Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng Mây tre đan của Công ty 1. Về kim ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu hàng mây tre đan tại Công ty xuất khẩu mây tre Chúc Sơn (Trang 27 - 41)

Bảng Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty

(ĐVT : nghìn USD)

Mặt hàng

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Kim ngạch

XK

Tỷ trọng

(%)

Kim ngạch

XK

Tỷ trọng

(%)

Kim ngạch

XK

Tỷ trọng

(%)

Kim ngạch

XK

Tỷ trọng

(%) Thủ

công mỹ nghệ

1.972,10 23,20 1.993,59 16,08 2.307,78 16,70 4.615,56 23,9

Nông

sản 5.680,00 66,82 7.406,41 59,73 8.613,21 62,32 10.335,85 53,55 Thực

phẩm 448,55 5,28 1.562,87 12,60 1.542,66 11,16 1.388,39 7,19 Các

mặt hàng khác

399,48 4,70 1.437,13 11,60 1.357,93 9,82 2.960,2 15,36

Tổng 8.500,13 100 12.400 100 13821,5

8 100 19.300 100

( Nguồn: Tổng hợp kim ngạch XNK của Phòng kế hoạch phát triển công ty Mây tre xuất khẩu Chúc Sơn các năm 2008, 2009, 2010, 2011)

Sản phẩm trang trí thủ công là mặt hàng đem lại lợi nhuận cao hơn so với các sản phẩm khác.Vì thế Công ty Mây tre Xuất khẩu Chúc Sơn luôn luôn đặt nhiệm vụ trọng tâm vào việc đẩy mạnh xuất khẩu mặt hàng này sang các thị trường quốc tế. Tỉ trọng xuất khẩu của các mặt hàng là khác nhau, tùy thuộc vào thói quen tiêu dùng, nhu cầu, các tiêu chuẩn đòi hỏi về chất lượng của từng thị trường

Qua số liệu trên ta thấy. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ có tỷ trong tương đối lớn, là một trong hai nhóm mặt hàng chính, đem lại mức tăng trưởng cao cho Công ty và chỉ sau hàng nông sản. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty năm 2008 đạt 1,972 triệu USD chiếm 23,20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của hàng này là 1,993 triệu USD và 2,3 triệu USD vào năm 2010 tương đương 16,70% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong tình hình kinh tế suy thoái từ cuối năm 2009 - 2010, để đạt và vượt mức kế hoạch đã thực hiện năm 2009 là cả một sự nỗ lực và cố gắng lớn của Công ty Mây tre xuất khẩu Chúc Sơn. Mặc dù từ năm 2008 đến năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng sản phẩm thủ công mỹ nghệ có tăng nhưng tỷ trọng của nó so với tổng tỷ trọng lại có phần giảm nguyên nhân là do năm 2009 khủng hoảng kinh tế xảy ra tác động khá lớn đến nhu cầu về các mặt hàng này làm giảm đi kim ngạch xuất khẩu nhưng Công ty đã hoàn thành tốt nhiệm vụ và mục tiêu năm 2010.

Bước sang năm 2011, sau khi chịu ảnh hưởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, với nhiều khó khăn đã và đang phải đương đầu, tuy nhiên toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty vẫn quyết tâm đạt được và vượt mục tiêu tăng trưởng xuất nhập khẩu là 19,3 triệu USD tương đương 386 tỉ đồng vượt 10% so với mục tiêu , trong đó xuất khẩu chung là 16,5 triệu USD – tương đương 330 tỉ đồng. Kế hoạch đặt ra cho

ngành hàng thủ công mỹ nghệ trong năm 2011 là đạt doanh thu 5,3 triệu USD – tương đương 106 tỉ đồng.

Trong 3 tháng đầu năm 2012, do ảnh hưởng của các chính sách kinh tế vĩ mụ của nhà nước nờn cụng ty đó cú một vài khú khăn, đó thể hiện rừ thông qua kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng kinh doanh của Công ty.

