Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của Công ty cổ phần chứng khoán Thăng Long

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long (Trang 82 - 89)

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về hoạt động kinh doanh trái phiếu và thực trạng hoạt động kinh doanh trái phiếu tại CTCK Thăng Long cũng như quan điểm phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu, đề tài đề xuất các nhóm giải pháp sau:

3.2.1. Tăng cường sự quan tâm của Lãnh đạo công ty chứng khoán

Như đã phân tích ở chương 1 và chương 2 về vai trò của Ban lãnh đạo công ty về phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu là rất quan trọng. Với tình hình thị trường nhiều biến động và cạnh tranh như thời điểm hiện nay và thị trường trái phiếu ở Việt Nam đang từng bước ngang tầm với các nước trong khu vực, Ban lãnh đạo CTCK Thăng Long nên dành cho hoạt động kinh doanh trái phiếu một sự quan tâm đặc biệt.

- Thành lập một bộ phận chỉ hoạt động kinh doanh trái phiếu riêng trong đó nòng cốt là các cán bộ phòng Nguồn vốn, bên cạnh đó mời các chuyên gia trong từng lĩnh vực có liên quan tham gia vào hoạt động kinh doanh trái phiếu.

- Hoàn thiện quy chế hoàn chỉnh cho hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS, việc này giao chính cho bộ phận chuyên biệt trên đảm nhiệm. Đi đôi với

đó, TLS cần hoàn chỉnh quy chế kinh doanh trái phiếu chi tiết, cụ thể. Bên cạnh đó, cần phải thường xuyên chỉnh sửa và cải tiến quy trình sao cho phù hợp với những thay đổi của TTCK. Đây cũng là cơ sở để thực hiện các nghiệp vụ đầu tư hàng ngày của công ty đồng thời cũng là những tài liệu để đào tạo cho các nhân viên mới có hệ thống chuyên nghiệp ngay từ đầu.

- Đưa ra một kế hoạch cụ thể cho từng thời kỳ như tháng, quý, năm. Định kỳ tháng, quý, năm bộ phận đảm nhiệm hoạt động kinh doanh trái phiếu phải báo cáo trực tiếp cho Ban lãnh đạo về tình hình hoạt động, tình hình hoàn thành kế hoạch, xu thế phát triển, đề xuất kiến nghị. Qua đó, Ban lãnh đạo sẽ có những điều chỉnh kịp thời, thích hợp cho hoạt động kinh doanh trái phiếu.

3.2.2. Tiếp tục đổi mới cơ cấu tổ chức của công ty

Hiện nay, hoạt động kinh doanh trái phiếu chủ yếu tập trung tại các ngân hàng lớn trên cả nước, nơi có đầy đủ nguồn lực về tài chính để phát triển hoạt động này từ đó hướng tới trở thành nhà tạo lập thị trường. Các công ty chứng khoán vẫn tập trung vào hoạt động môi giới và tự doanh cổ phiếu là chính mà quên đi mảng nghiệp vụ trái phiếu rất tiềm năng này. Bên cạnh đó, các công ty chứng khoán tại Việt Nam nói chung và CTCK Thăng Long mới chỉ thành lập trong một thời gian ngắn, tối đa là 10 năm như TLS, nên chưa thể xây dựng được một hệ thống có kinh nghiệm và chuyên nghiệp như một ngân hàng đầu tư đã hoạt động trên 30 năm. Vì vậy, việc đổi mới cơ cấu phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, TLS cần phải đổi mới cơ cấu tổ chức của công ty, tăng cường hoạt động tác nghiệp giữa các bộ phận, nâng cao mức độ chuyên môn hóa, tính chuyên nghiệp hóa và tập trung hóa từ đó đòi hỏi bộ phận chuyên trách kinh doanh trái phiếu của TLS phải được xây dựng có độ độc lập cao, có khả năng phân tích và đầu tư tốt, khả năng quản lý danh mục đầu tư trái phiếu linh hoạt và hiệu quả đồng thời có sự cộng tác hỗ trợ của các bộ phận khác trong đơn vị. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư kinh doanh trái phiếu đòi hỏi có sự giám sát chặt chẽ để tránh rủi ro và tránh những tổn thất không đáng có.Vì vậy, hoàn thiện mô hình tổ chức, cải thiện về quản trị điều hành là vấn đề cấp bách đặt ra đối với TLS.

Hoạt động kinh doanh trái phiếu đòi hỏi cán bộ phải có một trình độ kiến thức cao, khả năng phân tích chuyên sâu và có sự nhạy bén với thị trường. Vì vậy, đào tạo và phát triển đội ngũ nhân lực phải đưa lên ưu tiên hàng đầu với mục tiêu là xây dựng và phát triển đội ngũ nhân viên thành thạo về nghiệp vụ, chuẩn mực trong đạo đức kinh doanh, chuyên nghiệp trong phong cách làm việc.

Trên cơ sở đội ngũ nhân viên tham gia hoạt động kinh doanh trái phiếu của TLS còn mỏng, trẻ tuổi nên dù nắm vững về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình trong công việc song vẫn hạn chế về kinh nghiệm, cần bổ sung thêm các kiến thức về nghiệp vụ chứng khoán phái sinh, các công cụ phòng ngừa rủi ro, chiến lược quản lý danh mục chứng khoán. Một số hình thức TLS cần chú trọng đối với việc đào tạo đội ngũ cán bộ trong thời gian tới là:

- Đối với cán bộ lãnh đạo điều hành của TLS: Cần tham gia các khóa học ngắn hạn, hội thảo về chính sách kinh tế vĩ mô, chính sách huy động vốn, chính sách phát hành và giao dịch trái phiếu bên cạnh đó chú trọng tham gia các khóa đào tạo chuyên sâu về quản trị chiến lược, quản trị marketing, quản lý rủi ro, quản lý chất lượng …

- Đối với các nhân viên trực tiếp làm việc: Trước hết khuyến khích nhân viên tự đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ chuyên môn với chức năng công việc đồng thời tạo điều kiện và hỗ trợ chi phí theo học các lớp huấn luyện đào tạo nghiệp vụ, có thể cử các cán bộ tham gia các khóa học đào tạo tại nước ngoài để nâng cao kiến thức chứng khoán hiện đại cũng như học tập kinh nghiệm đầu tư ở nước ngoài…

- Khuyến khích động viên và thúc đẩy sự chia sẻ kỹ năng, tri thức giữa các thành viên trong TLS trên tinh thần không ngừng học tập để chuẩn bị tạo nền tảng cho sự phát triển liên tục và bền vững.

- Thực hiện chuyờn mụn húa trong phõn cụng lao động, phõn định rừ trỏch nhiệm một cách khoa học và phù hợp với năng lực của từng nhân viên. Bên cạnh đó, cần khích lệ tinh thần làm việc và ý thức gắn bó lâu dài với TLS thông qua các hình thức khen thưởng về mặt vật chất và tinh thần cho những cá nhân có thành tích tốt.

- Trong thời gian tới, TLS cần có kế hoạch tuyển dụng thêm cán bộ làm việc trong bộ phận kinh doanh trái phiếu. Hiện nay, mảng kinh doanh trái phiếu đang thuộc phòng Nguồn vốn, phòng Nguồn vốn chịu trách nhiệm cân đối

