Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại công ty chứng khoán

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long (Trang 29 - 39)

Hoạt động kinh doanh trái phiếu của CTCK chịu ảnh hưởng rất nhiều các nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Tác động của các nhân tố như sau:

1.3.1 Nhân tố chủ quan

1.3.1.1. Quan điểm của lãnh đạo CTCK về phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu

Đối với mỗi nghiệp vụ hoạt động của CTCK thì quan điểm của ban lãnh đạo có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của nghiệp vụ đó. Với các mục tiêu kế hoạch đặt ra, mọi hoạt động của CTCK đều hướng tới đạt được mục tiêu này. Khi CTCK hướng tới mục tiêu phát triển thị phần, Ban lãnh đạo sẽ phê duyệt mọi phương án để phát triển thị phần môi giới như giảm phí giao dịch cho các nhà đầu tư lớn, tập trung vốn hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh chứng khoán, đẩy mạnh hệ thống broker nhằm lôi kéo khách hàng trên cơ sở chia sẻ lợi nhuận … Từ đó với khối lượng và giá trị giao dịch lớn, CTCK sẽ nâng thị phần môi giới trên thị trường. Với một ban lãnh đạo quan tâm và chú trọng tới hoạt động phát triển bền vững, họ sẽ đặt cao mục tiêu kinh doanh trái phiếu bên cạnh việc phát triển các hoạt động thu nhiều lợi nhuận nhưng rủi ro cao. Từ đó, họ sẽ đầu tư một lượng vốn đáng kể cho hoạt động này, tuyển nhân sự đào tạo nhân viên có chuyên môn cao, đầu tư một cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, từ đó thúc đẩy hoạt động kinh doanh trái phiếu phát triển và ngược lại, khi không quan tâm tới hoạt động này, ban lãnh đạo sẽ không đầu tư thời gian và vốn cũng như công nghệ phát triển, từ đó hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty sẽ bị bỏ ngỏ hoặc mảng hoạt động kinh doanh trái phiếu sẽ chỉ là một hoạt động rất nhỏ nhằm đa dạng hóa loại hình đầu tư của CTCK mà không được chú trọng phát triển. Như vậy, không có

nguồn vốn, không có sự quan tâm của ban lãnh đạo, không có sự đầu tư nhân sự và kỹ thuật, hoạt động KDTP cũng không thể phát triển.

1.3.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty

Với một cơ cấu hoạt động trong CTCK không hiệu quả, các bộ phận không có sự phối hợp chặt chẽ sẽ làm cho hoạt động kinh doanh trái phiếu kém hiệu quả. Hoạt động này đòi hỏi sự phân tích tổng hợp về tình hình thị trường, tình hình kinh tế vĩ mô cũng như ảnh hưởng của các chính sách tài chính tiền tệ, vì vậy, mọi thông tin đều quan trọng và tác động tới TTCK nói chung và TTTP nói riêng. Vì vậy, nếu không có sự phối kết hợp giữa nhiều phòng ban như phòng Phân tích và tư vấn đầu tư cổ phiếu, phòng quản trị rủi ro cũng như bộ phận Môi giới, thì thông tin đến hoạt động kinh doanh trái phiếu là không đầy đủ từ đó sẽ giảm hiệu quả kinh doanh.

Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm của các nước phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu là một mảng lớn không nhỏ hơn thị trường cổ phiếu vì vậy để phát triển hoạt động này, cần phải có, một bộ phận chuyên biệt, một đội ngũ cán bộ chuyên gia giỏi chuyên trách từ đó mới có thể phân tích xu thế, quản lý danh mục kinh doanh trái phiếu và phát triển mảng hoạt động môi giới trái phiếu. Có như vậy mới gây dựng vị thế của CTCK trên TTTP và hướng tới tầm cao mới là trở thành một nhà tạo lập thị trường trong tương lai.

1.3.1.3. Đội ngũ nhân viên thực hiện hoạt động kinh doanh trái phiếu Nhân viên của CTCK sẽ thay mặt CTCK tìm kiếm đối tác trên TTTP và thực hiện giao dịch tự doanh của mình hoặc hiện chức năng môi giới, tư vấn trái phiếu với khách hàng. Như vậy, một đội ngũ nhân viên giỏi với trình độ nghiệp vụ cao, nhiều kinh nghiệm sẽ giúp CTCK kinh doanh có lãi và trở thành một công ty có vị thế trên thị trường.

Trong nghiệp vụ tự doanh của CTCK, nếu CTCK có một đội ngũ nhân viên có khả năng tổng hợp tình hình kinh tế vĩ mô từ đó dự đoán được sự biến động của lãi suất, họ sẽ điều chỉnh kịp thời mức đáo hạn bình quân để đón đầu những biến động lãi suất thị trường. Kết quả là CTCK có thể nắm giữ được danh mục trái phiếu với thời gian đáo hạn bình quân dài khi lãi suất có xu hướng giảm và ngược lại, nắm giữ thời hạn trung bình của những trái phiếu thấp khi lãi suất thị trường có xu hướng tăng, từ đó có thể tối ưu hóa được lợi nhuận và hạn chế được rủi ro cho công ty.

Trong nghiệp vụ môi giới, nhân viên của CTCK là người thay mặt công ty trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng và khả năng của mình đáp ứng nhu cầu đó qua việc tư vấn cho khách hàng để từ đó khách hàng tự ra quyết định và đặt lệnh. Lúc này, đội ngũ nhân viên thực hiện nghiệp vụ sẽ là người đại diện và bảo vệ quyền lợi cho khách hàng. Để giữ vững uy tín và vị thế của công ty đòi hỏi nhân viên môi giới có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm từ đó đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, có như vậy CTCK mới thu được nhiều phí giao dịch hay phí hoa hồng trong trường hợp công ty là nhà tạo lập TTTP gia tăng lợi nhuận cho CTCK.

Bên cạnh đó, nhân viên của CTCK cần phải có tư cách đạo đức nghề nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh trái phiếu, khi có xung đột lợi ích giữa nhân viên – công ty - thị trường – nhà đầu tư, họ có thể hoặc kết cấu với khách hàng trong việc đặt, nâng, hạ giá trái phiếu nhằm gây biến động giá ảnh hưởng tới hoạt động của thị trường, hoặc bán khống, mua bán nội gián, thông tin sai sự thật, tham gia hoạt động tín dụng và cho vay trái phiếu, lũng đoạn thị trường. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới hình ảnh của CTCK thậm chí gây phương hại tới nền kinh tế của đất nước.

1.3.1.4. Quy mô vốn cho hoạt động kinh doanh trái phiếu

Với hoạt động môi giới trái phiếu, CTCK chỉ là trung gian giao dịch giữa người mua và người bán khi đó chỉ cần CTCK là thành viên giao dịch TPCP. Trong hoạt động tự doanh trái phiếu hay với tư cách là nhà tạo lập thị trường, CTCK luôn phải đặt yếu tố vốn sử dụng cho hoạt động kinh doanh là tiêu chí đầu tiên cần phải xem xét khi phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu.

Khối lượng và giá trị của mỗi lần giao dịch trái phiếu thường trên 10 tỷ, là rất lớn so với một lần giao dịch cổ phiếu hay các hàng hóa khác, do vậy với khả năng tài chính mạnh mẽ CTCK có thể mua bán nhiều loại trái phiếu khác nhau, tham gia vào nhiều giao dịch hơn từ đó sẽ không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh tạo nên vị thế trên TTTP.

Trường hợp, CTCK muốn trở thành nhà tạo lập thị trường thì cũng phải đáp ứng đủ các yêu cầu về vốn cho không chỉ khoản đặt cọc tại cơ quan quản lý thị trường mà trong quá trình hoạt động quy mô vốn lớn sẽ hạn chế rủi ro vỡ nợ khi tổ chức phát hành phá sản, nhà tạo lập thị trường đối với trái phiếu

đó không chỉ chịu tác động trực tiếp đến số trái phiếu còn trong kho của mình mà còn chịu trách nhiệm đối với trái phiếu đã bán cho khách hàng và những trái phiếu đã mua vào trong danh mục đầu tư mà khách hàng nhờ quản lý.

Bên cạnh đó, nếu nguồn vốn dùng cho kinh doanh trái phiếu là đi vay, khi hoạt động quản lý nguồn vốn là yếu kém, kỳ hạn trái phiếu không khớp với kỳ hạn nguồn vốn, món vay không gia hạn được, CTCK có thể bị mất thanh khoản và có thể dẫn đến rủi ro vỡ nợ. Như vậy, việc có một khoản vốn lớn hoặc một chỗ dựa tài chính vững chắc là rất cần thiết đối với hoạt động kinh doanh trái phiếu.

1.3.1.5. Các nhân tố khác

Cơ sở vật chất kỹ thuật

Nếu như uy tín, khả năng tài chính và chất lượng hoạt động của một CTCK trong hoạt động kinh doanh trái phiếu là điều kiện quyết định đến sự phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu thì trình độ công nghệ lại là cơ sở tạo điều kiện để thực hiện các hoạt động đó. TTTP luôn nhạy cảm với mọi sự biến động của nền kinh tế xã hội trong nước và quốc tế nên việc có đầy đủ các thông tin cần thiết là vô cùng quan trọng. Để cung cấp các dịch vụ trái phiếu cho khách hàng hay để có các thông tin cập nhật về thị trường tài chính thì CTCK phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại để đảm bảo việc tiếp nhận và thực hiện các yêu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng và chính xác và phục vụ chính hoạt động tự doanh trái phiếu của công ty.

