THẠCH BÀN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
2.2.1 Khâu nhập nguyên liệu sản xuất và vận chuyển
Trước hết là nhận thức của công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn về nguyên liệu đầu vào chưa đúng mức, đã thả lỏng khâu chế biến nguyên liệu đầu vào dẫn đến quá trình sản xuất sản phẩm chịu những tác động không tốt, hiệu quả sản xuất thấp. Nguyên nhân là do sự phát triển nhỏ lẻ và phân tán.
Ở các cường quốc sản xuất gạch gốm ốp lát trên Thế giới như: Tây Ban Nha, Italia, Trung Quốc họ đã xây dựng những khu chế biến nguyên liệu lớn như: Castlon (Tây Ban Nha), Sasuolo (Italya) hoặc Phật Sơn (Trung Quốc) với rất nhiều nhà máy chế biến nguyên liệu công suất lớn, cung cấp bột xương cho rất nhiều nhà máy trong khu vực. Mức độ chuyên môn hoá sản xuất ở các nước này rất cao, có nhiều nhà máy chuyên môn nung các xương gốm, các nhà máy chuyên môn tráng men và nung theo từng cấp độ trang trí bề mặt. Việt Nam cần đi theo khuynh hướng này mới nâng cao được năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất và nâng cao sức cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu.
STT Chủng loại Ký hiệu Địa danh Ghi chú
1 Thạch anh TB2 Thanh Hóa
2 Cao lanh bán phong hóa TB4b Phú Thọ
3 Đôlômit TB7 Lạng Sơn
4 Đá vôi TB10 Hà Nam
5 Đất sét TB11 Trúc Thôn
6 Cao lanh PT TB22G1 Phú Thọ
7 Cao lanh TB22G2 Yên Bái
8 Fenspat TB4cn Yên Bái
9 Oxit kẽm TB37 Oxit kỹ thuật
10 Oxit Magie TB36 Oxit kỹ thuật
11 Fenspat TB41 Văn Bàn
12 Menfrit CG425 Nhập ngoại
13 Cao lanh bán phong hóa TB4c Phú Thọ
14 Fenspat TB34 Phú Thọ Làm men
15 Feldspar TB48 Tuyên Quang
16 Feldspar AB3 Tuyên Quang
Nguồn: Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn Bảng 2.8: Danh mục các nguyên liệu dùng trong sản xuất gạch ốp lát của
Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn
Dễ dàng nhận thấy là hầu hết nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất gạch Granite đều từ miền Bắc của Việt Nam (ngoại trừ thạch anh là từ Thanh Hóa) .Đặc điểm chung của các nhà cung ứng các nguyên liệu trên là hầu hết sử dụng công nghệ khai thác của Trung Quốc hoặc thậm chí có nhà cung ứng đá vôi vẫn còn sử dụng công nghệ khai thác có từ thời Pháp thuộc. Công nghệ cũ làm cho việc khai thác gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thêm vào đó hiệu quả khai thác là không lớn,những công nghệ có từ thời Pháp thuộc sử dụng để khai thác đá vôi chỉ cho hiệu suất 50% tức là cứ khai thác được một cục đá vôi ta lại để mất một cục khác.
Nguồn nguyên liệu của Thạch Bàn khá hạn chế về phạm vi địa lý cũng như số lượng,chất lượng của nhà cung cấp. Về phạm vi địa lý có thể thấy rằng việc nguyên liệu hầu hết ở miền Bắc Việt Nam làm cho khả năng mở rộng sản xuất của Thạch Bàn bị hạn chế rất nhiều.
Ngoại trừ các công ty CP Thạch Bàn Đà Nẵng, công ty CP Thạch Bàn Đồng Nai hiện vẫn trong giai đoạn thi công tất cả các công ty con còn lại của Thạch Bàn hiện đang ở miền Bắc, xây dựng hệ thống công ty con kiểu này Thạch bàn đang tự kìm hãm khả năng phát triển của mình, thứ nhất việc tập trung các công ty con vào cùng một khu vực như thế này làm các công ty con cạnh tranh chính với nhau về thị trường trong nước cụ thể là miền Bắc trong khi
thống đại lý của Thạch Bàn đã trải rộng khắp cả nước thì đây vẫn là điểm yếu từ bên trong của tập đoàn.
