Hoạt động cho vay có hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào người sử dụng vốn vay.
Nhiều DNN&V đã chứng tỏ được vai trò của mình trong nền kinh tế tuy nhiên vẫn còn nhiều doanh nghiệp là mất uy tín của mình, làm ăn lừa đảo, hoặc thua lỗ, phá sản, sử dụng vốn sai mục đích, không thực hiện theo chế độ kế toán hiện hành…
Chính vì vậy đã gây ra cho ngân hàng không ít khó khăn trong việc thu hồi vốn, nợ quá hạn gia tăng, do đó ngân hàng thu hẹp phạm vi cho vay đối với khu vực kinh tế
này. Vì vậy, để hoạt động cho vay đối với DNN&V đạt được hiệu quả thì bản thân mỗi DNN&V cần phải tự hoàn thiện mình hơn nữa.
Một là, các DNN&V cần nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật.
Sự hiểu biết về pháp luật là một trong những nguyên nhân gây khó khăn, cản trở hoạt động của doanh nghiệp như thiếu hiểu biết về pháp lệnh hợp đồng kinh tế dẫn đến ký kết hợp đồng kinh tế không đúng thẩm quỳên, khồng chấp hành đầy đủ các thủ tục trong giao dịch thương mại, tham gia vào những vụ làm ăn phi pháp…
dẫn đến những hậu quả pháp lý nghiêm trọng mà doanh nghiệp phải gánh chịu, có khi phải tuyên bố phá sản. Để được an toàn trong hệ thống pháp luật và được hệ thống pháp luật bảo vệ thì các doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về pháp luật để hiểu, tuân thủ các quy định luật pháp. Nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cũng có nghĩa là nâng cao uy tín và hiệu quả kinh doanh. Đây là nhân tố tạo nên mối quan hệ tín dụng lâu dài giữa Ngân hàng và doanh nghiệp.
Hai là,các DNN&V cần học cách lập kế hoạch kinh doanh, tăng cường kiến thức về kế toán lập báo cáo tài chính một cách chuyên nghiệp.
Các DNN&V phải thựuc hiện đầy đủ các chế độ báo cáo, kế toán, thống kê tài chính tạo thông tin chính xác cho cán bộ ngân hàng trong công tác thẩm định khách hàng và theo dừi vốn vay, tạo lũng tin cho ngõn hàng về tư cỏch, uy tớn của doanh nghiệp mình.
Ba là, các DNN&V cần nâng cao năng lực kinh doanh của mình
Năng lực kinh doanh là một trong những yếu tố quan tọng nhất để Ngân hàng xem xét cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Hiện nay vẫn còn rất nhiều doanh nghiệp mang tính tạm thời, chứ chưa nghĩ đến việc kinh doanh lâu dài, kinh doanh chỉ nhằm vào cái lợi trước mà không nghĩ đến về sau. Đây là một trong những yếu tố làm cho năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp giảm đi, trong đó có các DNN&V. Để nâng cao năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp nhằm tạo được lòng tin đối với các ngân hàng cần phải tập trung vào giải quyết vấn đề con người, công nghệ và vốn của các DNN&V.
Về con người: phải lựa chọn những nhà quản lý có trình độ, có sự hiểu biết về pháp luật, kinh tế, chính trị, có đạo đức, sau đó doanh nghiệp cần tổ chức học tập, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp, của Ban quản trị nhằm tạo điều kiện để tạo ra đội ngũ các nhà doanh nghiệp tài ba. Đồng thời cần tuyển chọn một đội ngũ lao động có trình độ và được có cơ hội phát huy hết sở trường của mình. Bên cạh đó cũng cần phải nâng cao tình độ của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp để học nhanh chóng tiếp thu cái mới,cái tốt để nâng cao trình độ của bản thân.
Về công nghệ: DNN&V cần chú trọng đến việc đổi mới dây chuyền công nghệ. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ hiện nay đã đặt ra nhiều thách thức lớn cho các DNN&V. Bởi vì đầu tư dây chuyền công nghệ cần khoản vốn rất lớn, trong khi đó vốn của các DNN&V lại rất hạn hẹp. Vì thế các DNN&V phải chủ động tìm kiếm tiếp cận các nguồn vốn tài trợ khác nhau ngoài nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng. Bên cạnh đó DN cũng cần phải ứng dụng công nghệ cân xứng để có thể tiếp nhận các dịch vụ hiện đại của Ngân hàng cung cấp (ngân hàng điện tử, giao dịch trực tuyến….)
Về vốn: Ngoài vốn bổ sung từ lợi nhuận để lại, các DNN&V cần tìm thêm các nguồn vốn tài trợ từ các nguồn vốn khác nhau như: nguồn vốn vay ngân hàng, trên thị trường chúng khoán, tăng cường hợp tác liên kết với nhau để nâng cao năng lực tài chính. Bên cạnh đó phải thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo chi phí sử dụng vốn, đa dạng hoá cơ cấu vốn nhằm gia tăng lợi nhuận cho DNN&V.
Bốn là, nâng cao năng lực tài chính
Năng lực tài chính của DN thể hiện ở mức vốn tự có, vòng quay vốn tín dụng, các khoản phải thu, hàng tồn kho…Để nâng cao năng lực tài chính, DN cần phải có cơ cấu vốn hợp lý, luôn chủ động nâng cao quy mô vốn tự có và có các biện pháp để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó. Ngoài ra cần phải xác định tỉ lệ trích lợi nhuận để lại một cách hợp lý. Điều đó sẽ giúp nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp, nâng cao uy tín, tạo thuận lợi khi tiếp cận các nguồn vốn tài trợ trong đó có vốn vay Ngân hàng.
Trên đây là những giải pháp cơ bản mà nếu được tiến hành một cách đồng bộ thì chác chắn rằng “rào cản” giữa chi nhánh NHNo&PTNT Cao Lộc và cộng đồng DNN&V sẽ nhanh chóng được phá bỏ. Ngân hàng và các DNN&V sẽ đồng hành cùng phát triển ổn định, bền vững trong nền kinh tế hội nhập.