Cơ sở vật chất hiện đại cần phải được gắn với việc xây dựng và hoàn thiện chiến lược khách hàng sẽ cho phép tìm kiếm, tiếp cận và thỏa mãn ở mức cao nhất nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng. Bí quyết thành công của các CTCK trên thế giới trong việc phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu đó là xác định đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích của mình và khách hàng, phương châm hoạt động vì khách hàng và không ngừng đổi mới.

Trên thế giới, hoạt động kinh doanh trái phiếu tại các tổ chức tài chính luôn chú trọng tới việc phát triển các mảng dịch vụ nhằm mục đích hỗ trợ khách hàng trong hoạt động kinh doanh cũng như quản lý sử dụng vốn. Các công ty này đều có đội ngũ cán bộ có trình độ kỹ thuật cao thuộc nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật và công nghệ khác nhau. Ngoài ra họ còn có đội ngũ cộng tác viên và mối quan hệ mật thiết với các trung tâm nghiên cứu và phát

triển công nghệ trong và ngoài nước. Áp dụng công nghệ từ đó đưa ra những đánh giá quan trọng trong hoạt động quản lý rủi ro cho phép các công ty tiến hành và trợ giúp đối với khách hàng và chính bản thân công ty từ đó có thể hạn chế được những rủi ro trong kinh doanh bởi vấn đề then chốt trong hoạt động kinh doanh của công ty là giải quyết tốt mối quan hệ giữa lợi ích và rủi ro từ đó đạt được mục tiêu an toàn ở mức độ nhất định mà vẫn thỏa mãn những đòi hỏi về hiệu quả kinh doanh.

Hệ thống thông tin

Hệ thống thông tin của CTCK hoạt động kinh doanh trái phiếu là hệ thống chỉ tiêu, tư liệu liên quan tới trái phiếu và TTTP,là những chỉ tiêu phản ảnh bức tranh của TTTP và tình hình kinh tế, chính trị tại những thời điểm hoặc thời kỳ khác nhau của từng quốc gia, từng ngành, nhóm ngành … theo phạm vi bao quát của mỗi loại thông tin.

Hệ thống thông tin này có thể cung cấp đầy đủ thông tin cho CTCK hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh trái phiếu. Do vậy, nếu CTCK nào có một hệ thống thông tin hiện đại, chính xác và khả năng phân tích tốt thì sẽ hoạt động có hiệu quả, ngược lại khi thiếu thông tin hoặc thông tin sai lệch sẽ phải chịu tổn thất khi ra quyết định đầu tư.

Quan hệ của CTCK với khách hàng và những tổ chức kinh doanh trái phiếu khác trên thị trường. Nếu những mối quan hệ này tốt, công ty sẽ có một số lượng bạn hàng lớn sẵn sàng giúp đỡ công ty về vốn, thông tin thị trường… hoạt động kinh doanh. Điều này chỉ có thể có được đối với các công ty đã có thời gian dài kinh doanh trên TTTP, có vị thế và uy tín trên thị trường.

Các hoạt động khác của công ty như: khả năng nắm bắt thông tin trên thị trường của đội ngũ nhân viên, khả năng phân tích cung cầu của thị trường là cơ sở đảm bảo cho CTCK kinh doanh thành công. Việc nắm bắt và phân tích tốt tình hình thị trường, quản lý danh mục đầu tư trái phiếu từ đó mô hình hóa khối lượng “lưu kho”, ước lượng nhu cầu tài chính cần thiết theo đặc tính thị trường, là những bài toán mà CTCK phải giải quyết khi muốn phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu.

Các công cụ phòng vệ. Đặc tính của công việc kinh doanh trái phiếu đó là vừa phải phân tích thị trường, vừa phải dự báo tình hình thị trường, đưa

ra các điều chỉnh về phương pháp và chiến lược, vừa phải tiến hành áp dụng các công cụ phòng vệ. Các công cụ phòng vệ có chức năng giúp nhà kinh doanh trái phiếu phòng ngừa các rủi ro có thể xảy ra. Các công cụ phòng vệ là các dạng hợp đồng phái sinh, các sản phẩm tài chính, kỹ thuật ứng dụng trong hoạt động kinh doanh trái phiếu. Việc áp dụng các công cụ này cho phép các CTCK đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thông qua các kỹ thuật xử lý với kỳ hạn và lãi suất của các loại trái phiếu và phòng ngừa được các rủi ro qua việc áp dụng các hợp đồng kỳ hạn và quyền chọn đối với trái phiếu. Đây cũng đồng thời là công cụ đầu cơ, giúp khuyếch đại quy mô đầu tư trái phiếu.

1.3.2. Các nhân tố khách quan

Bên cạnh các nhân tố chủ quan, CTCK cũng phải đối mặt với rất nhiều tác động của các nhân tố khách quan. Những nhân tố khách quan có thể được kể đến là:

1.3.2.1. Nhân tố pháp lý

Hoạt động kinh doanh trái phiếu của CTCK là một hoạt động phức tạp, mức độ rủi ro cao và có liên quan, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khác nhau trong nước và trên thế giới. Vì vậy, hoạt động kinh doanh này cần phải được phát triển trên một cơ sở pháp lý chặt chẽ nhằm giải quyết tốt các mâu thuẫn, những xung đột về lợi ích, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, tạo sự tin tưởng của các nhà đầu tư trong quá trình tham gia hoạt động kinh doanh trái phiếu.

Một hệ thống pháp luật về hoạt động kinh doanh trái phiếu được xây dựng chặt chẽ sẽ giúp cho các CTCK khi tham gia TTTP phải có ý thức về những nghĩa vụ, quyền lợi và phạm vi hoạt động và trách nhiệm của mình. Từ đó, các hoạt động kinh doanh sẽ không bị chồng chéo lên nhau để gây ra những biến động tiêu cực cho thị trường.

1.3.2.2. Nhân tố chính sách

Nhân tố pháp lý là điều kiện cho các CTCK gia nhập TTTP, còn nhân tố chính sách được coi là định hướng các hoạt động cho các CTCK. Tùy vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia, xu thế phát triển kinh tế trong nước và quốc tế mà Chính phủ các nước sẽ đưa ra các chính sách khác nhau.

Một chính sách đúng đắn, phù hợp sẽ khuyến khích các CTCK đẩy mạnh hoạt động kinh doanh trái phiếu. Ngược lại, một chính sách không phù hợp hoặc thắt chặt sẽ kìm chế các hoạt động kinh doanh trái phiếu. Bên cạnh đó khi CTCK kinh doanh trái phiếu trên TTTP phải đối mặt với các loại rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro phá sản, rủi ro thanh khoản,…Do vậy, sự ổn định các chính sách sẽ dẫn tới ổn định thị trường tránh những tác động tiêu cực, tạo môi trường hoạt động tốt.

Để tạo điều kiện ổn định kinh tế và thúc đẩy hoạt động của CTCK, Chính phủ cần thực hiện đồng bộ Chính sách tài chính tiền tệ, Chính sách thu hút và khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài, hoàn thiện chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, chính sách phát triển khoa học và công nghệ đồng thời cần phải cải cách hành chính, nâng cao năng lực hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước.

1.3.2.3. Sự phát triển của thị trường chứng khoán nói chung và thị trường trái phiếu nói riêng

TTCK là môi trường hoạt động kinh doanh trái phiếu. Sự phát triển của TTCK ảnh hưởng rất lớn tới việc tạo ra cơ hội cho các CTCK tham gia TTTP.

Các CTCK để tham gia hoạt động kinh doanh trái phiếu cần phải có quy mô lớn, danh mục trái phiếu kinh doanh cần đa dạng, do đó đòi hỏi thị trường phải sẵn có các trái phiếu có chất lượng tốt, có tính thanh khoản cao, đa dạng về chủng loại và lớn về số lượng.

Tại các nước có nền kinh tế phát triển, TTCK nợ như TPCP, trái phiếu công ty … có tỷ trọng giao dịch áp đảo trên TTCK. Còn tại các nước đang phát triển nơi TTCK bắt đầu hình thành thì chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọng lớn hơn. Hoạt động sôi động như vậy là do sự phát triển cao của thị trường tài chính mà chủ yếu của TTCK phái sinh. Hiện ở Việt Nam các công cụ giao dịch trên TTTP vẫn là những công cụ rất cơ bản: các loại TPCP, TPCQĐP và TPDN. Trong khi đó, các nhà đầu tư tổ chức, các doanh nghiệp sử dụng vốn vay ngân hàng đang có nhu cầu phòng vệ rủi ro lãi suất bằng việc sử dụng công cụ phái sinh như hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn có công cụ gốc là trái phiếu và các sản phẩm cơ cấu. Bên cạnh đó, chỉ khi đa dạng hóa được sản phẩm đầu tư thì mới có thể thu hút được nhà đầu tư chuyên nghiệp tham gia thị trường. Bên cạnh đó thị trường càng phát triển thì

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long (Trang 29 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w