TẬP ĐOÀN THẠCH BÀN SANG THỊ TRƯỜNG MỸ
3.3.2. Kiến nghị với Hiệp hội giao nhận kho vận Việt Nam
Trước hết hiệp hội phải đóng vai trò trong việc kết nối các doanh nghiệp Việt Nam lại với nhau cũng như là cầu nối cho việc vận tải từ Việt Nam ra thế giới.
Các khâu như vận tải, lưu kho, thủ tục hải quan… Hiệp hội không những cần hỗ trợ về mặt pháp lý cho doanh nghiệp mà còn cần hỗ trợ về đào tạo, kiến thức và công nghệ quản lý mới nhằm tiếp cận trình độ quản lý tiên tiến trên thế giới. Đặc biệt là vận tải và lưu kho của các doanh nghiệp Việt Nam, khâu vận tải hiện nay chưa có tính đồng nhất. Các doanh nghiệp thường không có ý thức đưa ra những tuyến đường tối ưu cho việc vận chuyển của mình, điều này vô hình chung làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Và điểm đặc biệt yếu của các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam nói chung chính là vấn đề kho bãi, phương thức quản lý cũ, thiếu nhất quán làm việc bảo quản, bốc dỡ hàng, hạch toán khó khăn và gây thất thoát.
3.3.3. Kiến nghị đối Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn
Nói chung, Thạch Bàn đang gặp khó khăn ở tất cả các khâu trong chuỗi cung ứng của mình, hơn thế nữa chuỗi cung ứng vẫn chưa hoàn thiện. Do vậy Thạch Bàn vẫn cần phải rất nỗ lực trong việc xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite của mình.
Trước hết trong khâu vận tải Thạch Bàn không nên tự mình thực hiện việc này mà nên thuê một công ty trung gian thực hiện việc vận chuyển, điều này đảm bảo rằng Thạch Bàn có điều kiện đẻ tập trung vào việc sản xuất của mình. Với khâu sản xuất Thạch Bàn nên áp dụng các công nghệ sản xuất mới thân thiện với môi trường, sử dụng các vật liệu tái chế nhằm giảm thiểu chi phí cũng như đánh vào tâm lý ngày càng ưu chuộng sản phẩm xanh của khách
bài bản cách ứng xử của nhận viên với khách hàng, tránh những thiệt hại về lòng tin nơi khách hàng. Và nhất là cần cải thiện ngay khâu quản trị của Thạch Bàn, tinh giảm các bộ phận một cách tối đa để luồng thông tin được lưu chuyển tốt giữa các phòng ban cũng như giữa các phòng ban với ban lãnh đạo từ đó việc ra quyết định được thực hiện chính xác. Có như vậy việc xây dựng chuỗi cung ứng gach granite của Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn mới thành công.
KẾT LUẬN
Chuyên đề đã giải quyết được những vấn đề qua từng chương như sau:
Chương 1 cho thấy một cái nhìn tổng quan về Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn từ quá trình hình thành, phát triển cho tới cơ cấu tổ chức và cuối cùng là những kết quả kinh doanh nổi bật trong những năm qua giúp nhận định được những lợi thế và hạn chế của Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn trong việc xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite sang thị trường Mỹ. Ngoài ra, chương 1 còn đúc rút được những kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng gạch sang thị trường Mỹ của Tập đoàn Prime, Công ty Viglacera, Công ty cổ phần Đồng Tâm những hãng sản xuất gạch hàng đầu Việt Nam hiện nay, hiện đại hóa hệ thống sản xuất, phát triển nguồn nhân lực, phát triển sản phẩm xanh, có thể áp dụng cho Công ty nhằm xây dựng chuỗi cung ứng
Chương 2 đi sâu vào phân tích thực trạng xây dựng chuỗi cung ứng gạch granite của Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn sang thị trường Mỹ trong thời gian qua, từ đó thấy được Công ty đang từng bước hoàn thiện chuỗi cung ứng gạch granite sang thị trường Mỹ, công nghệ sản xuất từng bước hiện đại hóa tiệm cận với thị trường … Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như một số khâu trong chuỗi cung ứng như quản lý nguyên vật liệu, vận tải, tồn kho, quan hệ khách hàng, mẫu mã sản phẩm… Những hạn chế đó có nguyên nhân chủ quan từ phía Công ty và cả nguyên nhân khách quan nền kinh tế thế giới và Việt Nam trong thời gian qua. Từ những nguyên nhân và hạn chế đó, các giải pháp được đưa ra nhằm xây dựng chuỗi cung ứng.
