2.1: Đặc điểm của mặt hàng mây tre đan 2.1.1: Đặc điểm của hàng Mây tre đan
2.1.2: Tình hình thị trường mây tre đan thế giới
2.1.2.1: Tình hình cung trên thị trường mây tre đan thế giới:
Hàng năm kim ngạch trao đổi hàng mây tre của thế giới ước tính hơn 20 tỷ USD. Điều đó chứng tỏ thị trường quốc tế đang rất nhộn nhịp và sôi động. Các nước cung cấp mặt hàng này hầu hết tập trung ở khu vực Châu Á. Các nước nhập khẩu trước kia phần lớn tập trung ở Châu Âu, hiện nay đã mở rộng ra các nước Châu Á, Mỹ, Phi và Úc. Có thể nói, ngày nay hàng mây tre đan đã trở nên quen thuộc và thông dụng trên khắp thế giới.
Trong thập niên 90, tình hình cung hàng mây tre đan trên thế giới hầu như không có gì biến động đáng kể. So với những năm 80, lượng cung trung bình của những năm gần đay tăng rất chậm, chỉ tăng trung bình 0,23%/năm. Trong khi đó những năm 80 đạt tới 3%/năm.
Trên thế giới các nước xuất khẩu mây tre đan tập trung hầu hết ở Châu Á, trong đó có một số quốc gia đáng chú ý như Indonexia, Malaysia, Thailand, Singapore, Philipine, Ấn Độ, Trung quốc…Giữa các nước này, tỷ lệ thị trường mỗi nước chiếm giữ khá đồng đều, tỷ lệ phầm trăm kim ngạch xuất khẩu của mỗi nước so với tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thế giới trong 5 năm qua hầu như không thay đổi:
Indonexia: 16,9% Trung quốc: 10%
Malaysia: 15,5% Đài Loan: 7,2%
Thailand: 12,7% Singapore: 6,4%
Philipine: 11,5% Hong kong: 5,6%
Ấn Độ: 10,3% Các nước khác: 3,9%
Khoảng cách giữa các nước này là rất xít xao, chắc chắn trong những năm tới sẽ có sự cạnh tranh gay gắt để tìm kiếm vàchiếm lĩnh thị trường.
Ngoài ra kim ngạch của mỗi nước tăng rất đều đặn, không hề có sự tăng giảm đột biến nào, điều này chứng tỏ cung về mặt hàng này trên thế giới là rất ổn định
2.1.2.2: Tình hình cầu trên thị trường mây tre thế giới:
Có thể nói rằng, các sản phẩm mây tre đang trở thành sản phẩm được ưa chuộng trên Thế Giới. Người tiêu dùng đã quá nhàm chán với những bộ bàn ghế nhôm, sắt…có kích thước lớn và thô. Trong khi đó, họ lại tìm thấy vẻ mảnh mai, thanh thoát cũng như rất sang trọng ở những bộ bàn ghế, đồ trang trí song mây. Mặt khác, ngành sản xuất này từ lâu đã thoát khỏi trình độ sản xuất thủ công chuyển một phần sang sản xuất với công nghệ kỹ thuật cao, góp phần tạo nên nhiều sản phẩm mây tre bền đẹp, tinh sảo, mẫu mã phong phú ngày càng hấp dẫn người tiêu dùng. Chính vì thế, nhu cầu về hàng mây tre đang tăng lên nhanh chóng. Ngoài mức tăng về số lượng, nhu cầu về hàng mây tre cũng rất đa dạng. Các sản phẩm kiểu cách đơn điệu, vẫn để ở dạng thô hiện nay không được người tiêu dùng ưa chuộng. Sở thích gọn nhẹ, bền, tiện lợi. Dự báo trong thời gian tới những sản phẩm có độ tiện dụng cao sẽ có nhu cầu cao nhất. Đó là những sản phẩm nội thất, đồ đạc trong nhà như giường, tủ, bàn ghế… được sản xuất theo bộ với các bộ phận được tách rời mà người tiêu dùng có thể tự lắp ráp lấy được. Trên thế giới, buôn bán đồ dùng gia đình đã chiếm từ 75-80% tổng lượng buôn bán hàng mây tre.
Theo các chuyên gia trong ngành dự báo, cung cầu trong 10 năm tới có thể sẽ mất cân đối gay gắt hơn, mức giá của phần lớn sản phẩm mây tre sẽ cao hơn hiện nay. Điều đó sẽ kích thích các nước xuất khẩu gia tăng sản lượng nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu của các nước nhập khẩu mặt hàng này.
Trên thế giới, các nước nhập khẩu mặt hàng này tập trung nhiều nhất ở Châu Âu và Châu Á. Ở một vài nước thuộc Châu Mỹ, khối lượng nhập khẩu mây tre cũng tăng đáng kể. Mấy năm gần đây, Châu Úc và Châu Phi cũng bắt đầu nhập khẩu mặt hàng này. Về cơ cấu nhập khẩu của các khu vực trên thế giới trong thời gian qua, nói chung là không có sự thay đổi nào lớn và được phân bổ như sau:
Châu Âu: 46,1% Châu Á: 33,5%
Châu Mỹ: 15,2% Châu Phi: 4%
Châu Úc: 1,2%
Qua số liệu trên ta thấy Châu Á mặc dù nhập khẩu với tỷ lệ cao nhưng những nước này hầu hết là nhập dưới dạng nguyên liệu và bán thành phẩm để về nước chế biến thành sản phẩm hoàn thiện phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Còn như thị trường Châu Âu hầu như là nhập thành phẩm.
Bảng: Thị trường xuất khẩu hàng mây tre đan của Việt Nam 7 tháng năm 2011
Dvt: Usd
Thị trường Kim ngạch xuất khẩu
Hoa kỳ 17.493.928
Nhật bản 15.649.574
Đức 15.553.200
Pháp 5.010.782
Oxtraylia 4.916.560
Đài loan 4.515.914
Nước khác 48.844.151
Tổng kim ngạch xuất khẩu 111.984.109
( Theo tổng cục thống kê Việt Nam)