Đánh giá chung về thực trạng hoạt động xuất khẩu mặt hàng mây tre đan của Công ty

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu hàng mây tre đan tại Công ty xuất khẩu mây tre Chúc Sơn (Trang 41 - 45)

3.1.1. Những thành tựu đạt được - Về Thị trường xuất khẩu :

Công ty đã nghiên cứu, khai thác và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên các thị trường mới, mở rộng thị trường xuất khẩu của mình. Đồng thời Công ty cũng tổ chức nắm bắt tốt các thông tin về thị trường, có những hình thức xuất khẩu và thanh toán phù hợp với điều kiện kinh doanh linh hoạt trên thế giới. Công ty cũng thường xuyên tham dự các hội thảo liên quan đến mở rộng thị trường và xúc tiến thương mại do Bộ Công Thương tổ chức. Ngoài ra, Công ty thường xuyên cử các cán bộ tham gia các hội chợ quốc tế tại Đức, Italy, Thái Lan, Trung Quốc, Hồng Kông thu được kết quả tốt và ở tất cả các hội chợ này Công ty đều tìm kiếm được khách hàng và ký kết được các hợp đồng xuất khẩu năm này nhiều hơn năm khác,có mối quan hệ tốt với khách hàng nước ngoài cũng như trong nước và nó cũng vẫn đang được củng cố và phát triển.

- Về Thị trường nguồn hàng :

Để có đủ hàng hóa cung ứng cho nhu cầu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn phát triển tương đối mạnh mẽ về kim ngạch cũng như thị trường xuất khẩu, Công ty đã không ngừng tìm kiếm và mở rộng thị trường nguồn hàng. Nguồn hàng xuất khẩu của Công ty một phần là tự sản

xuất, còn phần lớn là lấy từ các cơ sở sản xuất mỹ nghệ ở các làng nghề truyền thống có các lợi thế đặc trưng riêng. Chẳng hạn như các cơ sở thuộc Hà nội, Hoà Bình, Nam Định, Thanh hoá; hàng cói thì từ các tỉnh Ninh Bình, Thái Bình.

Nói chung, trong mấy năm gần đây, công tác tìm kiếm và mở rộng nguồn cung ứng hàng xuất khẩu đã được thực hiện tốt, đảm bảo cung cấp đủ hàng, đúng chất lượng, đúng thời hạn cho các đơn hàng xuất khẩu vì thế đã góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh hàng mây tre đan nói riêng và thủ công mỹ nghệ nói chung của công ty. Nếu như công tác thị trường xuất khẩu và công tác thị trường nguồn hàng được làm tốt song song với nhau thì chắc hẳn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất cao và tạo đà phát triển bền vững cho công ty.

Công ty thường xuyên củng cố quan hệ với các đối tác cung cấp nguyên liệu đầu vào, cũng như quan hệ gắn bó với các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ trong nước, có những chính sách ưu tiên đơn hàng, hỗ trợ tiền làm khuôn, mẫu cho các sản phẩm. Đối với các cơ sở sản xuất coi là bạn hàng, Công ty có mối quan hệ cực kỳ gắn bó với một người đứng đầu tại cơ sở, chuyên tập trung gom hàng của các hộ gia đình và bán cho Công ty để đảm bảo có khả năng tạo và duy trì nguồn hàng ổn định, kịp thời phục vụ xuất khẩu.

Đặc thù hàng mây tre đan là loại hàng có tính mỹ thuật cao, sản xuất theo yêu cầu của thị trường và sản phẩm phải phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và trình độ tay nghề của người thợ nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Công ty khoảng 2- 2,5 triệu USD, chứng tỏ được rằng sản phẩm của Công ty rất được bạn hàng thể giới tin cây và tin dùng. Điều này cho thấy

rằng mức độ am hiểu kinh doanh, am hiểu về thị trường của Công ty là rất tốt.

3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân - Những tồn tại:

Bên cạnh những cơ hội, Công ty mây tre xuất khẩu Chúc Sơn đang phải đối mặt với những thách thức rất lớn. Tình hình kinh tế xã hội của thế giới diễn biến phức tạp, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn như: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh; suy thoái kinh tế toàn cầu năm 2009 -2010, lạm phát năm 2010 đã ảnh hưởng xấu tới giá cả hàng hoá nhất là hàng hoá thực phẩm, từ đó kéo theo sự tăng giá của các nguồn hàng thủ công mỹ nghệ.