Nguồn: Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn Mô hình 2.9: Mô hình liên kết các Công ty thành viên công ty cổ phần Tập
đoàn Thạch Bàn
Về số lượng và chất lượng các nhà cung ứng, ngoài số lượng 8 nhà cung ứng trong nước cung ứng các nguyên liệu trên, Thạch Bàn còn có 2 nhà cung ứng của Trung Quốc và Italia cung ừng các nguyên liệu đất sét BF-015, bột màu đen, coral, trắng, menfrit, các hà cung ứng trong nước của Thạch Bàn trong nước khá ổn định gần như không thay đổi số lượng phù hợp để tạo ra sự cạnh tranh cần thiết giữa các nhà cung ứng, trong khi đó các nhà cung ứng nước ngoài khá không ổn định năm nay có thể là nhà cung ứng này nhưng năm sau có thể là nhà cung ứng khác điều này làm cho Thạch Bàn khó kiểm soát nguồn đầu vào từ những nhà cung ứng này, số lượng không quá đáng ngại vấn đề các nhà cung ứng ở đây là chất lượng đặc biệt là các nhà cung ứng trong nước các sản phẩm họ khai thác hầu hết là những sản phẩm gây ô nhiễm cao không những trong quá trình khai thác mà cả còn trong qúa trình sản xuất gạch Granite, trong khi các nhà sản xuất tại tị trường Mỹ hầu hết đang cố gắng chuyển sang công nghệ sản xuất sạch hơn, ít tiêu hao nhiên liệu,tiết kiện chi phí hơn, điều này chứng tỏ các nhà cung ứng không bị áp lực cạnh tranh nhiều.
Như trên mô hình chuỗi cung ứng của Thạch Bàn ta có thể thấy luồng thông tin và luồng tiền đi ngược lại từ phía người tiêu dùng trở lại nhà cung ứng, việc các nhà cung ứng không có sự cải tiến về công nghệ chứng tỏ luồng chảy của thông tin và tiền không được vận hành trôi chảy và hiệu quả.
Luồng thông tin ta thấy có vấn đề ngay từ bước đầu tiên tại Nhà phân phối, không chỉ các nhà phân phối tại Mỹ mà còn các nhà phân phối khác trên thế giới nói chung. Hầu hết thông tin nhu cầu của thị trường đều do các nhà phân phối này cung cấp tuy nhiên do lượng đặt hàng của các nhà phân phối này khá nhỏ nên không phản ánh được đúng nhu cầu, thị hiếu, sự cạnh tranh đối với sản phẩm gạch Granite của Thạch Bàn. Từ đó làm cho các nhà cung ứng cũng nhận được những thông tin sai lệch về thị trường, họ không nhận được áp lực từ những người khách hàng tiêu dùng đang ngày càng muốn có những sản phẩm thân thiên với môi trường.
Thạch Bàn không nhận đủ thông tin cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành để tạo áp lực cần thiết buộc các nhà cung ứng phải thay đổi công nghệ khai thác nhằm giảm thiểu giá thành nguyên liệu.
Sau khi nguyên liệu được khai thác sẽ phải được kiểm tra trước khi đưa vào sản xuất tuy nhiên việc kiểm tra này khá thủ công chủ yếu dựa vào cảm quan của nhân viên kiểm tra mặc dù đã có hợp đồng quy định chất lượng của nguyên liệu giữa Thạch Bàn và nhà cung ứng.
Nhiên liệu dùng để sản xuất có 2 loại nhiên liệu chính: Khí hóa lỏng (LPG),dầu diezen dùng cho lò nung và lò sấy đứng, dầu diezen,dầu FO dùng cho sấy phun giúp giảm giá thành về trước mắt nhưng về lâu dài đây sẽ là nhân tố làm giá thành sản phẩm tăng.
Bộ phận nghiên cứu thị trường của mỗi doanh nghiệp sẽ quyết định hướng đi kinh doanh của mỗi doanh nghiệp tuy nhiên tại Thạch Bàn bộ phận này vẫn còn thiếu chuyên nghiệp
Như trên hình vẽ 1.2 chúng ta có thể thấy bộ phận thị trường phải đảm nhận vai trò trong tất cả các phòng ban của Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn, điều này làm cản trở vai trò chính của bộ phận này là tìm hiểu về thị trường, bộ phận nay tại Thạch Bàn chỉ có khoảng 10 người nhưng lại phải đảm
chung cùng phòng ban với bộ phận bốc xếp và nghiệp vụ điều này làm vai trò của bộ phận này giảm xuống, thêm vào đó tính độc lập giảm đồng nghĩa với sự hiệu quả trong việc nghiên cứu thị trường giảm, khoảng cách giữa bộ phận nghiên cứu thị trường với người ra quyết định cuối cùng là khá xa (Tổng giám đốc) điều này làm luồng thông tin về thị trường thiếu đi sự thông suốt
Đối với các đối thủ cạnh tranh của Thạch Bàn tại Mỹ, chúng ta dễ dàng nhận ra họ đầu tư rất lớn vào việc thiết kế mẫu mã sản phẩm, điều mà Thạch Bàn vẫn chưa làm được. Các mẫu thiết kế hiện nay của Thạch Bàn đã trở nên khá cũ kỹ, ngay cả việc cạnh tranh với sản phẩm xuất xứa từ Trung Quốc cũng đã rất khó khăn.