Riêng về mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hai tháng 1 và 2 mới xuất được với tổng trị giá 508 ngàn USD, đạt xấp xỉ 9,6% kế hoạch năm. Nguyên nhân một phần do những tháng đầu năm chủ yếu tập trung sản xuất hàng và giao hàng của các đơn hàng cuối năm 2011, các đơn hàng thường theo mùa vụ và chủ yếu tập trung vào tháng 5,tháng 6 và cuối năm (phục vụ cho Lễ Giáng sinh và mùa xuân). Khó khăn của kinh tế thế giới cũng đã tác động mạnh tới việc kinh doanh của Công ty, thể hiện qua việc số lượng đặt hàng của các khách hàng ngoại giảm hơn so với cùng kỳ năm 2010. Bên cạnh đó, sự suy giảm của các nền kinh tế Châu Âu, Mỹ, hai thị trường trọng yếu đã mang tới nhiều khó khăn hơn. Các khách hàng yêu cầu giá cả hàng hóa thấp hơn, trong khi vẫn phải đảm bảo các điều kiện về chất lượng sản phẩm. Trong khi đó, giá nguyên liệu và nhân công tại Việt Nam lại có xu hướng tăng, khiến cho việc chào bán hàng thủ công mỹ nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Công ty Mây tre xuất khẩu Chúc Sơn phải chấp nhận mức lời thấp cho một số đơn hàng khách đặt để có hợp đồng, giữ khách hàng, cũng như tạo công ăn việc làm cho công nhân. Hiện tại, Công ty cũng đang tập trung kế hoạch tham dự các hội chợ quốc tế và tổ chức các đoàn khảo sát thị trường trong năm 2012. Cụ thể là tham gia các Hội chợ quốc tế như:

Hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ ở Trung Quốc, Dubai, Đức, Hồng Kông….. Để nắm bắt cơ hội do WTO mang lại, Công ty cũng chú trọng đến việc đầu tư công nghệ thông tin và nhân lực cho việc nghiên cứu thị trường, tập trung vào việc nâng cao chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ để tạo uy tín lớn cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ mang thương hiệu riêng của mình. Công ty đã lên kế hoạch nâng cấp hệ thống trang thiết bị công

nghệ thông tin để phục vụ tốt hơn nữa cho công tác giao dịch, nâng cấp website để ứng dụng mạnh mẽ thương mại điện tử vào trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, Công ty mây tre xuất khẩu Chúc Sơn đang từng ngày nỗ lực để kiện toàn bộ máy hoạt động, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tiết kiệm các chi phí nhằm giữ vững các thành tựu đã đạt được và thực hiện thành công các mục tiêu đã đề ra.

2.3.2. Về cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu

Đối với hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu thì các mặt hàng chính và chiếm chủ yếu trong kim ngạch xuất khẩu vẫn là : mây tre lá, gốm sứ và gỗ mỹ nghệ. Ngoài ra các mặt hàng khác như: hàng thiêu ren, sắt mỹ nghệ… chỉ chiếm một phần nhỏ trong kim ngạch xuất khẩu hàng truyền thống này.

Bảng Cơ cấu mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

(ĐVT: nghìn USD)

Mặt hàng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Kim ngạch

Tỷ trọng

(%)

Kim ngạch

Tỷ trọng

(%)

Kim ngạch

Tỷ trọng

(%) Mây tre lá 633,96 31,8 610,42 26,45 1.149,28 24,9

Gốm sứ 299,04 15 293,09 12,7 410,78 8,9

Gỗ mỹ nghệ 900,5 45,17 1.145,8 49,65 2.452,71 53,14 Các mặt

hàng khác

160,09 8,03 258,47 11,2 602,79 13,06 Tổng 1.993,59 100 2.307,78 100 4.615,56 100 ( Nguồn: Báo cáo kim nghạch xuất khẩu và cơ cấu mặt hàng của Phòng kế

hoạch phát triển các năm 2009,2010,2011)