Theo đó, các sản phẩm tiêu dùng, sản phẩm công nghiệp và dịch vụ khác cũng tăng, khiến chỉ số tiêu dùng tăng, đã ảnh hưởng đến giá đầu vào của các sản phẩm xuất khẩu hàng mây tre đan. Cạnh tranh gay gắt về thị trường tiêu thụ, giá cả, chất lượng sản phẩm trong nước và quốc tế, nhiều mặt hàng xuất khẩu (mây tre, gốm) của Công ty đang và sẽ chịu sự cạnh tranh gay gắt của các nước xuất khẩu các mặt hàng tương tự như: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia... Điều đó đã tạo sức ép cạnh tranh lớn, đe doạ sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp phân phối và sản xuất của Việt nam trong đó có Công ty Mây tre xuất khẩu Chúc Sơn.

Công ty mới thành lập từ đầu năm 2001 do vậy chưa tạo lập được nhiều mạng lưới phân phối tốt trên các thị trường tiềm năng nước ngoài như EU, Mỹ, Nhật bản. Việc thiết lập các cửa hàng đại lý và văn phòng đại diện của Công ty còn rất hạn chế. Công ty chủ yếu xuất khẩu thông qua các đơn đặt hàng của các đối tác nước ngoài. Các đối tác này có được thông qua các kênh xúc tiến thương mại (hội chợ quốc tế, thương vụ giới thiệu) .

Điều này gây ra nhiều hạn chế trong việc tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường của Công ty.

Tiếp đó, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt nam nhìn chung tại thị trường EU còn non kém về chất lượng, mẫu mã hàng hoá, khó chịu được thời tiết khắc nghiệt, dẫn đến biến dạng và hư hỏng sản phẩm và đặc biệt là chưa đáp ứng được các yêu cầu ngày càng khắt khe về chất lượng (các tiêu chuẩn về độ an toàn thực phẩm). Doanh nghiệp Việt nam khi xuất khẩu vào EU bị mất hẳn lợi thế cạnh tranh về giá cả, điều này xuất phát do hàng hoá bị đóng gói cồng kềnh và phải chịu một mức phí vận tải khá lớn, góp phần làm tăng giá thành sản phẩm.

Như vậy, giải pháp cho việc xuất khẩu vào thị trường EU bên cạnh những nét tương đồng với thị trường Mỹ còn có những điểm khác biệt cơ bản. Khác với người Mỹ, người dân châu Âu lại chuộng đồ nội thất mang tính dân tộc nhiều hơn. Do vậy, việc đầu tư tập trung thiết kế các mẫu hoạ tiết là quan trọng nhất. Trong 3 năm trở lại đây, các doanh nghiệp Châu Âu chú ý rất nhiều đến các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt nam và đây chính là thời cơ để các doanh nghiệp Việt nam nắm bắt cơ hội. Vấn đề là ở chỗ, để có thể tồn tại được tại thị trường EU đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải nắm rừ và chấp nhận tham gia luật chơi rất khắc nghiệt của thị trường này.

Sản phẩm mây tre đan nói riêng và thủ công mỹ nghệ nói chung của Việt nam vốn được đánh giá là có đẳng cấp trên thị trường thế giới, nhưng trước sức ép cạnh tranh ngày một lớn, doanh nghiệp Việt nam không thể ngồi chờ và cầu may từ những cơ hội vàng, ngược lại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Mây tre xuất khẩu Chúc Sơn nói riêng cần

phải đầu tư nhiều hơn nữa vào công tác nghiên cứu thị trường để có thể tìm cách đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của thương mại thế giới.

- Nguyên nhân:

+ Chưa đẩy mạnh các hoạt động đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất, các kho bảo quản và dự trữ. Tiến độ triển khai các dự án đầu tư chậm.

+ Mẫu mã các mặt hàng còn chưa sáng tạo, ít thay đổi, việc khai thác, nghiên cứu tìm hiểu thông tin về mẫu mã mới còn chưa được đầu tư.

+ Việc đánh giá và kiểm tra chất lượng hàng còn phụ thuộc chủ yếu vào trực quan và kinh nghiệm của cá nhân nên còn thiếu chính xác, dẫn đến một số đơn hàng bị khách hàng khiếu nại, phải đền bù, thiếu hàng hoặc trả lại tiền cho khách.

+ Hoạt động Marketing của Công ty vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, chưa ứng dụng chặt chẽ thương mại điện tử, chưa tận dụng được tối ưu các lợi ích mà thương mại điện tử mang lại. Website của Công ty còn nghèo nàn về nội dung, sản phẩm trưng bày trên web chưa đẹp, thiếu phong phú về mẫu mã, kiểu dáng...vì vậy đã làm hạn chế khả năng quảng bá, giới thiệu các sản phẩm tới bạn bè quốc tế

Một phần của tài liệu Hoạt động xuất khẩu hàng mây tre đan tại Công ty xuất khẩu mây tre Chúc Sơn (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w