RỦI RO VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU
1.1.3. Đo lường rủi ro trong đầu tư cổ phiếu
Các nhà đầu tư khi đầu tư vào chứng khoán đều muốn đạt tới mức lợi nhuận cao nhất với mức rủi ro thấp nhất. Muốn làm được điều này nhà đầu tư cần phải nắm được một số hệ số thông dụng để đánh giá mức độ an toàn của chứng khoán.
Đối với cổ phiếu, có rất nhiều chỉ số tài chính đánh giá mức độ rủi ro cũng như cơ hội đầu tư cổ phiếu. Ở đây, chúng ta chỉ tập trung vào các phép đo lường rủi ro cổ phiếu riêng lẻ và danh mục cổ phiếu và các chỉ số như beta…
Phép đo lường rủi ro cổ phiếu bao gồm: Rủi ro đối với một cổ phiếu riêng lẻ, thông qua lợi nhuận kỳ vọng, phương sai, độ lệch chuẩn, hệ số biến đổi; và rủi ro đối với một danh mục cổ phiếu
Rủi ro đối với một cổ phiếu riêng lẻ:
Phương sai (δ2) là thước đo độ phân tán trong đó phản ánh những khoản chênh lệch giữa những mức lợi nhuận có thể nhận được với mức lợi nhuận kỳ vọng. Dải các mức lợi nhuận có thể nhận được càng rộng, hay độ phân tán các ước tính xác suất càng lớn thì giá trị của phương sai sẽ càng lớn.
Một khoản đầu tư có phương sai bằng 0 thì chỉ có một khả năng lợi nhuận, một lợi nhuận chắc chắn, và không có rủi ro. Bất kỳ một giá trị phương sai nào khác (phương sai luôn là số dương) cũng đều hàm ý một mức độ rủi ro nhất định; phương sai càng lớn thì rủi ro cũng càng lớn.
Độ lệch chuẩn (δ) cũng là một thước đo hay được sử dụng, đơn giản là căn bậc hai của phương sai. Nó không chứa đựng nhiều thông tin hơn phương sai, nhưng nó cho phép xác định những ước tính xác suất về những sự kiện trong tương lai. Cần phải tính độ lệch chuẩn để tính toán được hệ số biến đổi.
Hệ số biến đổi (C) hay còn gọi là hệ số độ lệch chuẩn (δ ratio) là hệ so sánh độ lệch chuẩn để so sánh khi hai cổ phiếu có lợi nhuận kỳ vọng bằng
nhau. Trong thực tế ít có trường hợp như vậy nên sử dụng hệ số biến đổi đem lại cái nhìn chính xác hơn.
Cần lưu ý rằng cho dù rủi ro của các cổ phiếu riêng lẻ có lớn đến đâu đi nữa, song nếu kết hợp các cổ phiếu lại với nhau trong một danh mục đầu tư theo một cách nào đó, thì rủi ro tổng thể của danh mục giảm đi những lợi nhuận kỳ vọng thì không nhất thiết giảm. Để tìm hiểu vấn đề này chúng ta cần xem xét cách lượng hóa rủi ro với một danh mục cổ phiếu.
Rủi ro đối với một danh mục cổ phiếu:
Hệ số tích sai (Covariance) được tính bằng cách cộng tất cả tích của hai độ lệch chuẩn của hai cổ phiếu trong từng tình trạng khác nhau của nền kinh tế và chia trung bình. Trong đó độ lệch chuẩn bằng căn bậc hai của phương sai, và phương sai từng cổ phiếu là trung bình của tổng bình phương các độ lệch. Nếu hệ số tích sai dương, điều đó có nghĩa là hai cổ phiếu có mối quan hệ cùng chiều và trong cùng một tình trạng kinh tế, lợi nhuận của hai cổ phiếu đều cùng cao hơn hoặc thấp hơn lợi nhuận kỳ vọng. Còn nếu hệ số tích sai âm, lợi nhuận của hai cổ phiếu có mối quan hệ ngược chiều và trong cùng một tình trạng kinh tế nếu lợi nhuận của cổ phiếu này trên mức lợi nhuận kỳ vọng thì lợi nhuận của cổ phiếu kia sẽ thấp hơn lợi nhuận kỳ vọng. Tuy nhiên, hệ số tích sai chưa chỉ ra được mức độ liên hệ theo một chuẩn mực dễ hình dung nên chúng ta tính thêm hệ số tương thích.
Hệ số tương thích (Correlation) được tính bằng cách chia hệ số tích sai cho tích hai độ lêch chuẩn của hai cổ phiếu; và lúc đó, thước đo được giới hạn từ -1 đến +1. Hệ số tường thích dương thể hiện lợi nhuận hai cổ phiếu có quan hệ cùng chiều nhau, và hệ số tương thích dương càng lớn thì hai cổ phiếu đó càng có dao động giống nhau, bằng +1 tức là hai cổ phiếu hoàn toàn có dao động giống nhau. Hệ số tương thích âm chỉ sự dao động ngược chiều và càng lớn thì dao động ngược chiều đó càng nhiều.
Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư là trung bình trọng số của lợi nhuận kỳ vọng của các cổ phiếu riêng lẻ nằm trong danh mục
Phương sai của danh mục đầu tư hai cổ phiếu bao gồm phương sai của từng cổ phiếu và hệ số tích sai giữa hai cổ phiếu. Nếu hệ số tích sai dương, phương sai của toàn danh mục sẽ tăng lên; ngược lại, nếu hệ số tích sai âm, phương sai của toàn danh mục sẽ giảm
Độ lêch chuẩn của danh mục đầu tư được tính bằng cách lấy căn bậc hai của phương sai danh mục đầu tư.
Hệ số beta (β)
Rủi ro đầu tư cổ phiếu đó là sự bất ổn, sự biến thiên có khả năng của lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận kỳ vọng. Thông thường để đo lường rủi ro người ta dùng phân phối xác suất với các tham số đo lường phổ biến là phương sai, độ lệch chuẩn và hệ số biến thiên. Tuy nhiên, luận vănnày đề cập đến một chỉ tiêu đánh giá rủi ro đầu tư cổ phiếu được sử dụng phổ biến, đó là hệ số beta (β)
Hệ số beta được định nghĩa như là hệ số đo lường mức độ biến động lợi nhuận cổ phiếu cá biệt so với mức độ biến động lợi nhuận danh mục cổ phiếu thị trường.
Ý nghĩa của hệ số β
β được định nghĩa là hệ số đo lường sự biến động của lợi. Cho nên, β được xem như hệ số đo lường rủi ro đầu tư cổ phiếu. Do đó, lợi nhuận kỳ vọng của một loại chứng khoán có hệ dương với số β của nó.
Mặt khác, hệ số β cũng có thể hiện so với rủi ro thị trường.
Lợi nhuận của chứng khoán có quan hệ cùng chiều với rủi ro đầu tư cổ phiếu, lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn, nghĩa là nhà đầu tư kỳ vọng chứng khoán có lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng cao và ngược lại.