Theo bảng trên ta thấy trong hàng thủ công mỹ nghệ mặt hàng xuất khẩu chủ yếu vẫn là gỗ mỹ nghệ, năm 2009 kim ngạch xuất khẩu gỗ mỹ nghệ là

hơn 900 nghìn USD chiếm 45,17 % so với tổng kim nghạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, còn hàng mây tre đan với kim ngạch xuất khẩu 633,96 nghìn USD chiếm hơn 30% và mặt hàng gốm sứ chiếm tỷ trọng 15% vì đây là mặt hàng có sự cạnh tranh khá mạnh so với các nước khác như Trung quốc, Hàn quốc,… Các mặt hàng khác như cói, sắt thủy tinh, sơn mài chỉ chiếm 8% so với tổng tỷ trọng của mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu có tăng như gỗ mỹ nghệ đạt kim ngạch 1,145 tr USD vượt gần 30% so với cùng kì năm 2009, còn mặt hàng mây tre đan và gốm sứ lại giảm như hàng mây tre đan giảm hơn 3% so với cùng kỳ năm ngoái, nguyên nhân do khủng hoảng kinh tế bắt đầu ảnh hưởng nhưng không đáng kể và tỷ trọng của 2 mặt hàng này so với tổng kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ cũng giảm. Còn các mặt hàng khác lại có xu hướng tăng trong năm 2010 và tăng hơn 60% so với năm 2009 tương đương với 98,38 nghìn USD.

Năm 2011 sau khủng hoảng kinh tế kim ngạch xuất khẩu của Công ty tăng khá cao, tổng kim nghạch năm 2011 gấp đôi so với năm 2010 trong đó mặt hàng gỗ mỹ nghệ vẫn chiếm chủ yếu cụ thể là: kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này đạt gần 2,5 triệu USD chiếm 53% so với tỷ trọng của cả kim ngạch xuất khẩu, còn hàng mây tre đan năm 2011 có kim ngạch xuất khẩu tăng gần gấp đôi so với năm 2010 và hàng gốm sứ cũng tăng đáng kể. Tuy nhiên tỷ trọng các mặt hàng này trong năm 2011 lại có xu hướng giảm so với tổng tỷ trọng xuất khẩu, điều này chứng tỏ Công ty chưa có sự quan tâm, cải thiện chất lượng các mặt hàng này. Qua phân tích cho thấy kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng gỗ mỹ nghệ vẫn chiếm phần lớn và tăng dần qua các năm, nguyên nhân là do mặt hàng này của trung tâm có giá cả hợp lý, chất lượng tốt và có độ khéo léo cao do vậy Công ty nên phát triển thị trường này nhiều hơn bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hóa mẫu mã và cũng chú ý đến tiềm năng phát triển các mặt hàng mây tre đan, gốm sứ để cạnh tranh với các đối thủ khác.

2.3.3. Về thị trường xuất khẩu

Công tác tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu luôn được Công ty quan tâm. Cùng với sự chuyển biến tích cực của hoạt động xuất khẩu của Việt nam, Công ty đã thực hiện đa dạng hoá các mối quan hệ bạn hàng với nhiều công ty của nhiều nước trên thế giới. Đến nay Công ty đã có quan hệ với khách hàng trên 70 nước và trao đổi buôn bán trực tiếp với 60 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên toàn thế giới.

Bảng 2.4: Các thị trường xuất khẩu hàng chính của Công ty (ĐVT: nghìn

USD )

Thị trường

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Kim ngạch XK

Tỷ trọng (%)

Kim ngạch XK

Tỷ trọng (%)

Kim ngạch XK

Tỷ trọng (%)

Kim ngạch XK

Tỷ trọng (%) EU 465,95 27,76 493,36 25,02 334,83 16,80 361,28 15,65 Nhật

Bản 139,10 8,29 39,39 1,20 68,20 3,42 110,83 4,80 Mỹ 526,30 31,36 781,92 39,65 759,96 38,12 787,44 34,12 Nga 100,14 5,97 179,65 9,11 432,24 21,68 678,96 29,42 Nước

khác 446,93 26,63 477,78 24,23 398,32 19,98 369,27 16 Tổng 1.678,42 100 1.972,1 100 1.993,55 100 2.334,78 100

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp thị trường của phòng Khu vực thị trường, các năm 2008, 2009, 2010, 2011)

Thị trường xuất khẩu của Công ty gồm: Thị trường truyền thống gồm: Nga, Nhật Bản các nước Đông Âu, một số nước trong khu vực Đông Nam Á và thị trường tiềm năng gồm :Mỹ và EU. Trong đó, thị trường Châu Á là thị trường gần gũi về mặt địa lý, phong tục tập quán và đã có mối quan hệ buôn bán lâu dài với Công ty trong những năm qua. Bên cạnh những thị trường truyền thống, Công ty cũng đã tiếp cận những thị trường mới như Mỹ, Úc, EU, Đức…Thị trường Mỹ hiện có sức tiêu thụ lớn, quan hệ Việt - Mỹ gần đây đã được cải thiện đáng kể nhất là khi Mỹ gỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu với Việt nam và đây là cơ hội hiếm có mở ra cho Công ty. Tuy nhiên, khi tiếp cận với những thị trường mới đòi hỏi Công ty phải tuân thủ các điều kiện hết sức nghiêm ngặt như chất lượng, bảo quản, vệ sinh an toàn thực phẩm …Cùng với đó quan hệ của Công ty ở thị trường Châu Âu cũng rất rộng lớn, đó là thị trường có tốc độ phát triển kinh tế vượt trội và nhu cầu về mặt hàng truyền thống ngày càng tăng. Tận dụng cơ hội đó Trung tâm đã chủ động tăng cường mối quan hệ hợp tác tin cậy với các bạn hàng ở thị trường này.

Thị trường EU: Đây là khu vực có nền kinh tế phát triển nhất thế giới, thu nhập bình quân đầu người thuộc vào loại cao nhất thế giới vì thế tiêu chuẩn về hàng hoá của thị trường này rất cao. Đây là thị trường đa dạng cho nhiều chủng loại hàng mây tre đan, nhất là gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, đồ gia dụng. Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy mặc dù từ năm 2010 trở lại đây kim nghạch xuất khẩu vào thị trường này có tăng nhưng không nhiều, năm 2011 tăng hơn 26 nghìn USD so với năm 2010 nhưng tỷ trọng thì lại giảm vì thế mục tiêu năm 2012 công ty sẽ tập trung tìm kiếm cơ hội xuất khẩu nhiều vào thị trường khó tính nhưng đầy tiềm năng này.

Thị trường Nhật Bản: Mặc dù kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này không cao chỉ chiếm tỷ trọng hơn 4% so với các nước khác nhưng đây là thị

trường truyền thống của Công ty, có nhu cầu về các mặt hàng mây tre, gỗ nhiều, thị trường này đòi hỏi các sản phẩm thủ công có tính thẩm mỹ cao, thường chỉ đặt những đơn hàng nhỏ nên trị giá kim ngạch không cao và cũng không ổn định. Năm 2008 kim ngạch xuất khẩu hàng mây tre đan – thủ công mỹ nghệ sang Nhật là 139,1 nghìn USD tương đương với 8,29 % nhưng đến năm 2009, 2010 kim ngạch xuất khẩu giảm mạnh chiếm chỉ từ 1- 3% so với tổng tỷ trọng, dù vậy năm 2011 tỷ trọng này cũng tăng đáng kể với kim ngạch xuất khẩu là 110,3 nghìn USD. Hiện Công ty đang có kế hoạch đẩy mạnh hơn nữa vào thị trường này bằng các sản phẩm có tính thẩm mỹ và chất lượng cao.

