Hạn chế về phía nhà đầu tư

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_hạn chế rủi ro trong đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 51 - 57)

RỦI RO VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HẠN CHẾ RỦI RO TRONG ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TẠI VIỆT NAM

2.1. Hoạt động đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam hiện nay

2.2.4. Hạn chế về phía nhà đầu tư

Sự ổn định, lành mạnh của TTCK phụ thuộc ở một mực độ lớn vào hiểu biết, kinh nghiệm và bản lĩnh của công đồng đầu tư. Các công trình khoa học đã cho thấy người đầu tư thường bị chi phối bởi ba trạng thái tâm lý là lòng tham, nổi sợ và ý muốn hành động theo đám đông. Lòng tham khiến cho người ta không muốn bán khi giá cổ phiếu đã lên đến đỉnh điểm; nỗi sợ khiến người ta không dám mua khi giá đã ở mức thấp nhất. Hai trạng thái này thường dẫn đến kết cục là người đầu tư bỏ lỡ mất cơ hội để nâng cao hiệu quả đầu tư của mình, và đôi khi là thất bại trong đầu tư. Tuy nhiên, người ta cũng khó có thể thành công trên thị trường nếu không biết sợ và không có lòng tham.

Tâm lý đám đông – sự cảm nhận được trạng thái an toàn khi hành động theo đám đông – là một hiện tượng đặc trưng khác của các thị trường tài chính. Từng cá nhân trên thị trường này rất dễ bị cuốn theo trào lưu của số đông. Đặc tính này quy định một thực tế trên thị trường là nếu công chúng được khuyến cáo một cách hữu hiệu rằng cần phải mua một cổ phiếu hay khu vực cổ phiếu nào đó vì nó đang chuẩn bị tăng giá, thì kết quả tăng giá chắc chắn sẽ xảy ra. Nói cách khác, về nguyên tắc hoàn toàn có thể làm cho một cổ phiếu tăng hoặc giảm giá chỉ đơn giản là bằng cách nói rằng cổ phiếu đó sẽ tăng hoặc giảm giá. Mức độ và chiều hướng của bất kỳ một sự biến động giá nào của cổ phiếu cũng đều bị quy định bởi mức độ của áp lực mua hay bán có thể truyền được tới cổ phiếu, còn chất lượng hoạt động của một công ty riêng biệt thì không trực tiếp liên quan tới động thái giá của cổ phiếu đó. Từ những quy luật chung đó, những đặc tính riêng của cộng đồng đầu tư Việt Nam góp phần tạo nên một trong những nguồn gốc của rủi ro thị trường.

Xuất hiện một trong hai kiểu tâm lý đám đông: một là các nhà đầu tư quá hưng phấn, hai là các nhà đầu tư quá sợ hãi. Cả hai trường hợp trên đều nguy hiểm như nhau. Quá hưng phấn thì sẽ dễ tạo ra giá ảo, không thực chất, còn quá sợ hãi thì bán tháo tất cả để "cắt lỗ", nhiều khi "cắt lỗ" cả những mã cổ phiếu tốt, có cơ hội hồi phục trong tương lai.

TTCK Việt Nam qua 11 năm đã nhiều lần bị chi phối bởi cả hai tâm lý trên. Khi NĐT quá hưng phấn với TTCK thì một dòng người ồ ạt đổ vào mua một số mã cổ phiếu nhất định. Người mua được thì hớn hở kỳ vọng vào giá cổ phiếu sẽ tăng cao chót vót trong nay mai, người không mua được thì vò đầu bứt tai. Tuy nhiên, thời gian sau bắt đầu xuất hiện những tin tức xấu về TTCK, cũng là lúc mọi người học đến từ "cắt lỗ", rồi chính những người hồ hời mua được cổ phiếu lại chính là những người ồ ạt thoái lui, còn những người không kịp mua lại cười tươi vì may mắn.

Hạn chế tối đa việc sử dụng đòn bẩy tài chính, cầm cố cũng là một yếu tố khiến họ thoát hiểm. Vì sở hữu trong tay một cổ phiếu có tiềm năng và không có những món nợ đáo hạn thì không phải lo lắng nhiều tới nguy cơ rủi ro. Việc giao dịch chứng khoán là một vòng tròn lâu bền từ ngày này qua ngày khác. Việc chấp nhận những mức lãi nhỏ nhưng đều đặn tốt hơn là kỳ vọng vào những khoản lãi lớn, nhưng mạo hiểm và hiếm khi có cơ hội.

Cuối tháng 3/2007, một làn sóng người ồ ạt đổ vào TTCK, trong đó phần lớn không mấy am hiểu gì về tính đặc thù và các yếu tố kỹ thuật của thị trường này, thậm chí cũng không cần biết đến thực chất của những doanh nghiệp mà họ chọn mặt gửi vàng để đầu tư. Tâm lý đám đông bắt đầu như vậy.

Thường thì tâm lý này phổ biến trong loại thị trường chính thức – tức thị trường doanh có doanh nghiệp được niêm yết cổ phiếu. Nhưng ở nước ta, một điểm đặc biệt của tâm lý đám đông là lại thích giao dịch nhanh gọn và có

mức lời cao qua thị trường không chính thức (thị trường OTC). Với tính đơn giản mặc dù đầy rủi ro OTC vẫn hấp dẫn rất nhiều người chơi cổ phiếu không chính thức, đặc biệt dù đẩy đối với những người này, điều duy nhất mà họ thật sự để tâm là giá cổ phiếu sau khi được sang tay bằng một mảnh giấy, sẽ tăng lên được bao nhiêu nếu được bán lại. Cùng lúc, sự bùng nổ một cách khó hiểu của TTCK cũng khiến trong tâm lý đám đông xuất hiện sự cả tin một cách kỳ lạ trước mọi thông tin và kể cả tin đồn. Cứ mua là thắng – đó là một đặc tính của tâm lý các nhà đầu tư. Không chỉ trường hợp doanh nghiệp hoạt động thua lỗ nhưng cổ phần dược đấu giá lại có giá trúng bình quân gấp đến vài chục lần mệnh giá ban đầu. Đó chính là một hiện tượng tăng trưởng ảo của nền kinh tế.

Một số chuyên gia về TTCK đã lắc đầu vì không thể lý giải nổi tại sao những chỉ số ảo như thế, lại được quá nhiều người mong đợi.

Tại thời điểm đó, một vài cuộc điều tra đã cho thấy phần đông các bà tiểu thương, người về hưu, sinh viên chẳng hề biết nhiều về doanh nghiệp lên sàn, thậm chí có người đầu tư cổ phiếu với hành trang chỉ là mã chứng khoán – cái duy nhất mà họ biết. Như giới nghiên cứu đã đúc kết, trong kinh doanh chứng khoán, tiền và tâm lý đám đông là hai yếu tố quan trọng bậc nhất, tác động đến chiều lờn hay xuống của cỏc chỉ số chứng khoỏn. Rừ ràng là, sự tăng/giảm của TTCK nhiều khi không phải do năng lực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp loại đã lên sàn và loại sắp lên sàn được cải thiện đáng kể, mà nó được quyết định bằng khối lượng giao dịch mua – bán khổng lồ về số lượng cổ phiếu và giá trị cổ phiếu tăng nhanh qua từng tháng, cho thấy mấy trục tiêu tìm kiếm lợi nhuận nhanh chóng đã khiến chính thức.

Đấy là khi TTCK “lên”. Còn TTCK “xuống” thì thế nào? Cần lưu ý rằng tâm lý đầu tư trong nước, nhất là số nhà đầu tư ít tiền, dù rất dễ dãi và cả tin trước mọi cơ hội khi bảng chứng khoán “xanh”, nhưng cũng lại luôn hoài ghi một khi bảng chứng khoán biến thành màu đỏ.

Ngay khi chỉ số chứng khoán giảm, hầu như ngay lập tức, động tác này tác động đến niều nhà đầu tư nhỏ lẻ khác. Với tâm lý lo âu, hoang mang, sợ hãi, họ cũng vội vàng bán ra các cổ phiếu của mình. Nhưng người này, bao gồm số người đã có lời chút đỉnh và cả những người chưa hề có lời vì mua phải cổ phiếu khi giá đỉnh điểm, đặc biệt là những nhà đầu tư đã tư nguyện thế chấp nhà cửa, đất đai để chơi khoán, chỉ mong bán được cổ phiếu với một giá trị tương đối và chấp nhận một số lỗ vừa phải, lấy tiền để trang trải nợ nần.

