Cơ cấu tổ chức và nhân sự của Chi nhánh NHNo&PTNT Cao Lộc Sơ đồ bộ máy tổ chức

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNN&N tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn (Trang 24 - 30)

Ban Giám đốc 1 Giám đốc 1 Phó Giám đốc

Phòng tín

dụng Phòng

giao dịch Gia Cát Phòng kế

toán- ngân quỹ

 Ban Giám đốc: gồm 1 Giám đốc, 1 Phó Giám đốc

 Các phòng ban gồm:

- Phòng kế toán và ngân quỹ: 6 người.

- Phòng tín dụng: 13 người - PGD trực thuộc: PGD Gia Cát.

2.1.4. Khái quát hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Cao Lộc 2.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Đối với bất kỳ DN nào muốn hoạt động kinh doanh được thì phải có vốn, bởi vì vốn phản ánh năng lực chủ yếu để quyết định khả năng kinh doanh. Riêng đối với Ngân hàng, vốn là cơ sở để NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình. Với đặc trưng của hoạt động Ngân hàng, vốn không chỉ là phương tiện kinh doanh mà còn là đối tượng kinh doanh chủ yếu của NHTM. Tuy nhiên, vốn tự có của NHTM lại rất ít do đó các NHTM phải thường xuyên chăm lo việc tăng trưởng vốn trong suốt quá trình hoạt động của mình. Ngay từ khi thành lập, Ban lãnh đạo Chi nhánh NHNo&PTNT Cao Lộc đã chỉ đạo xây dựng và triển khai có hiệu quả việc thực hiện đề án huy động vốn. Chi nhánh đã hoàn thành tốt công tác huy động vốn theo kế hoạch, góp phần vào thành tích huy động vốn chung của toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

Biểu 2.1: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHNo&PTNT Cao Lộc từ 2005 - 2009

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Cao Lộc)

Với uy tín đã tạo dựng hơn 10 năm qua, Chi nhánh đã duy trì tốt công tác huy động vốn. Biểu đồ cho thấy nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHNo&PTNT Cao Lộc liên tục tăng đáng kể qua các năm 2005 – 2009. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động được duy trì ổn định, an toàn và tăng trưởng mạnh.

Năm 2007, tổng nguồn vốn huy động là 101.859 triệu đồng, tăng 17.188 triệu đồng, tương ứng 20,3% so với cuối năm 2006. Năm 2008, tổng nguồn vốn huy động là 129.056 triệu đồng, tăng 27.197 triệu đồng, tương ứng 26,7% so với cuối năm 2007. Đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn đạt được là 139.380 triệu đồng, tăng 10.324 triệu đồng, tương ứng 8% so với cuối năm 2008. Có được sự gia tăng đó là do Chi nhánh đã triển khai các phương pháp huy động hiệu quả, linh hoạt, chủ động và kịp thời trong tình hình thị trường tài chính đầy biến động thời gian qua. Chi nhánh đã thực hiện tốt công tác quản lý tiền gửi đảm bảo an toàn, hợp lý, chiếm được lòng tin của khách hàng. Công tác tiếp thị luôn được quan tâm, phong cách giao dịch với khách hàng luôn được chú trọng. Ngoài ra Chi nhánh luôn có các chính sách khuyến mãi đối với khách hàng như tặng quà, trao giải thưởng, thực hiện tốt các chương trình như huy động tiết kiệm dự thưởng của NHNo&PTNT Việt Nam.

Tuy nhiên, tốc độ tăng nguồn vốn huy động của năm 2009 so với năm 2008 hơi thấp. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn chung của nền kinh tế; sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác trên địa bàn Thành Phố Lạng Sơn với việc chạy đua lãi suất huy động và các chương trình khuyến mãi, tiết kiệm dự thưởng…

Tuy vẫn còn nhiều vấn đề cần được quan tâm chú trọng nhưng nhìn chung huy động vốn tại Chi nhánh đã đạt được những kết quả khả quan. Điều này cần được phát huy và nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn vốn, tăng cường các nguồn vốn ổn định, đảm bảo an toàn trong kinh doanh.

2.1.4.2. Hoạt động sử dụng vốn

Trong bối cảnh của nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế đang có nhiều biến động phức tạp, môi trường đầu tư khó khăn cùng với chính sách thắt chặt tín dụng để kiềm chế lạm phát, NHNo&PTNT Cao Lộc đã tích cực triển khai nhiều biện pháp để duy trì khách hàng truyền thống, cũng như tìm kiếm thêm khách hàng mới. Chất lượng cũng được xác định là mục tiêu hàng đầu. Vì vậy, Chi nhánh đã nỗ lực mở rộng thị phần, nâng cao chất lượng các khoản cho vay, không ngừng hoàn thiện việc thực hiện quy trình tín dụng kết hợp với nâng cao trình độ chuyên môn, đề cao công tác thẩm định, đảm bảo hiệu quả các dự án cho vay. Do đó mà tình hình sử dụng vốn tại Chi nhánh rất khả quan, thể hiện ở biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.2: Doanh số cho vay, thu nợ và dư nợ NHNo&PTNT Cao Lộc

Đơn vị: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Cao Lộc) Thông qua biểu đồ ta thấy:

Về doanh số cho vay:

Doanh số cho vay của Chi nhánh trong 3 năm qua có sự biến động. Cụ thể, năm 2007, doanh số cho vay đạt 15.126 triệu đồng đến năm 2008 con số này là 12.846 triệu đồng, so với năm 2007 giảm 2.280 triệu đồng, tương ứng giảm 15,1%.

