Hạn chế và nguyên nhân 1. Hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNN&N tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn (Trang 39 - 42)

Bên cạnh những thành tựu rất đáng ghi nhận trên thì vẫn còn những điều tồn tại mà chi nhánh cần có biện pháp khắc phục:

 Tổng dư nợ của Chi nhánh tăng lên qua từng năm, tuy nhiên tỷ trọng dư nợ tín dụng trên tổng nguồn vốn huy động được là thấp. Việc cho vay của Chi nhánh vẫn chủ yếu tập trung vào các khách hàng truyền thống, chưa chủ động lắm trong việc tìm kiếm các khách hàng mới. Tỷ trọng dư nợ của DNN&V còn khiêm tốn so với hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

 Dư nợ cho vay DNN&V có xu hướng tăng lên nhưng chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thị trường. Hiện nay các DN tăng lên một cách nhanh chóng nhưng hầu như các DN lại khó khăn khi tiếp cận nguồn vốn trung dài hạn của Ngân hàng.

 Vòng quay vốn tín dụng đối với DNN&V còn thấp, tốc độ luân chuyển vốn chưa cao so với các NHTM khác.

 Cơ chế đảm bảo tiền vay của Ngân hàng còn chặt chẽ và chưa thực sự linh hoạt, chủ yếu đảm bảo bằng tài sản mà chưa phát triển các hình thức đảm bảo tiền vay khác.

2.3.2.2. Nguyên nhân:

a) Từ phía ngân hàng:

 Quy trình cho vay phức tạp, thời gian xét duyệt và quy trình cho vay kéo dài làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư, ảnh hưởng tới phương án SXKD của doanh nghiệp. Điều này vừa gây lãng phí vừa mất thời gian, đây là tình hình chung của các Ngân hàng hiện nay.

 Cơ chế đảm bảo tiền vay chưa linh hoạt, chủ yếu bằng tài sản khiến cho DNN&V gặp khó khăn vì DNN&V thường thiếu tài sản thế chấp, CBTD chưa dám mạnh dạn cho vay tín chấp. Do đó, đôi khi Ngân hàng bỏ qua những cơ hội kinh doanh hiệu quả với khách hàng mới.

 Công tác thu thập thông tin chưa thực sự hiệu quả. Các thông tin mà Ngân hàng có đựơc hầu hết lấy từ báo cáo tài chính của DN, mà số liệu này thì độ tin cậy không cao.

 Công tác marketing chưa được quan tâm đúng mức.

 Đội ngũ CBTD chưa thực sự hiểu biết về DNN&V vì ngoài kiến thức chuyên môn nghiệp vụ ra thì CBTD phải cần có kiến thực trong nhiều lĩnh vực khác nhau và phải có khả năng phân tích tổng hợp rất rộng.

b) Từ phía các DNN&V:

 Nguyên nhân cũng như hạn chế lớn nhất của các DNN&V khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính là năng lực tài chính. Các DNN&V thường thiếu TSĐB khi vay vốn. Phần lớn các DNN&V chưa biết xây dựng các báo cáo tài chính, sổ sỏch kế toỏn khụng rừ ràng, minh bạch nờn khú đỏnh giỏ đỳng năng lực của DN.

Điều này khiến các DNN&V không đáp ứng được yêu cầu cho vay của Ngân hàng.

 Môi trường kinh doanh ở các DNN&V còn nhiều rủi ro, tính khả thi của các dự án và phương án sản xuất không cao.

 Trình độ quản lý của DNN&V yếu kém, cách tổ chức quản lý và điều hành chưa chuyên nghiệp, thiếu hiểu biết về pháp luật và các thông lệ kinh doanh, có thể dẫn tới thất thoát nguồn vốn.

Ngoài ra, còn phải kể đến một số nguyên nhân khác như:

 Cơ chế chính sách của Nhà nước ta vẫn đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới và hoàn thiện nên việc thực hiện chưa đồng bộ, còn nhiều vẫn đề bất cập, gây khó khăn cho các NHTM và DN trong hoạt động tín dụng.

 Sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tín dụng giữa các NHTM.

 Biến động của nền kinh tế, lạm phát, suy giảm kinh tế toàn cầu…

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNN&V TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT CAO LỘC - TỈNH LẠNG SƠN 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH NHNo&PTNT CAO LỘC

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNN&N tại NHNo&PTNT Việt Nam – Chi nhánh Cao Lộc – Tỉnh Lạng Sơn (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w