Tổng giám đốc. Tuy nhiên, hiện mới chỉ có 1 cán bộ chuyên trách về hoạt động kinh doanh trái phiếu vì vậy, để phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu trong tương lai phù hợp với chiến lược của công ty thì mảng kinh doanh trái phiếu cần phải đầu tư thêm nhân lực, mở rộng phạm vi hoạt động và chuyên môn hóa các khâu của quá trình kinh doanh trái phiếu. Cụ thể cần phân chia mảng kinh doanh trái phiếu gồm 2 mảng cơ bản là phân tích và đầu tư, trong đó tối thiểu có 1 cán bộ chịu trách nhiệm kết hợp với bộ phận phân tích cổ phiếu để đưa ra những báo cáo hàng ngày về tình hình TTTP, tài chính tiền tệ và kinh tế vĩ mô đồng thời nghiên cứu phân tích TPDN, đánh giá hoạt động kinh doanh vi mô để chuyển bộ phận kinh doanh trái phiếu. Trong bộ phận đầu tư cũng cần chia ra bộ phận trading và back, trading sẽ là người đầu tư và tìm nguồn hàng, tham gia các cuộc đấu thầu và bảo lãnh phát hành TPCP, phân tích giá và là người trực tiếp làm việc với bộ phận kinh doanh trái phiếu tại các CTCK, Ngân hàng và các Quỹ tham gia TTTP. Đây cũng là bộ phận sẽ kết hợp với phòng tư vấn đầu tư và bảo lãnh phát hành trái phiếu để đưa nguồn nhu cầu về đại lý phát hành và bảo lãnh trái phiếu.

Hình 3.1. Mô hình phòng Nguồn vốn mới

Nguồn: CTCK ThăngLong

Trưởng phòng Nguồn vốn là người chịu trách chung về toàn bộ hoạt động của phòng. Định kỳ hàng tuần, phòng sẽ có buổi họp chung, phổ biến tình hình hoạt động của từng bộ phận để mọi người trong phòng có thể nắm bắt được tình hình hoạt động chung của phòng.

Tr.P Nguồn vốn

Phân tích TP Cân đối nguồn Huy động nguồn

Back - TP Trading TP

và số lượng của đội ngũ nhân viên cho mục tiêu phát triển mảng kinh doanh trái phiếu, nâng cao uy tín của TLS trên thị trường trái phiếu.

3.2.4. Tăng vốn cho hoạt động kinh doanh trái phiếu

Như đã đề cập tới nhiều lần, quy mô về vốn là vấn đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh trái phiếu, mỗi lô trái phiếu thường giá trị tối thiểu 10 tỷ và khi có cơ hội, TLS cần luôn có một lượng vốn để đáp ứng nhu cầu mua trái phiếu.

Nắm giữ một lượng trái phiếu đủ lớn và một nguồn tài chính chắc chắn sẽ giúp TLS linh hoạt và không bỏ lỡ bất cứ một cơ hội kinh doanh nào.

Hiện nay, với mức duyệt chi ngân sách cho hoạt động kinh doanh trái phiếu dài hạn mới chỉ dừng ở 100 tỷ đồng và ngắn hạn là 500 tỷ đồng nhưng tính đến thời điểm này, lượng trái phiếu TLS nắm giữ chỉ còn 150 tỷ đồng.

Trong khi đó, tổng tài sản của TLS lên tới 3036 tỷ đồng, từ đó cho thấy nguồn vốn sử dụng cho trái phiếu là quá nhỏ so với quy mô của công ty. Nguồn vốn cho hoạt động tự doanh của công ty lên tới hơn 1000 tỷ trong đó cổ phiếu niêm yết là 700 tỷ còn lại là cổ phiếu OTC. Gần 3.000 tỷ đồng còn lại, TLS sử dụng nguồn vay ngắn hạn để phục vụ cho hoạt động dịch vụ chứng khoán.

Để phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu, TLS cần sử dụng tối thiểu 500 tỷ cho hoạt động kinh doanh trái phiếu dài hạn và 800 tỷ cho hoạt động kinh doanh ngắn hạn. Trong đó, nguồn vốn sử dụng cho kinh doanh dài hạn có thể được huy động do phát hành cổ phiếu tăng vốn, do phát hành trái phiếu TLS.

Nguồn vốn ngắn hạn có thể huy động từ repo chính những trái phiếu TLS hiện có và những cổ phiếu TLS nắm giữ. Bên cạnh đó có thể huy động từ ngân hàng mẹ là NHTMCP Quân Đội.

Việc phát hành cổ phiếu tăng vốn điều lệ cần phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng vì đây là phương pháp tăng vốn nhanh nhưng sẽ bị pha loãng cổ phiếu và chịu áp lực cổ tức từ các cổ đông của công ty. Ngoài ra có thể nghiên cứu thêm phát hành trái phiếu chuyển đổi từ đó thu hút nguồn vốn từ các nhà đầu tư đồng thời giảm bớt áp lực chia cổ tức từ các cổ đông.

Bên cạnh đó, TLS có thể cân nhắc việc bán cổ phần cho các đối tác, cổ đông chiến lược lớn, nhất là từ các tổ chức tài chính có uy tín trong và ngoài nước. Một mặt có thể gia tăng nguồn vốn của TLS, mặt khác có thể được hỗ trợ về quản trị vốn cũng như quản trị điều hành hoạt động hiện đại của thế giới.

3.2.5.1Mở rộng quan hệ khách hàng và các nhà đầu tư khác

Khách hàng là mục tiêu mà bất kỳ công ty chứng khoán nào cũng phải hướng tới, đặc biệt là khách hàng tổ chức do đặc thù khối lượng giao dịch thường lớn và ổn định. Nhất là đối với TTTP đòi hỏi vốn lớn, chỉ các nhà đầu tư tổ chức mới có đủ nguồn lực để tham gia.

Với hoạt động môi giới trái phiếu, TLS cần tận dụng vị thế hiện tại là một trong 13 thành viên giao dịch trái phiếu chính phủ để đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm khách hàng giao dịch. Ngoài việc tăng thị phần và thu phí giao dịch, TLS có thể kết hợp với khách hàng để trở thành đối tác trong hoạt động kinh doanh trái phiếu. Để lôi kéo khách giao dịch tại TLS, mà chủ yếu là các tổ chức lớn cần sự hỗ trợ của ban lãnh đạo không chỉ về quan hệ mà còn cần đảm bảo lợi ích của các bên, đồng thời, thành lập một bộ phận chuyên tìm hiểu và ghi nhận các nhu cầu thực tế của khách hàng, từ đó mở rộng thêm các dịch vụ sản phẩm một cách kịp thời để tăng hiệu quả hoạt động, đồng thời nghiên cứu, phân tích và cải tiến tăng cường những dịch vụ hỗ trợ nghiệp vụ chính. Trong hoạt động tự doanh trái phiếu, TLS cũng cần phải mở rộng đối tác kinh doanh tới các tổ chức bảo hiểm, quỹ đầu tư, quỹ xã hội, các nhà đầu tư nước ngoài… Bên cạnh đó, cũng cần tham gia Hiệp hội trái phiếu Việt Nam để TLS có thể mở rộng và xây dựng mạng lưới khách hàng và các đối tác, từ đó từng bước phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu tại TLS.

3.2.5.2Xây dựng cơ sở dữ liệu về chứng khoán đầu tư

Một cơ sở dữ liệu đầy đủ về TTTP Việt Nam sẽ là một tài liệu quan trọng và xác thực giúp TLS có một cái nhìn tổng thể và đặc thù về trái phiếu cũng như các dữ liệu trong quá khứ của trái phiếu đầu tư từ đó giúp cho TLS có được các quyết định đầu tư kịp thời và chính xác.

Nguồn để xây dựng hệ thống dữ liệu là:

- Thông báo kết quả giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội

- Trang web các thông tin kinh tế như (www.vneconomy.com), trang web Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (www.sbv.gov.vn) các báo cáo về tình hình thị trường tiền tệ, kinh tế vĩ mô của các Ngân hàng và tổ chức tài chính uy tín như bloomberg, reuter,...

khoán, Đầu tư, Thời báo kinh tế Việt Nam, Thời báo Ngân hàng, Thời báo tài chính,…

- Kết hợp với các phòng ban khác trong CTCK để có các nguồn thông tin khác nhau.