Thị trường Mỹ: Đây là một thị trường lớn đầy hứa hẹn, tuy điều kiện văn hoá có nhiều nét khác Việt Nam, nhưng các mặt hàng của Trung tâm khá được ưa chuộng tại thị trường này, Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ xuất sang thị trường này khá lớn, năm 2009 là gần 40%, nhưng bước sang năm 2011, kim ngạch bị giảm sút do một số khách lớn đã tìm được nguồn hàng cạnh tranh hơn từ Trung Quốc, khiến cho lượng đặt hàng giảm, kim ngạch chỉ còn gần 35% trị giá kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, với việc gia nhập WTO và bình thường hoá quan hệ Việt – Mỹ, những chính sách ưu đãi của Chính phủ Mỹ dành cho Việt Nam đã mang lại một triển vọng lớn cho Công ty tại thị trường này. Các sản phẩm của Công ty được thị trường này rất ưa chuộng như gỗm sứ mỹ nghệ, mây tre lá. Dù vậy , để đứng vững trước sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài (Trung Quốc, Malaysia…), Công ty cần có chiến lược kinh doanh thích hợp, đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định và giao hàng đúng hẹn.

Thị trường Nga: Hàng năm Công ty có xuất khẩu các sản phẩm tới thị trường này rất lớn, không chỉ riêng nhóm hàng thủ công mỹ nghệ. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này tăng dần theo các năm, nếu như năm 2007 trị giá kim ngạch đạt 5,97% thì đến năm 2011 tăng 29,42 % tăng gần gấp 4 lần. Một đặc điểm của thị trường này là không yêu cầu cao về kỹ thuật, mẫu mã đơn giản nhưng hình thức đẹp là có thể xuất khẩu được. Do vậy, Công ty đang có chiến lược khai thác thị trường bằng những sản phẩm có mẫu mã mới,tính thẩm mỹ cao, giá cả và phương thức thanh toán phù hợp và linh hoạt. Bên cạnh đó, Công ty đã đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, khai thác thị trường Nga cụ thể tại thủ đô Matxcova, nên năm 2011 Công ty đã có thêm rất nhiều khách mới và các đơn hàng mới. Công ty đang tiếp tục đầu tư hơn nữa cho thị trường này vì đây là 1 thị trường vô cùng tiềm năng, bởi nền kinh tế Nga đang ngày càng lớn mạnh hơn.

Các thị trường khác: như Thái Lan, Hongkong, Úc… Các đơn đặt hàng từ thị trường này không đều, nhỏ lẻ và giảm trong năm 2011. Trong những năm tới Công ty cần quan tâm và tìm hiểu kỹ hơn về nhu cầu, thị hiếu tại những thị trường này, để từ đó có những chiến lược kinh doanh cho phù hợp.

Qua các thông tin về thị trường trên đây, có thể thấy Công ty mây tre xuất khẩu Chúc Sơn đã và đang tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế bằng cách mở rộng thị trường xuất khẩu,tăng cường các mối quan hệ làm ăn tin cậy dồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm với các mặt hàng chủ lực đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thị trường.

2.3.4. Về hình thức xuất khẩu

Hiện nay Công ty đang thực hiện hai hình thức xuất khẩu là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu uỷ thác.

Xuất khẩu trực tiếp: Do có nguồn hàng phong phú, thị trường xuất khẩu đa dạng cùng với mối quan hệ với nhiều đối tác trên thị trường nước ngoài nên Công ty thường thực hiện theo phương thức xuất khẩu trực tiếp là chính, chiếm khoảng 98,99% tổng lượng hàng thủ công mỹ nghệ nói chung và mây tre đan xuất khẩu nói riêng của Công ty.

Xuất khẩu uỷ thác: Bên cạnh đó Công ty cũng thực hiện phương thức xuất khẩu uỷ thác cho những doanh nghiệp không có năng lực xuất khẩu hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá theo hình thức này tại Công ty chiến khoảng 1,01%. Công ty làm trung gian xuất khẩu thay cho các doanh nghiệp những thủ tục cần thiết để xuất hàng với các thủ tục như: Ký hợp đồng xuất khẩu uỷ thác với doanh nghiệp trong nước, ký hợp đồng xuất khẩu, giao hàng và thanh toán tiền hàng với bên nước ngoài và hưởng phần trăm theo giá trị hàng xuất đã được thoả thuận.

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu hàng mây tre đan tại Công ty xuất khẩu mây tre Chúc Sơn (Trang 27 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w