Sang năm 2009, doanh số cho vay đạt 73.034 triệu đồng, tăng 60.188 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng tăng 468,5%.

Tuy nhiên, doanh số cho vay như vậy là tương đối thấp so với quy mô vốn huy động. Nguồn vốn huy động của ngân hàng phần lớn từ các tổ chức kinh tế. Nhưng các tổ chức kinh tế chỉ chủ yếu thực hiện các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng mà ít có nhu cầu vay vốn. Chính vì thế nên nguồn vốn tăng trưởng mạnh mà doanh số cho vay tuy có tăng nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với nguồn vốn. Hàng năm ngân hàng vẫn phải điều chuyển vốn lên trung ương để lấy lãi suất điều hoà.

Sở dĩ có sự tăng đột biến vậy là do trong năm 2008 nền kinh tế thế giới và Việt Nam đang trong giai đoạn suy giảm kinh tế toàn cầu, do ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn nên sức vay giảm sút. Hơn nữa ngân hàng phải thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Đến năm 2009, nền kinh tế cả nước bước vào giai đoạn hồi phục, các chính sách tín dụng được nới rộng nhằm khuyến khích

SXKD, các gói kích cầu được các NHTM áp dụng thực hiện. Doanh số cho vay năm 2009 tăng mạnh cho thấy ngân hàng đã nỗ lực trong việc mở rộng doanh số cho vay của mình.

Về doanh số thu nợ:

Năm 2007, doanh số thu nợ là 12.705 triệu đồng. Đến năm 2008, doanh số thu nợ là 9.976 triệu đồng, giảm 2.729 triệu đồng so với năm 2007, tương ứng giảm 21,5%. Doanh số cho vay và thu nợ của năm 2008 đều giảm nhưng tỷ trọng doanh số thu nợ giảm mạnh hơn. Điều này cho thấy ngân hàng cần phải nâng cao hơn nữa công tác thẩm định khách hàng, nhất là những khoản cho vay tiêu dùng. Ngân hàng vẫn phải tiếp tục tích cực hơn trong công tác đôn đốc, thu hồi nợ. Doanh số thu nợ năm 2009 là 55.641 triệu đồng, so với năm 2008 tăng 45.665 triệu đồng, tương ứng tăng 457,7%. Điều này cho thấy ngân hàng đã rất tích cực trong việc thu hồi nợ.

Đây là thành tích mà Chi nhánh đã nỗ lực thực hiện được.

Về tổng dư nợ cho vay:

Năm 2007, tổng dư nợ là 49.450 triệu đồng. Sang năm 2008, tổng dư nợ là 52.320 triệu đồng, tăng 2.870 triệu đồng, tốc độ tăng 5,8% so với năm 2007. Tổng dư nợ năm 2009 là 62.890 triệu đồng, so với năm 2008 tăng 10.570 triệu đồng, tương ứng với tốc độ tăng là 20,2%.

Dư nợ qua các năm của ngân hàng đều tăng lên đáng kể cho thấy đội ngũ cán bộ của Chi nhánh đã cố gắng mở rộng công tác tín dụng.

Nhìn chung, tình hình sử dụng vốn của chi nhánh đã có nhiều chuyển biến tích cực và ngày càng đạt được những thành tựu tốt hơn trong việc tăng trưởng doanh số cho vay, thu nợ và tổng dư nợ của toàn Chi nhánh.

2.1.4.3. Tình hình kết quả kinh doanh của NHNo&PTNT Cao Lộc

Chi nhánh NHNo&PTNT Cao Lộc trong 3 năm qua đã đạt được kết quả kinh doanh rất đáng khích lệ, điều này được thể hiện thông qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 2.3: Kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHNo&PTNT Cao Lộc

Đơn vị: Triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Cao Lộc.)

Nhìn vào số liệu của biểu đồ, ta thấy lợi nhuận của Ngân hàng đều tăng lên qua các năm. Năm 2007, lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng là 4.383 triệu đồng. Đến năm 2008, lợi nhuận sau thuế là 5.096 triệu đồng, tăng 713 triệu đồng, tương ứng tăng 16,3%. Có được kết quả như vậy là do ngân hàng đã quản lý tốt chi phí, thực hiện tốt công tác huy động vốn tạo nguồn thu cho Ngân hàng. Bước sang năm 2009, lợi nhuận sau thuế là 5.352 triệu đồng, tăng 256 triệu đồng, tương ứng tăng 5%.

Ngân hàng đã điều chỉnh lãi suất hợp lý và cung cấp thêm nhiều dịch vụ đa dạng cho các khách hàng để tăng lợi nhuận. Nhưng tốc độ tăng lợi nhuận của năm 2009 so với tốc độ tăng của năm 2008 có giảm là do tổng chi phí đặc biệt là chi phí huy động vốn năm 2009 tăng.

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và áp lực cạnh tranh với các ngân hàng khác như hiện nay thì việc tăng lợi nhuận qua các năm là thành tựu lớn của Chi nhánh. Có được kết quả vậy là do Ban giám đốc đã chỉ đạo linh hoạt, nhạy bén cho đội ngũ cán bộ luôn chủ động nắm bắt cơ hội kinh doanh, đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng, đảm bảo an toàn, nhanh chóng, tiện lợi cho cả khách hàng và ngân hàng, đem lại hiệu quả kinh doanh cao.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNN&V CỦA CHI

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNN&N tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn (Trang 24 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w