Một số bài học vận dụng cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam Từ thực tiễn cải cách hệ thống ngân hàng của các nước đặc biệt là Ngân

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_giải pháp nâng cao doanh thu từ các sản phẩm ngoài tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 41)

1.4. Kinh nghiệm của ngân hàng thương mại các nước về nâng cao doanh thu từ các sản phẩm ngoài tín dụng

1.4.2. Một số bài học vận dụng cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam Từ thực tiễn cải cách hệ thống ngân hàng của các nước đặc biệt là Ngân

hàng thương mại Trung Quốc, có thể rút ra một số bài học cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam để thực hiện nâng cao doanh thu từ dịch vụ ngoài tín dụng ngân hàng như sau:

Một là, Nhà nước cần thực hiện chính sách đường lối thuận lợi cho việc xây dựng chính sách của các ngân hàng, đồng thời bản thân các ngân hàng cũng cần có chiến lược phát triển đa dạng tất cả các loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Chiến lược của mỗi ngân hàng cần tập trung cho một số loại sản phẩm dịch vụ mà từng ngân hàng có thế mạnh và mở rộng dần các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mà nhu cầu của thị trường đang tăng lên như dịch vụ: Dịch vụ thẻ thanh toán, dịch vụ ngân hàng tự động, dịch vụ thanh toán quốc tế…

Đồng thời chiến lược này cũng cần chú trọng đúng mức đến việc loại trừ, phòng ngừa, hạn chế các rủi ro liên quan đến mở rộng danh mục sản phẩm dịch vụ nói chung và sản phẩm ngoài tín dụng nói riêng của mỗi ngân hàng.

Hai là, các ngân hàng cần đẩy mạnh các biện pháp để nâng cao tỷ lệ vốn chủ sở hữu, điều kiện để thực hiện nâng cao doanh thu từ sản phẩm ngoài

tín dụng và đầu tư đổi mới công nghệ bằng cách: cổ phần hoá các Ngân hàng Nhà nước, kêu gọi đầu tư của nước ngoài vào các ngân hàng nội địa theo lộ trình hợp lý, huy động các nguồn vốn dài hạn từ trái phiếu chuyển đổi. Việc triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin luôn cần nhiều vốn đầu tư.

Ba là, các ngân hàng cần có chiến lược đầu tư thiết bị và công nghệ hợp lí theo từng giai đoạn phát triển phù hợp với khả năng và trình độ của hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như xu hướng chung trong khu vực. Đầu tư thiết bị nên đi hai hướng, với các loại thiết bị quan trọng như:

Máy chủ, hệ thống thanh toán…thì nên mua các hãng nổi tiếng thế giới với công nghệ hiện đại, còn với các loại máy khác như: Máy đếm tiền, máy tính bàn…thì không nhất thiết phải mua loại hiện đại, để giảm chi phí. Chẳng hạn trong việc đa dạng hoá các dịch vụ trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) cần hướng vào các lĩnh vực như: lập mạng thanh toán liên ngân hàng nội bộ, hệ thống quản lý vốn tập trung, mở rộng cung cấp dịch vụ thẻ, quản lý rủi ro và nhân lực ngân hàng tập trung, hỗ trợ cho việc cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại như hoán đổi kỳ hạn và tương lai.

Bốn là, các ngân hàng thương mại cần có chiến lược hợp lý trong việc đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực để nâng cao trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ, để có thể triển khai thực hiện chiến lược mở rộng danh mục dịch vụ ngân hàng nói chung, dịch vụ ngoài tín dụng nói riêng ở từng thời kỳ.

Thực tế cho thấy, nguồn nhân lực thiếu về số lượng và yếu về trình độ không những không đảm bảo cho ngân hàng thu lợi nhuận từ các hoạt động truyền thống mà còn làm cho ngân hàng không thể triển khai được các dịch vụ mới, như là các dịch vụ tài chính quốc tế, các dịch vụ liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin.

Năm là, các ngân hàng thương mại cũng cần có chiến lược tiếp thị

quảng bá dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh trong thu hút, tuy nhiên cũng cần hợp tác để đem lại sự thuận tiện trong sử dụng sản phẩm dịch vụ ngoài tín dụng cho khách hàng.

Tóm tắt chương 1

Tóm lại: Chương 1 luận văn hoàn thành các nhiệm vụ cơ bản sau:

- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về khái niệm NHTM và hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTM.

- Nờu rừ quan điểm về doanh thu từ cỏc sản phẩm ngoài tớn dụng và giới thiệu nội dung doanh thu một số sản phẩm ngoài tín dụng của NTHM.

- Phân tích sự cần thiết phải nâng cao doanh thu từ các sản phẩm ngoài tín dụng của NHTM

- Tìm hiểu một số kinh nghiệm nâng cao doanh thu từ sản phẩm ngoài tín dụng của NHTM ở một số nước từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm áp dụng cho các NHTM Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT tỉnh Quảng Ninh nói riêng.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG NÂNG CAO DOANH THU TỪ CÁC SẢN PHẨM NGOÀI TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH QUẢNG NINH 2.1. Tổng quan về hoạt động của NHNo&PTNT Quảng Ninh 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 01/07/1988 Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ký quyết định số 59/NH-QĐ thành lập Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh . Trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Quảng Ninh. Quá trình đi vào hoạt động từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Quảng Ninh đã 3 lần thay đổi tên gọi theo các quyết định và mốc thời gian: Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh theo quyết định số 59/NH-QĐ ngày 01/07/1988. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh theo quyết định số 603/NH-QĐ ngày 22/12/1990.

Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Ninh theo quyết định số 198/1998/QĐ-NHNN-5 ngày 02/06/1998 đến nay.

Chi nhánh hoạt động theo giấy chứng nhận kinh doanh số 2216000059 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Quảng Ninh cấp ngày 20/09/1998 và được cấp đổi lại lần thứ nhất vào ngày 20/07/2006. Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động khác theo phân cấp của NHNo&PTNT Việt Nam.

Nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh miền núi nằm ở phía Đông bắc Việt Nam, có địa hình phức tạp gồm cả miền núi, trung du và ven biển với nhiều tài nguyên khoáng sản phong phú. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NHNo&PTNT) tỉnh Quảng Ninh có điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh của mình trong các lĩnh nông nghiệp, công nghiệp và thương mại, du lịch. Với địa hình phức tạp, phân cách miền núi, biên giới và hải đảo, trình độ phát triển của tỉnh không đồng đều, chia thành 4 khu vực.

Vùng thành phố thị xã có tốc độ phát triển kinh tế nhanh 15-18%GDP năm;

vùng thấp có tốc độ tăng trưởng 8-12%GDP năm; vùng miền núi có tốc độ tăng GDP 6-8% năm; vùng cao và hải đảo là 3-6% năm. Cơ cấu kinh tế của tỉnh, một địa bàn trọng điểm kinh tế phía bắc với 02 thành phố, 02 thị xã, 10 huyện, dân số 1.124 ngàn người... là cơ cấu kinh tế công nghiệp, du lịch - dịch vụ, nông nghiệp với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 13%/năm.[4]

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_giải pháp nâng cao doanh thu từ các sản phẩm ngoài tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh quảng ninh (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w