RỦI RO VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM
2.1. Hoạt động đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam hiện nay
2.2.7. Những rủi ro tiềm ẩn trong đầu tư cổ phiếu
* Nguy cơ đầu cơ và lũng đoạn TTCK.
Khoảng thời gian từ 3 năm trở lại đây, giá cổ phiếu liên tục sụt giảm.
Tuy nhiên, giá cổ phiếu giảm không hẳn do số lượng cổ phiếu tăng mà nhiều khi do sự điểu chỉnh của nhà đầu cơ. Dù không muốn, họ cũng sẽ điều chỉnh theo hướng duy trì giá thấp của các bluechip (những cổ phiếu dẫn đầu thị trường) không chỉ vì lợi nhuận và còn vì khả năng tài chính của họ. Theo nhiều nguồn tin của báo chí nước ngoài, chỉ có 2 trong số 4 tỷ USD đầu tư nước ngoài vào TTCK Việt Nam là có tính khả dụng, trong khi những Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa trong thời gian tới có giá trị rất lớn. Điều này có nghĩa là, lợi dụng đà giảm sút của thị trường, các nhà đầu tư cơ sẽ duy trì giá cổ phiếu để đạt hiệu quả kép, lượng vốn ít hơn mang lại lợi nhuận cao hơn và mức độ chi phối thị trường lớn hơn.
Một điểm cần lưu ý là Luật Chứng Khoán và chính sách tài chính, tiền tệ không có khả năng loại bỏ cơ chế đầu cơ lũng đoạn trên TTCK. Đầu cơ và lũng đoạn trên thị trường bất động sản theo chân các nhà đầu tư lên sàn. Nếu như Luật Đất Đai không thể kiếm soát nổi đầu cơ và lũng đoạn của thị trường bất động sản thì Luật Chứng Khoán cũng như chính sách tài chính, tiền tệ cũng khó có thể kiểm soát nổi cơ chế này trên TTCK. Không phải ngẫu nhiên mà hàng loạt khuyến tật như, rò rỉ thông tin, thông tin không trung thực, một nhà đầu tư có thể có thể trong cùng một lúc thực hiện cả hai lệnh mua và bán…chẳng những không được hạn chế mà còn gia tăng trong thời gian dài.
Vấn đề là ở chỗ, chừng nào mà cổ phần hóa không được coi là tổ chức lại Doanh nghiệp nhà nước theo nguyên tắc thị trường, giá trị Doanh nghiệp hay giá cổ phiếu hay giá cổ phiếu không được tính theo giá trị xã hội thì chính
sách tài chính, tiền tệ cũng như Luật Chứng Khoán đều là những sản phẩm nằm bên ngoài nền kinh tế thị trường, do vậy chúng không thể có tác dụng làm lành mạnh hóa TTCK. Những thực tế này minh chứng rằng, ngay cả khi luật Chứng Khoán có hiệu lực thị trường khoán phát triển, do vậy cam kết của chính phủ ít có đảm bảo, nhất là khi thị trường này tụt dốc.
* Ảnh hưởng dây chuyền từ thị trường cổ phiếu thế giới
Tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, khả năng lây lan rủi ro và những ảnh hưởng của sự biến động tài chính do sự liên quan của các thị trường trên toàn cầu rất dễ xảy ra. TTCK đóng vai trò là kênh huy động vốn và là hàn thử biểu của toàn bộ nền kinh tế, là nơi rất có khả năng lây lan rủi ro và chịu biến động. Chính vì lẽ đó, khi hội nhập cần phải hết sức thận trọng để tránh những biến động tài chính cho TTCK và cả cho nền kinh tế.
Một nguy cơ khác là sự quá phụ thuộc vào luồng vốn quốc tế, dẫn đến tình trạng lệ thuộc kinh tế và thậm chí là chính trị. Thực tế cho thấy, đây là điều đáng lo ngại vì nhiều nước không đủ khả năng kiểm soát quá trình hội nhập khiến nên kinh tế rơi vào tình trạng mất quyền chủ quyền do áp dụng hoàn những quy định của nước mạnh. Ở mức độ thấp hơn là nguy cơ do áp dụng hoàn toàn những quy định trường khi các cường quốc mạnh áp đặt những nguyên tắc chuẩn mực ban đầu của họ. Hậu quả là, thị trường một nước yếu hơn rất dễ trở thành “sân sau” của một nước mạnh hơn do những quy luật nghiệt ngã của cạnh tranh trong quá trình hội nhập. Theo các chuyên gia kinh tế, khi tham gia vào quá trình hội nhập, TTCK của Việt Nam cũng có nguy cơ đối đầu với sự biến dạng của yếu tố này nếu không có những biện pháp phòng ngừa hợp lý.
Nhận xét chung về rủi ro trong đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam hiện nay:
Yếu tố rủi ro từ thị trường thế giới
Yếu tố rủi ro từ thị trường thế giới với nguy cơ khủng hoảng nợ công ở Châu Âu và suy thoái kép của nền kinh tế toàn cầu. Vấn đề kinh tế được quan tâm nhất hiện nay trên thế giới có lẽ là diễn biến của cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu, vốn tồn tại từ hơn một năm nay. Nếu vấn đề này không được giải quyết tốt thì rất có thể sẽ kìm hãm sự tăng trưởng của nền kinh tế toàn cầu, thậm chí xấu hơn là lâm vào cuộc suy thoái kép. Đây cũng là nguyên nhân tạo nên sự thất sủng của các nhà đầu tư với các tài sản rủi ro, trong đó có chứng khoán.
Yếu tố vĩ mô trong nước
Năm 2011 tiếp tục là năm đầy khó khăn đối với thị trường cổ phiếu Việt Nam.Yếu tố vĩ mô trong nước, đặc biệt là áp lực tỷ giá và chính sách tiền tệ, vẫn là yếu tố có ảnh hưởng lớn nhất lên TTCK Việt Nam trong quý IV.
Lạm phát có thể đã được kiềm chế và nhiều khả năng sẽ ổn định trong những tháng cuối năm, mặt bằng lãi suất cũng đã được hạ. Tuy nhiên nhằm đảo bảo tốt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô thì khả năng rất lớn chính sách tiền tệ vẫn theo định hướng chặt chẽ trong thận trọng và linh hoạt. Bên cạnh đó những khó khăn mới cũng nảy sinh, đặc biệt là áp lực tỷ giá đang ngày một lớn dần nhưng với những động thái khá quyết liệt của NHNN trong thời gian gần đây thì chúng tôi kỳ vọng biên độ dao động của tỷ giá sẽ không vượt quá 1% cho đến hết năm nay.
Năng lực yếu kém của nhà đầu tư vẫn là nguyên nhân chủ yếu gây ra những biến động TTCK. Việc đầu tư cổ phiếu gặp nhiều thuận lợi trong năm 2006 tiếp tục là động lực lôi kéo một lượng lớn những nhà đầu tư này thường ít có cơ hội mua được những cổ phiếu tốt, mà sẽ mua bất kỳ cổ phiếu nào họ
gặp, làm cho những cổ phiếu lâu nay ế ẩm được dịp tăng giá. Đây là lý do dẫn đến tình trạng mất ổn định của TTCK.
2.3. Thực trạng hạn chế rủi ro trong đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam