MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM
3.1. Phương hướng phát triển của Tổng công ty Giấy Việt Nam trong những năm tới
3.1.1. Chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Tổng công ty trong thời gian tới
Với vị trí là doanh nghiệp chủ đạo trong ngành công nghiệp giấy, Tổng công ty Giấy Việt Nam có trách nhiệm phát triển đầu tư các dự án sản xuất bột giấy và giấy có quy mô lớn. Trong kế hoạch 5 năm giai đoạn 2012-2016, Tổng công ty Giấy Việt Nam đã đặt ra mục tiêu phát triển Tổng công Giấy trở thành một tập đoàn kinh tế lớn, để thực hiện mục tiêu trên, bám sát với quy hoạch phát triển của ngành giấy, Tổng công ty đã xác định phương hướng phát triển trong những năm tới của doanh nghiệp là tiếp tục đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Về định hướng đầu tư thì Tổng công ty tập trung đầu tư mở rộng vùng nguyên liệu giấy ở tất cả những vùng có nhà máy của Tổng công ty, xác định trọng điểm là
vùng nguyên liệu phía bắc. Đối với đầu tư vào nhà máy sản xuất thì trong giai đoạn trước mắt sẽ chỉ tập trung đầu tư xây dựng mới các nhà máy sản xuất bột giấy nhằm cân đối cung – cầu bột giấy trong Tổng công ty để giảm thiểu khối lượng bột giấy phải nhập khẩu.Mở rộng hướng kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực. Tổng công ty nờn đa dạng hoỏ thờm cỏc loại hỡnh sản phẩm, tỡm hiểu rừ nhu cầu thực tế thị trường về các lại sản phẩm cũng hãng, từ đó tìm ra những đặc điểm ưa thích người tiêu dùng về sản phẩm và những mặt hạn chế về sản phẩm và khắc phục nó để đưa ra thị trường những sản phẩm tốt nhất.
Giảm chi phí sản xuất đến mức thấp cũng là một cách tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường, hạn chế các chi phí lãng phí không cần thiết, nâng cao chất lượng lao động cũng như năng suất lao động đến mức tối đa. Đổi mới công nghệ cũng đóng vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh doanh trong thơi gian sắp tới của Tổng công ty, việc đổi mới cải tiến quy trình công nghệ sẽ giúp Tổng công ty nâng cao sản xuất, tiết kiệm chi phí nhân công, nâng cao chất lượng sản phẩm từ đó hạ được giá thành sản phẩm nâng cao cạnh tranh. Do vậy, Tổng công ty cần thường xuyên học hỏi các công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới, của các doanh nghiệp cùng ngành để chánh bị lạc hậu.
Tổng công ty nên tăng cường mở rộng thêm các đối tác làm ăn, mở rộng quan hệ từ đó mở rộng thị trường. Tăng cường tìm kiếm bạn hàng xuất khẩu mở rộng đầu ra cho các sản phẩm, qua đó sẽ tiếp thu được kinh nghiệm, các tiêu chuẩn của nước ngoài.
Dưới đây là một số chỉ tiêu chính trong tương lai của công ty
Bảng 3.1 : Một số chỉ tiêu chính trong kế hoạch 5 năm 2012 - 2016
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm 2012
Năm 2013
Năm
2014 Năm 2015
Năm 2016 Giá trị sản xuất CN Tỷ đồng 2,983 3,146 3,318.60 3,674.80 3,821.60 Doanh thu Tỷ đồng 3,345 3,911 4,229.6 4,773.3 6,031.4
Lợi nhuận Tỷ đồng 130.3 143.1 160.8 196.4 248.4
Sản phẩm giấy Tấn 115,500 131,500 149,511 169,534 249,654
Mặt hàng Tấn
Giấy in viết Tấn 105,000 120,300 130,547 150,871 230,786
Giấy vệ sinh Tấn 10,500 11,000 13,000 16,000 19,000
Giấy khác Tấn
sản phẩm bột giấy Tấn
Sản phẩm khai thác Tấn 208,573 326,000 338,000 360,000 390,000 gỗ nguyen liệu
Trồng rừng nguyên Hecta 3,505 7,550 9,070 9,100 9,100
liệu giấy
(Nguồn :Báo cáo Tổng hợp chỉ tiêu kế hoach 5 năm 2012- 2016 – P. TCKT- TCT)
Qua bản trên ta thấy, phương hướng kinh doanh thời gian tới của công ty là nâng cao giá trị sản lượng công nghiệp toàn Tổng công ty, từ đó nâng cao giá trị Doanh thu cho tổng công ty, phấn đấu đến 2016 Doanh thu đạt 6,031.4 tỉ đồng. Để đạt được mục tiêu trên đòi hỏi Tổng công ty phải có một nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng cao để đáp ứng được những mục tiêu đề ra. Do vậy công tác đào tạo tại Tổng công ty cần được trú trọng và quan tâm nhiều hơn nữa để có thể đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và chât lượng.