Chương 3 nêu lên những giải pháp nhằm xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite sang thị trường Mỹ trong thời gian tới như tuyển chọn các nhà cung ứng, giảm thiểu hàng tồn kho, lựa chọn phương pháp quản lý hàng tồn kho một cách tối ưu, nâng cao quản lý quan hệ khách hàng, xây dựng chiến lược hậu cần linh hoạt, gia tăng quan tâm phát triển các sản phẩm thân thiện với môi trường … Từ các giải pháp trên trong tương lai không xa chuỗi cung ứng gạch granite của Công ty cổ phần tập đoàn Thạc Bàn sang thị trường Mỹ sẽ được hoàn thiện.
Nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đã có bước phát triển đáng kể.
cần phải mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại hơn nữa, từng bước nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Trước yêu cầu đổi mới này, đòi hỏi Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn cần phải xây dựng chuỗi cung ứng dựa trên nhân tố khách hàng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, đạt được mục đích đề ra. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay các đối thủ cạnh tranh không chỉ xuất phát từ trong nước mà còn từ nước ngoài với công nghệ, trình độ quản lý,kinh nghiệm xây dựng chuỗi cung ứng đi trước Thạch Bàn hàng chục, hàng trăm năm làm cho mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Chính vì vậy, xây dựng hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm gạch granite sang thị trường Mỹ là yêu cầu cấp bách với Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn .
Những giải pháp nêu trên trong chuyên đề sẽ có ý nghĩa thiết thực đối với Công ty cổ phần tập đoàn Thạch Bàn để xây dựng chuỗi cung ứng sản phẩm gach granite của mình hiện tại và trong tương lai.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH
1. Alexandre Dolgui and Jean Marie Proth, Supply Chain Engineering Useful Methods and Techniques, Stringer (2010)
2. Dongling Chen, Kenneth W.Clements, World consumption economics, World scientific (2010)
3. Dilek Onkal and Emel Aktas, Supply Chain Management - Pathways for research and Practice, InTech (2011)
4. AberdeenGroup, Supply Chain Inventory Strategies, Benchmark Report (2004)
5. David Lascelles, How Supply Chains Create Shareholder Value, University Campus (2001)
9. Donald J.Bowersox, David J.Closs and M.Bixby Cooper, Supply Chain Logistics management, McGraw-Hill/Irwin (2007)
10. Sanda Reko, Supply Management- New Reperspectives, Intech (2011) 11. David Burt, Sheila Petcavage, Richard Pinkerton, Supply Management, McGraw-Hill/Irwin (2007)
12. Jay Heizer, Barry Render, Operations Management, Prentice Hall (2005) 13. Michael H.Hugos, Essentials of Supply Chain Management, John Wiley &
Sons (2011)
14. John T.Mentzer, Matthew B.Myers, Theodore P.Stank, Handbook of global supply chain management, McGraw-Hill Professional (2007)
15. Shoshanah Cohen, Joseph Roussel, Strategic Supply Chain Management:
The Five Disciplines for Top Performance, McGraw-Hill Professional (2004) 16. David Simchi-Levi, Philip Kaminsky, Designing and managing the supply chain: concepts, strategies, and case studies, McGraw Hill Professional (2003)
17. Reza Zanjirani Farahani, Nasrin Asgari, Hoda Davarzani, Supply Chain and Logistics in National, International and Governmental Environment:
18. Birgit Dam Jespersen, Tage Skjott Larsen, Supply chain management: in theory and practice, Copenhagen Business School Press DK (2005)
19. Joel D.Wisner, Keah-Choon Tan, G. Keong Leong, Principles of Supply Chain Management, Copenhagen Business School Press DK (2011)
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Micheal.E.Porter, Chiến lược cạnh tranh, NXB Trẻ (2011)
2. Lê Xuân Nghĩa - Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia ,Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2006-2011và Triển vọng 2012-2015(2011)
3. Lê Kim Sa, Nhìn lại kinh tế toàn cầu năm 2011:Khó khăn tích lũy và tương lai ảm đạm (2011)
DANH MỤC WEBSITE THAM KHẢO
1. Christine B. Whittemore, How Consumers Purchase Flooring: In- Store, Online, b log.floorcoveringinstitute.com/search/label/Flooring
%20Consumers
2. CTASC, Ceramic Tile Statistics, http://www.ctasc.com/.docs/pg/332 3. Thomas Walgium, Supply Chain Management Definition and Solutions, www.cio.com/article/40940/Supply_Chain_Management_Definition_and_Soluti ons#scm_abc