Phòng tiêu chuẩn kỹ thuật (TCKT) đồng thời là phòng thiết kế mẫu mã của sản phẩm nhiệm vụ này đáng ra thuộc về bộ phận kinh doanh, hơn nữa phòng ban này nhận được ít sự hỗ trợ của bộ phận kinh doanh làm cho các sản phẩm thiết kế ra không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về mặt thẩm mỹ của khách hàng
Hiện nay, công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn thường nhập khẩu thiết bị đồng bộ của các hãng Italia: Nasseti và Trung Quốc. Suất đầu tư cho thiết bị sản xuất gạch gốm ốp lát trước năm 2000 khoảng 50 tỷ đồng / 1 triệu m2, giai đoạn 2000 – 2005 khoảng 30 tỷ đồng/ 1 triệu m2, từ năm 2005 đến nay khoảng 20 tỷ đồng/ 1 triệu m2.
Gạch granit của công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn được sản xuất theo công nghệ nung trong lò nung thanh lăn (nung một lần đối với gạch granit) đốt bằng dầu diezen (DO) hoặc khí hoá lỏng (LPG) trên các dây chuyền thiết bị đồng bộ, hiện đại nhập từ Italia, hoặc trên các dây chuyền thiết bị hỗn hợp của Trung Quốc với trình độ tự động hoá cao ( kể cả các thiết bị kiểm tra kích thước, độ phẳng, độ bền và phân loại sản phẩm.
Việc lựa chọn đầu tư các dây chuyền thiết bị hỗn hợp của Trung Quốc, Italia thì chi phí đầu tư thiết bị rẻ hơn, hiệu quả đầu tư cao hơn, vẫn đảm bảo được trình độ tiên tiến của công nghệ, tuy nhiên tuổi thọ thiết bị thấp hơn và chi phí bảo dưỡng, sữa chữa và phụ tùng thay thế trong sản phẩm cao hơn các dây chuyền đồng bộ nhập khẩu từ Italia hoặc Đức. Tuy nhiên khâu chế biến nguyên
tương xứng và sản xuất thiếu chuyên môn hoá nên năng suất lao động chỉ đạt:
85 - 90 % so với công suất tối đa.
- Vận tải khâu nhập nguyên liệu trong nước đều do các nhà cung ứng của Thạch Bàn đảm nhiệm, còn các nguyện liệu nhập ngoại sau khi về đến cảng Hải Phòng công ty sẽ chịu trách nhiệm chuyên chở về nơi sản xuất.
- Vận tải khâu tiêu thụ sản phẩm bao gồm đường bộ và đường biển, vận chuyển sản phẩm từ nơi sản xuất của công ty ra cảng Hải Phòng có thể do công ty đảm nhiệm hoặc thuê dịch vụ chuyên chở bên ngoài. Sản phẩm được đóng trong côngteno 20 feet hoặc 40 feet tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng, từ cảng Hải Phòng việc chuyên chở sẽ do đối tác chịu trách nhiệm bằng đường biển
- Vận tải của công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn vẫn mang tính tự túc là chính, chưa có sự chuyên biệt hóa, từ khâu nhập nguyên liệu do tự các nhà cung ứng đảm nhiệm, đến khâu vận tải đưa hàng hóa đi tiêu thụ lại do chính công ty đảm nhiệm, không do một nhà vận tải chuyên trách đảm nhiệm. Chính điều này làm cho công ty khó kiểm soát về chất lượng đầu vào đến đầu ra, về thời gian cũng như hiệu quả trong vận tải.
- Sản phẩm gạch của Thạch Bàn mới cú kớch thước tối đa 800mm ì 800mm chưa đáp ứng được phân khúc thị trường cao cấp hơn
- Mặc dầu chất lượng sản phẩm gạch gốm ốp lát của công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn đạt tiêu chuẩn Châu Âu, tiêu chuẩn ISO và đã xuất khẩu đến nhiều nước, nhưng do đầu tư cho công đoạn in hoa văn, trang trí chưa tương xứng nên vẫn hạn chế trong cạnh tranh và chưa đáp ứng hết nhu cầu thẩm mỹ của người tiêu dùng Mỹ.
2.2.2. Khâu tiêu thụ sản phẩm của Công ty cổ phần Tập đoàn Thạch Bàn