3.1.2. Định hướng đào tạo tại Tổng công ty 2012 đến 2016
Tổng công ty mở rộng thêm nhiều loại hình đào tạo hơn nữa, thích hợp với tình hình phát triển của Tổng công ty. Việc đa dạng hóa loại hình đào tạo sẽ đào tạo ra số lượng học viên chất lượng cao hơn và đa dạng hơn, hiểu được ý nghĩa quan trọng của việc này Tổng công ty đã có chiến lược đào tạo giai đoạn tới đa dạng nhiều loại hình và coi trọng yếu tố chất lượng học viên. Một số loại hình đào tạo được Tổng công ty đầu tư và khuyến khích công nhân viên trong thời gian tới bao gồm : cử cán bộ nhân viên tham gia tích cực các khóa đào tạo nước ngoài tại các nước có ngành công nghiệp Giấy phát triển tiên tiến như Mỹ, Nga, Trung quốc; đào tạo nhiều cán bộ thông qua việc tham gia các lớp học tại các trường đại học Nước ngoài đặc biệt ưu tiên các thạc sĩ trẻ có chuyên môn, nhiệt huyết, tinh thần ham học hỏi.v.v.
Đào tạo được một đội ngũ lao động có chuyên môn kỹ thuật cho Tổng công ty đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, có cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng miền phù hợp đáp ứng yêu cầu phát triển Tổng công ty
Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có năng lực quản lý giỏi, có tinh thần trách nhiệm cao, có tư duy sáng tạo trong công việc, thường xuyên đưa ra các ý kiến của mình để hoạn thiện hơn nữa công tác Quản lý.
Kế hoạch đào tạo năm 2012 của Tổng công ty Giấy Việt Nam như sau:
Bảng 3.2: Bảng tổng hợp kế hoạch đào tạo năm 2012
STT Đơn vị Tổng số khoá học Dự trù kinh phí Ghi
Nguồn chú giáo viên
từ Tổng công ty
Nguồn giáo viên thuê ngoài
Bồi dưỡng giáo viên kiêm nhiệm
(1000đ)
Thuê ngoài (1000đ)
1 Nhà máy hoá chất 06 0 30,000 0
2 Nhà máy điện 16 01 100,000 40,000
3 Nhà máy giấy 25 03 120,000 120,000
4 Xí nghiệp bảo dưỡng 0 03 0 160,000
5 Phòng kỹ thuật 08 06 43,000 205,000
6 Xí nghiệp dịch vụ 06 02 35,000 50,000
7 Các phòng ban 01 04 2,000 195,000
8 Khối đoàn thể 02 01 8,000 30,000
9 Đào tạo chung cho Tổng công ty
0 12 0 600,000
10 Khối lâm nghiệp 02 10 40,000 580,000
Tổng I 66 42 378,000 1,980,000
11 Đào tạo nước ngoài 100 người 1,200,000
12 Tổ chức thi nâng bậc cho công nhân
200 người 0 150,000
13 Tổ chức thi nâng ngạch cho cán bộ
100 người 150,000
14 Chuẩn bị đề thi nâng ngạch (Tin học, tiếng Anh, quản lý Nhà nước)
100 người 120,000
Tổng II (Tổng I + 11 + 12 + 13 + 14)
112 khoá 378,000 3,600,000
( Nguồn : Báo cáo THKH đào tao 2012 - phòng Tổ chức lao động)
Qua bảng Tổng hợp kế hoạch đào tạo 2012 quy mô đào tạo không có nhiều biến động với 112 khóa học, Tổng kinh phí dự trù 3,978,000,000 đồng. Các nội dung khóa học nhìn chung vẫn giống năm 2011.
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực