nguồn vốn được trung ương, tỉnh phân bổ, huyện Bát Xát cần bố trí lồng ghép các nguồn vốn từ các chương trình khác để thực hiện mục tiêu của Chương trình. Tập trung đầu tư cho các xã đạt được ít tiêu chí và các xã đã đăng kí để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới; trong đó, chú trọng đầu tư cho các xã chưa hoàn thành các công trình hạ tầng cơ bản.
- Khuyến khích thu hút đầu tư vào phát triển nông nghiệp nông thôn, cụ thể là:
+ Thực thi nhiều ưu đãi đối với doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn, như đơn giản hóa thủ tục hành chính, cung cấp mặt bằng, cho vay vốn ưu đãi, cung cấp nguồn lao động đã qua đào tạo.
+ Chủ động xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung, bền vững, có giá trị cao. Từ đó, đưa ra các cơ chế, chính sách thu hút doanh nghiệp đến đầu tư và bắt tay bền chặt với nông dân.
+ Để các doanh nghiệp đến và cùng gánh vác trách nhiệm với nhân dân trong xây dựng nông thôn mới, các địa phương cần tập trung quy hoạch và phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa; thí điểm và hoàn thiện các mô hình cung ứng vật tư, dịch vụ nông nghiệp gắn kết với phát triển sản xuất, trong đó chú trọng tại cấp thôn, hộ gia đình; tăng cường công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu, điều kiện cụ thể và lợi thế sản xuất của từng địa phương.
- Thường xuyên hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc quản lý đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Nâng cao chất lượng quá trình lựa chọn dự án, tổ chức quản lý, vận hành các dự án có hiệu quả; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng cho vùng sản xuất tập trung, các khu, vùng ứng dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
- Thực hiện tốt quy định của trung ương, của tỉnh trong việc huy động nội lực trong xây dựng nông thôn mới, trong đó có nội dung đấu giá đất để lấy kinh phí xây dựng nông thôn mới, tổ chức thực hiện tốt và tăng tỷ lệ vốn thu được từ đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất giữ lại ngân sách huyện, xã đầu tư cho xây dựng nông thôn mới. Huy động sự đóng góp phù hợp của cộng đồng và các doanh nghiệp trong thực hiện chương trình, không huy động quá sức dân.
- Nguồn vốn thực hiện xây dựng nông thôn mới cần được bố trí tập trung, không dàn trải; ưu tiên bố trí vốn cho các dự án đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng trước 31/12 hàng năm và các dự án chuyển tiếp dự kiến hoàn thành vào năm tiếp theo. Số vốn còn lại bố trí cho các dự án khởi công mới; trong đó, tập trung ưu tiên cho các xã đăng ký phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới theo kế hoạch hàng năm trên cơ sở nguyên tắc tổng vốn đầu tư cho một xã phù hợp với hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4.2.4. Tập trung thực hiện các tiêu chí có số xã đạt được còn thấp
Hiện nay còn có 3 tiêu chí khó đạt nhất là tiêu chí về thu nhập, tiêu chí về hộ nghèo và tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm. Cả 03 tiêu chí này mới chỉ có 07/22 xã đạt theo Bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.
Thời gian tới, huyện Bát Xát cần tập trung để thực hiện các tiêu chí có số xã đạt được còn thấp, cụ thể là:
- Đối với tiêu chí về thu nhập và tiêu chí về hộ nghèo
+ Cần xác định đẩy mạnh sản xuất là mấu chốt để người dân nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững. Huyện Bát Xát cần thực hiện có hiệu quả Đề án số 01 về “Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trọng tâm là đưa cây trồng có giá trị kinh tế cao vào sản xuất, gắn với phát triển chăn nuôi đại gia súc”. Tuyên truyền, khuyến khích, hỗ trợ người dân tham gia vào các dự án thành phần của Đề án số 01 như: sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; sản xuất cây ăn quả ôn đới Lê VH6; sản xuất chè; sản xuất dược liệu; chăn nuôi thủy sản; phát triển lâm nghiệp.
+ Tạo điều kiện tối đa để người nghèo tiếp cận với các nguồn vốn phát triển sản xuất. Thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, giảm nghèo bền vững hàng năm.
+ Lồng ghép nguồn vốn của nhiều chương trình khác nhau như chương trình 135, chương trình 102, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, nguồn vốn ODA...để hỗ trợ triển khai các mô hình sản xuất cho hộ nghèo tại các xã nghèo. Thực hiện hỗ trợ trực tiếp cho các hộ nghèo thông qua cung cấp các loại cây, con giống có giá trị để người dân sản xuất thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ cho hộ nghèo.
+ Thực hiện tốt công tác đào tạo nghề gắn với tạo việc làm cho lao động nông nghiệp, nông thôn. Lao động được đào tạo có việc làm sẽ làm tăng thu nhập, góp phần quan trọng vào công tác giảm nghèo bền vững của địa phương và vào việc đẩy nhanh hình thành các làng nghề và xây dựng nông thôn mới.
- Đối với tiêu chí về môi trường và an toàn thực phẩm
+ Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường để người dân nông thôn tích cực hưởng ứng công tác vệ sinh môi trường, trồng và bảo vệ cây xanh, cải tạo công trình vệ sinh, thu gom và xử lý rác thải, tạo cảnh quan sạch đẹp, đảm bảo các chất thải nguy hại, chất thải y tế và chất thải rắn thông thường được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn quốc gia vệ sinh môi trường. Cần áp dụng có hiệu quả các tiêu chí này để xét các gia đình đạt gia đình văn hóa hàng năm. Bên cạnh đó, cần tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả khai thác và sử dụng bền vững các công trình cấp nước sạch tập trung nông thôn. Theo đó, các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn cần được chú trọng nâng cấp, sửa chữa, góp phần nâng cao tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch, nước hợp vệ sinh.
+ Ban Chỉ đạo huyện cần giao nhiệm vụ cho Ủy ban MTTQ huyện và các cơ quan chức năng, các xã tập trung bám sát các văn bản chỉ đạo của cấp trên và điều kiện thực tế tại địa phương để xây dựng kế hoạch thực hiện. Các xã chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của huyện xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện phong trào thi đua, tổ chức phát động đăng ký, ký giao ước thi đua thực hiện phong trào thi đua “Vệ sinh môi trường nông thôn”, đồng thời phân công cán bộ phụ trách từng thôn, bản, hướng dẫn, vận động các hộ gia đình làm nhà tiêu, chuồng nuôi nhốt gia súc hợp vệ sinh. Các cơ quan, đoàn thể của huyện được phân công phụ trách tiêu chí cần chủ động xây dựng kế hoạch, ban hành các văn bản hướng dẫn cơ sở phối hợp tổ chức thực hiện, tổ chức nhiều hoạt động thiết thực như: khơi thông cống rãnh, duy trì tổ thu gom rác thải; tổ chức "Ngày thứ 7 tình nguyện", “Ngày chủ nhật xanh”, làm mới nhà vệ sinh, chuồng nuôi nhốt gia súc, đào hố chứa rác...
4.2.5. Một số giải pháp khác
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho xây dựng nông thôn mới + Tổ chức đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ làm công tác xây dựng nông thôn mới.
+ Tăng cường đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở các xã trong vùng quy hoạch sản xuất để tăng cường ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất.
+ Phối hợp tốt với các sở ban ngành của tỉnh Lào Cai thực hiện có hiệu quả Đề án đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp, nông thôn.
+ Tổ chức các đợt thăm quan các mô hình nông thôn mới điển hình, tiêu biểu cho một số thành viên Ban Chỉ đạo huyện, xã.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua “Bát Xát chung sức xây dựng nông thôn mới”
+ Phong trào thi đua “Bát Xát chung sức xây dựng nông thôn mới” cần được phát động rộng rãi trên địa bàn toàn huyện. Thực hiện tốt phong trào