Theo nghị định số 90/2001/NĐ-CP về chính sách trợ giúp và phát triển DNN&V, chớnh phủ đó xỏc định rừ mục tiờu “phỏt triển DNN&V là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh CNH - HĐH đất nước. Nhà nước khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho DNN&V phát huy tính năng động và sáng tạo, nâng cao năng lực pháp lý, phát triển khoa học công nghệ và nguồn lực, mở rộng các mối liên kết với các doanh nghiệp khác, tăng hiệu quả kinh doanh và khả năng cạnh tranh trên thị trường, phát triển ĐXKD, tạo ra việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động”.
Trên cơ sở các quan điểm và chủ trương phát triển DNN&V của Đảng và Nhà nước cũng như định hướng phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh cũng xác định phương hướng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNN&V trong thời gian tới với các nội dung cơ bản như sau:
• Cơ cấu lại dư nợ theo hướng mở rộng tín dụng đối với DNN&V trên cơ sở tăng trưởng tín dụng có chọn lọc và tăng cường các biện pháp quản trị rủi ro tín dụng để củng cố và nâng cao chất lượng danh mục cho vay.
• Mở rộng quan hệ với các DNN&V tình hình tài chính lành mạnh, SXKD ổn định, hiệu quả đồng thời tiếp tục duy trì quan hệ với các DNN&V truyền thống của Ngân hàng.
• Đơn giản hoá cơ chế chính sách, thủ tục vay vốn nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật, an toàn và hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các DNN&V vay vốn của Ngân hàng.
• Nâng cao trình độ nghiệp vụ và kiến thức của cán bộ tín dụng bằng cách tích cực tiếp cận và tìm hiểu khách hàng, thu thập thông tin nhằm đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp và Ngân hàng.
Chi nhánh đã đặt ra một số chỉ tiêu cụ thể trong hoạt động tín dụng đối với DNN&V trong năm 2010 như sau:
- Doanh số cho vay: 10.000 triệu đồng - Doanh số thu nợ: 7.000 triệu đồng
- Dư nợ tín dụng: 35.000 triệu đồng - Vòng quay vốn tín dụng: >= 2 vòng - Tỷ lệ nợ quá hạn: < 2%
3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNN&V TẠI CHI NHÁNH NHNo&PTNT CAO LỘC
3.2.1. Xây dựng chính sách tín dụng hợp lý đối với DNN&V 3.2.1.1. Cải tiến thủ tục, quy trình cho vay
Trong thực tế hiện nay, nhu cầu vốn của DNN&V là rất lớn, song việc tiếp cận vốn tín dụng lại gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân gây trở ngại cho DN khi vay vốn tại Chi nhánh đó là thủ tục vay khá rườm rà, nhiều loại giấy tờ, nhiều con dấu trong hồ sơ vay. Trong khi những thủ tục đó lại không làm giảm rủi ro tín dụng mà còn làm cản trở, hạn chế khách hàng đến vay vốn ngân hàng. Vì vậy, Chi nhánh cần có những biện pháp phù hợp để đơn giản hoá thủ tục cho vay nhưng vẫn đảm bảo an toàn vốn cho Ngân hàng. Hầu hết các DN khi phát sinh nhu cầu vay đều có mong muốn được giải quyết cho vay nhanh chóng để chớp lấy cơ hội kinh doanh. Do đó CBTD cần phải hoàn tất các thủ tục trong hồ sơ tín dụng trong thời gian ngắn nhất nhưng vẫn đảm bảo yếu tố đúng pháp luật, đủ, an toàn cho khoản vay. Muốn vậy, CBTD vừa làm đúng thủ tục cần thiết mà việc cải tiến thủ tục, quy trình vẫn phải luôn đảm bảo nguyên tắc an toàn của Ngân hàng.
3.2.1.2. Áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt
Lãi suất vốn được coi là công cụ cạnh tranh truyền thống, có hiệu quả của các NHTM. Thực tế hoạt động tín dụng tại Chi nhánh cho thấy khả năng thu hút các DNN&V còn hạn chế. Do vậy, để nâng cao khả năng cạnh tranh Chi nhánh cần có chính sách lãi suất chung cho tất cả các thành phần kinh tế dựa trên khung lãi suất mà NHNo&PTNT Việt Nam quy định. Tuy nhiên, từng đối tượng khách hàng cụ thể, từng đặc điểm của khoản vay mà ngân hàng còn mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đối với DNN&V nên thực hiện lãi suất dựa vào độ tín nhiệm của doanh nghiệp, xu thế SXKD trên thị trường…
3.2.1.3. Đa dạng hoá hình thức đảm bảo tiền vay
Thực tế hiện nay cho thấy, các NHTM nói chung và Chi nhánh NHNo&PTNT Cao Lộc nói riêng khi xem xét giải quyết cho vay đối với DNN&V có năng lực tài chính thấp, không đủ tài sản để thế chấp nên rất khó có thể tiếp cận được khoản vay cho dù thực tế có thể họ làm ăn có hiệu quả và có khả năng trả được nợ. Đây quả thực là một khó khăn lớn đối với các DNN&V. Vì thế, các CBTD phải hết sức linh hoạt trong công tác tín dụng đối với DNN&V. Chi nhánh nên xem xét, nới lỏng điều kiện vay vốn, không nên coi tài sản đảm bảo là điều kiện tiên quyết để giải quyết cho vay mà nên đa dạng hoá các hình thức đảm bảo tài sản như ngân hàng có thể giải quyết cho vay căn cứ vào tính khả thi của phương án SXKD và khả năng cạnh tranh của sản phẩm đó trên thị trường. Tài sản đảm bảo tiền vay chỉ là phương tiện cuối cùng, là nguồn trả nợ khi rủi ro xảy ra. Do vậy ngân hàng cần linh hoạt áp dụng hình thức thế chấp, tín chấp, bảo lãnh…sao cho phù hợp.