Khi VN-Index xuống đến ngưỡng kháng cự, ngay lập tức những nhà đầu tư lo sợ rủi ro liền bán đổ bán tháo toàn bộ công chứng khoán của mình.

Tâm lý bán tháo bắt đầu tư thời điểm này. Cũng tương tự như khi mua vào, các nhà đầu tư nhỏ lẻ lại đổ xô đi bán tháo cổ phiếu, dẫn đến tình trạng khủng hoảng thừa cổ phiếu trên thị trường, và càng làm chỉ số chứng khoán sa sút hơn nữa. Đấy là biểu hiện rừ rệt của tõm lớ bầy đàn.

Vẫn biết là cổ phiếu các loại cần phải tuân theo quy luật, trượt về giá trị thực của nó, nhưng với năng lực quá yếu ớt của các nhà đầu tư như vậy, nên giá trị cổ phiếu vượt xa giá trị thực, là tiền đề của cơn khủng hoảng của TTCK của Việt Nam.

Hành vi phổ biến của người đầu tư chưa được trang bị đủ tri thức về loại hình đầu tư này, về căn bản mà nói, là họ không quan tâm nhiều tới thông tin, đặc biệt là những thông tin có tính dự báo. Họ chỉ có một niềm tin (mà không có đủ cơ sở) rằng cổ phiếu đang lên giá và sẽ còn lên giá, cứ mua vào là sẽ có lãi. Họ bị kích thích bởi hành động của đám đông và lao vào mua hoặc bán, và khi lợi nhuận thu được không như ý muốn, thái độ phổ biến là kêu ca trách cứ, dường như trách nhiệm đối với quyết định của họ lại thuộc về người khác. Những hành vi kiểu đó không thể được coi là chấp nhận rủi ro mà nó gần hơn với khái niệm đánh bạc.

Trong điều kiện hiểu biết về một số lĩnh vực mới như thế còn hạn chế, nếu người đầu tư có được sự hướng dẫn của một “người ngoài cuộc”, thì các quyết định đầu tư sẽ tỉnh táo hơn, đúng đắn hơn. Sự hướng dẫn đó đến từ các nguồn như người môi giới, các thông tin phân tích thị trường và phân tích tài chính công ty, các chỉ báo thị trường, các thông tin phân tích thị trường và phân tích tài chính công ty, các chỉ báo thị trường…Đặc biệt quan trọng trong số đó là ý kiến tư vấn của người môi giới, người có vai trò pha chế một, “tỷ lệ” lòng tham và nỗi sợ thích hợp cho riêng từng người đầu tư, tại từng thời điểm, nói cách khác là đưa ra ý kiến tư vấn theo lối “may đo” dựa trên những thông số hoàn toàn cá nhân. Đôi khi, người đầu tư. Chỉ bấy nhiêu thôi cũng có khi còn góp phần ngăn chặn được cả một khuynh hướng bán ra ồ ạt do tác động của hiệu ứng tâm lý đám đông. Trên thị trường Việt Nam dường như đang hoàn toàn thiếu vắng nguồn hướng dẫn này. Các tổ chức định mức tín nhiệm chưa được thành lập. Dường như các công ty chứng khoán chưa có một chiến lược tiếp thị, tìm kiếm khách hàng, nuôi dưỡng nguồn khách hàng tiềm năng, Và chính vì thế, các nhà đầu tư hiện đang tham gia thị trường chỉ là một số ít người có nhiều tiền, “chấp nhận rủi ro cao”, có nhiều thời gian để đích thân bám sát sàn tại các phiên giao dịch, và cuối cùng là đang hành động theo cảm tính tự thân là chính. Còn đại bộ phận nhưng người đầu tiên tiềm năng thì lo ngại, thiếu tin cậy và không hiểu biết nên không thể tham gia.Với những báo cáo tài chính của doanh nghiệp thì ngay đến những chuyên gia phân tích tài chính cũng còn khó trong việc đưa ra những dự báo, chứ chưa nói đến những người không hiểu biết gì về kế toán, tài chính.

Có thể nói là các quyết định của người đầu tư mang nặng cảm tính và tâm lý đám đông, hàm lượng tri thức đầu tư trong đó còn rất thấp. Dễ dàng nhận thấy điều đó qua hành vi đổ xô vào mua lấy được, rồi sau ít tháng lại thi nhau bán ra trong sự hoảng loạn thất vọng mà không có một lý giải nào thỏa

đáng (tham lam và sợ hãi chi phối quá mạnh). Chính tình hình này là một tác nhân tiêu cực dẫn đến những biến động của TTCK.

Thị trường vẫn luôn trong tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng vào những phiên Vn-Index giảm điểm và bán ròng vào những phiên tăng điểm, trong khi ngược lại, hầu hết các nhà đầu tư Việt Nam thường xuyên đổ xô vào mua nếu thấy thị trường tăng và bán tống bán tháo vào ngày thị trường giảm điểm. Nếu không có tâm lý đám đông, thủ đoạn “làm giá” kiểu Dược Viễn Đông vừa qua sẽ không thể thực hiện được. Tâm lý đám đông khiến người ta đầu tư theo phong trào, theo tin đồn là chính. Trong số hàng vạn nhà đầu tư không biết có bao nhiêu phần trăm đầu tư vì có thông tin và tìm hiểu, nghiên cứu kỹ lưỡng về doanh nghiệp đang có mã chứng khoán niêm yết trên sàn? Và vì thế mà đâu chỉ có mình Dược Viễn Đông, chắc chắn đang còn có nhiều cổ phiếu cao hơn giá trị thực, mà chỉ cần một tin đồn rò rỉ đâu đó, kiểu công ty khoáng sản này vừa tìm được một mỏ vàng, thì người ta sẽ đổ xô vào mua bất chấp đến vài chục phiên, cổ phiếu đó đã tăng trần liên tiếp.

Qua nhiều lần xuống dốc nghiêm trọng của TTCK được đề cập ở trên, tâm lý đám đông vẫn không hề suy giảm. Tâm lý này xảy ra không phải chỉ lúc thắng mà ngay cả lúc thua. Tức là nếu giá lên cho dù đã đến mức vô lý thế nào người ta vẫn một mực tin cứ đầu tư là thắng. Còn khi đã xuống, thì không cần suy xét, thể nào người ta cũng tin giá sẽ còn xuống nữa, cho nên, cần bán đổ, bán tháo đi. Cơn hoảng loạn đó sẽ làm cho các cuộc suy thoái kinh tế càng suy giảm trầm trọng.

Tâm lý đám đông không phải lúc nào cũng song hành với trí tuệ của đám đông. Bởi lẽ lợi nhuận sẽ làm đám đông ngay lập tức mờ mắt. Trong mọi cơn sốt, từ chứng khoán, bất động sản, vàng hay ngoại tệ... có vẻ như tính độc lập, tính đa dạng và sự xét đoán riêng đều biến mất, thay vào đó là suy nghĩ một chiều của phần lớn nhà đầu tư. Bong bóng lớn dần và đến một lúc nào đó

sẽ nổ tung. Cuộc sụp đổ chỉ là điều ngược lại của cơn sốt. Tốc độ giảm giá thường nhanh hơn tốc độ tăng giá trước đó và mức giá có thể giảm sâu hơn mức giá trước khi nó bắt đầu tăng lên. Bởi trong cơn sốt, hầu hết nhà đầu tư tin chắc giá sẽ tiếp tục tăng, còn trong cuộc sụp đổ, họ lại tin chắc giá sẽ tiếp tục hạ.

Chừng nào người Việt Nam còn chưa thoát khỏi tâm lý đám đông thì chừng ấy tâm lý đó vẫn tác động mạnh đến sự bền vững của nền kinh tế. Lợi dụng tâm lý đám đông để thổi giá, qua đó không ít các cá nhân sẽ trục lợi và lũng đoạn thị trường.

2.2.5. Rủi ro từ các quy định và chất lượng dịch vụ của các sàn, sở

Một phần của tài liệu LV Thạc sỹ_hạn chế rủi ro trong đầu tư cổ phiếu trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w