Ngoài ra, TLS cần tổ chức bộ phận chuyên trách công tác thông tin để công bố thông tin kịp thời và nâng cao chất lượng thông tin của doanh nghiệp.

Thông tin cần cập nhật định kỳ, thường xuyên, có số liệu thống kê và phân tích xu hướng phát triển. Bên cạnh đó, cần nâng cao trình độ của bộ máy quản lý, đội ngũ kế toán…

Cơ sở dữ liệu được chia thành các loại trái phiếu với từng kỳ hạn khác nhau, phải thường xuyên cập nhật thông tin về trái phiếu và tình hình giao dịch trên thị trường để nghiên cứu. Bên cạnh đó, cơ sở dữ liệu có thể lưu dưới dạng đóng file văn bản và lưu vào hệ thống đĩa mềm để tiện tra cứu và bảo quản.

3.2.5.3 Tận dụng hệ thống trang thiết bị sẵn có và phát triển một số dịch vụ bổ trợ đi kèm

Hiện nay ngoài các kênh cung cấp thông tin truyền thống là báo chí, trang web, … TLS còn sử dụng kênh thông tin bloomberg với hệ thống khá đầy đủ về thi trường tài chính và về giao dịch chứng khoán, ngoài ra TLS còn sử dụng hệ thống Reuter Messager để chat với các chuyên viên trong lĩnh vực kinh doanh trái phiếu. Đây cũng là công cụ khá hữu hiệu trong việc tìm kiếm cơ hội giao dịch và môi giới kinh doanh trái phiếu.

Một số hoạt động bổ trợ khác như bảo lãnh phát hành TPDN và thực hiện làm đại lý phát hành trái phiếu cần được đẩy mạnh trong thời gian tới. Hiện tại TLS đã là thành viên đấu thầu TPCP, trái phiếu được chính phủ bảo lãnh, thành viên lưu ký, và thành viên nghiệp vụ thị trường mở nên TLS cần tận dụng cơ hội để phát triển hoạt động quản lý danh mục kinh doanh trái phiếu, ủy thác kinh doanh trái phiếu cho khách hàng. Đối tượng khách hàng đầu tiên là những khách hàng hiện có và trong thời gian tới TLS cần đẩy mạnh hoạt động Marketing TLS có thể hướng tới các doanh nghiệp cả trong nước và nước ngoài. Những dịch vụ này một mặt đem lại nguồn thu cho TLS một mặt giúp TLS tiến thêm một bước sâu hơn vào thị trường tài chính Việt Nam, đẩy mạnh mảng xúc tiến quan hệ với khách hàng.

Các công cụ phái sinh có chức năng giúp CTCK tham gia hoạt động kinh doanh trái phiếu phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra, nó bao gồm các dạng hợp đồng phái sinh,sản phẩm tài chính, kỹ thuật ứng dụng trong kinh doanh chứng khoán… Việc áp dụng các công cụ này nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng thông qua việc tăng tính thanh khoản và phòng ngừa rủi ro đối với trái phiếu.

Mặc dù thị trường chứng khoán hiện nay chưa đủ điều kiện để triển khai các nghiệp vụ này theo đúng nghĩa của nó, tuy nhiên sớm hay muộn, TTCK Việt Nam nói chung và TTTP nói riêng cũng cần phải xây dựng khung pháp lý để áp dụng các công cụ chứng khoán phái sinh. Vì vậy, TLS cần đầu tư nghiên cứu tìm hiểu và chuẩn bị về những công cụ này để sẵn sàng tham gia thị trường nhằm đa dạng hóa loại hình sản phẩm cũng như phòng ngừa rủi ro trên TTTP.

3.3. Một số kiến nghị hỗ trợ phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của

Một phần của tài liệu phát triển hoạt động kinh doanh trái phiếu của công ty cổ phần chứng khoán thăng long (Trang 82 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(118 trang)
w