3.2.1.4. Đa dạng hoá các phương thức cho vay
Như đã phân tích ở trên, hiện nay, tại Chi nhánh thường áp dụng phương thức cho vay từng lần đối với các DNN&V. Điều này làm hạn chế rất nhiều hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Vì mỗi lần vay doanh nghiệp lại phải đưa ra những thủ tục cần thiết để thực hiện vay vốn theo quy định của ngân hàng, gây nên phản ứng e ngại, mất nhiều thời gian, đôi khi bỏ lỡ cơ hội đầu tư của doanh nghiệp. Vì thế, Chi nhánh nên đa dạng hoá các phương thức cho vay như cho vay theo HMTD (cho vay luân chuyển, cho vay thấu chi); cho vay có đảm bảo bằng các khoản sẽ thu của doanh nghiệp; góp vốn đầu tư liên doanh, liên kết với DNN&V…
Cho vay luân chuyển vật tư hàng hoá: Chi nhánh cùng khách hàng sẽ ký với nhau một HĐTD thoả thuận về HMTD, cách thức giải ngân, thu lãi, phương thức thanh lý hợp đồng, TSĐB và các điều kiện khác; Việc xác định thời hạn vay vốn, thời hạn trả nợ dựa trên kế hoạch tiêu thụ và kế hoạch doanh thu của khách hàng. Việc áp dụng cho vay luân chuyển sẽ giảm bớt thời gian, thủ tục vay vốn của doanh nghiệp. Đối với ngân hàng có thể thấy được phần nào tình hình kinh doanh của doanh nghiệp thông qua tài khoản tiền gửi cho khách hàng, từ đó có biện pháp
thu nợ thích hợp. Hình thức này giúp chi nhánh có điều kiện duy trì mối quan hệ với các DNN&V.
Cho vay thấu chi:
Với hình thức này Ngân hàng cho vay cho phép khách hàng vay vượt quá số dư trên tài sản vãng lai của họ đến một hạn mức nhất định. Họ có thể chủ động rút tiền trên tài khoản của mình trong một hạn mức đã thoả thuận vào bất cứ lúc nào họ có nhu cầu sử dụng vốn và cũng chủ động trả nợ vào bất cứ lúc nào có tiền. Sử dụng kỹ thuật thấu chi giúp cho doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn vốn vay một cách chủ động và linh hoạt. Tuy nhiên nghiệp vụ này hiện nay chưa được áp dụng rộng rãi, hầu hết mới chỉ áp dụng với những khách hàng là những DNL có quan hệ thường xuyên với Ngân hàng, có trình độ quản trị tài chính tương đối tốt và được xếp hạng tín nhiệm tương đối cao, các DNN&V để có quan hệ với Chi nhánh hầu như chưa đủ điều kiện để sử dụng. Chính vì thế trong thời gian tới, Chi nhánh nên triển khai nhiệm vụ này đến các DNN&V để tạo điều kiện cho các DNN&V tiếp cận các nguồn vốn Ngân hàng.
Cho vay có đảm bảo bằng các khoản sẽ thu: các doanh nghiệp bán hàng do người mua chưa kịp thanh toán, dẫn đến làm cho doanh nghiệp bị thiếu vốn lưu động. Trong trường hợp này, Ngân hàng có thể giúp doanh nghiệp thiếu vốn tạm thời bằng cách cho vay theo tỷ lệ nào đó trên khoản sẽ thu. Tỷ lệ này cao hay thấp phụ thuộc vào chất lượng các khoản nợ mà được ngân hàng thẩm định một cách chặt chẽ.
Góp vốn đầu tư, liên doanh, liên kết với DNN&V: Để mở rộng tín dụng, Ngân hàng không nhất thiết chỉ cho doanh nghiệp vay vốn mà có thể thoả thuận ký hợp đồng liên doanh, liên kết với những doanh nghiệp đó để cùng SXKD. Như vậy, Ngân hàng không những mở rộng được tín dụng mà còn có điều kiện xâm nhập thị trường, từ đó tìm ra những mặt mạnh, yếu của khách hàng, đồng thời vừa trực tiếp giám sát quản lý vốn cho vay vừa tạo ra thu nhập cao do trực tiếp là người đầu tư vốn. Về phía doanh nghiệp, do có sự tư vấn, cộng tác của phía Ngân hàng, doanh nghiệp sẽ làm ăn hiệu quả hơn, hạn chế được rủi ro cho khách hàng và Ngân hàng.