Hiệu quả sử dụng vốn của DN chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố bao gồm cả nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc ảnh hưởng tới lợi nhuận trên một vòng quay vốn hoặc số vòng quay vốn thực hiện được. Vì vậy, trong quá trình quản lý vốn, DN cần tính tới tác động của những nhân tố này để đề ra các biện pháp sử dụng vốn hiệu quả nhất.
Nhân tố khách quan
- Chính sách kinh tế - tài chính của Nhà nước đối với doanh nghiệp: Nhà nước điều tiết nền kinh tế thông qua cơ chế, chính sách tác động tới tình hình tài chính của doanh nghiệp như: cơ chế giao vốn, đánh giá lại tài sản, chính sách thuế, chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích nhập khẩu công nghệ.
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Do tác động của nền kinh tế tăng trưởng chậm, có dấu hiệu khủng hoảng trong vài năm trở lại đây nên sức mua của thị trường bị giảm sút. Điều này làm ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ của doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ khó tiêu thụ hơn, doanh thu sẽ ít hơn, lợi nhuận giảm sút và như thế sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng.
- Do tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ nên sẽ làm giảm giá trị tài sản, vật tư...vì vậy, nếu doanh nghiệp không bắt kịp điều này để điều
chỉnh kịp thời giá trị của sản phẩm thì hàng hoá bán ra sẽ thiếu tính cạnh tranh làm giảm hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng.
- Lạm phát làm cho thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp có nhiều bất ổn làm ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu thụ của doanh nghiệp. Từ đó ảnh hưởng hiệu quả sử dụng VLĐ.
- Những rủi ro kinh doanh mà doanh nghiệp thường gặp phải như: thị trường không ổn định, sức mua của thị trường có hạn và một số rủi ro tự nhiên… làm mất mát vật tư, hư hỏng tài sản và từ đó làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp,
Nhóm nhân tố chủ quan
- Xác định nhu cầu VLĐ: do xác định nhu cầu VLĐ thiếu chính xác dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu vốn trong sản xuất kinh doanh, điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
- Trình độ đội ngũ cán bộ lao động sản xuất và trình độ tổ chức quản lý của lãnh đạo: Vai trò của người lãnh đạo trong tổ chức là rất quan trọng. Sự điều hành quản lý phải kết hợp được tối ưu các yếu tố sản xuất, giảm chi phí không cần thiết, đồng thời nắm bắt được các cơ hội kinh doanh, đem lại sự phát triển cho doanh nghiệp.
- Ý thức trách nhiệm của người sử dụng: Khi sử dụng vốn của doanh nghiệp, đặc biệt là vốn lưu động có thể gây lãng phí hoặc tiết kiệm, điều này phụ thuộc rất nhiều vào sự tính toán cũng như trách nhiệm của những người trực tiếp sử dụng. Nếu sử dụng vốn tiết kiệm và hợp lý thì hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại.
Trên đây chỉ là một số những nhân tố cơ bản, đặc trưng nhất ảnh hưởng đến việc tổ chức sử dụng vốn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xem xét nghiên cứu từng nhân tố để hạn chế những hậu quả xấu có thể xảy ra, đồng
thời phát huy những tác động tích cực đảm bảo cho công tác tổ chức huy động vốn kịp thời, đầy đủ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức sử dụng vốn trong doanh nghiệp
Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì doanh nghiệp có thể áp dụng một số các biện pháp cơ bản như sau:
Một là: Lựa chọn đúng đắn phương án sản suất kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn chỉ đạt được khi doanh nghiệp có khả năng sản suất và tiêu thụ sản phẩm. Trong nền kinh tế thị trường, quy mô và tính chất kinh doanh không phải do chủ quan doanh nghiệp quyết định mà khả năng nhận biết , dự đoán thời cơ là một trong các yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp.
Vì vậy, vấn đề đầu tiên có tính chất quyết định hiệu quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn là phải lựa chọn đúng phương án sản xuất kinh doanh. Các phương án này phải dựa trên cơ sở tiếp cận thị trường, xuất phát từ nhu cầu thị trường. Có như vậy sản phẩm làm ra mới có thể tiêu thị được, doanh nghiệp mới nâng cao được hiệuq quả kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn.
Hai là: Xác định chính xác nhu cầu vốn tối thiểu cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc xác định nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh là một vấn đề không kém phần quan trọng. Nó giúp cho doanh nghiệp tránh được tình trạng thiếu vốn gây gián đoạn, ảnh hưởng đến quá trình sản xuất kinh doanh hoặc phải đi vay ngoài với lãi suất cao, đồng thời cũng tránh khỏi tình trạng ứ đọng vốn, không phát huy được hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp.
Ba là: Huy động và đầu tư vốn đúng đắn. Lựa chọn các hình thức thu hút vốn tích cực, triệt để khai thác nguồn vốn cho nội bộ DN, đáp ứng kịp thời
vốn cho sản xuất kinh và giảm được chi phí sử dụng vốn cho doanh nghiệp.
Cần tránh tình trạng vốn tồn tại dưới hình thái tài sản không cần sử dụng, vật tư hàng hóa kém phẩm chất trong khi doanh nghiệp phải đi vay với lãi suất cao.
Trước khi quyết định đầu tư, DN cần phải cân nhắc kỹ từ nguồn tài trợ vốn đầu tư, thị trường cung cấp NVL và thị trường tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Đầu tư đúng đắn vào thiết bị máy móc tiên tiến hiện đại, kết cấu tài sản đầu tư hợp lý cũng hạn chế được ảnh hưởng hao mòn vô hình mà vẫn đạt chỉ tiêu về năng suất và chất lượng.
Bốn là: Tổ chức tốt từ công tác sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm. Doanh nghiệp cần phân phối nhịp nhàng giữa các bộ phận sản xuất, không ngừng nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Tăng cường công tác quảng cáo, maketing nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ tăng vòng quay vốn.
Để làm tốt mục đích ấy doanh nghiệp phải tăng cường quản lý các yếu tố của quá trình SXKD , cũng như quản lý tốt VCĐ và VLĐ.
Năm là: Quản lý chặt chẽ các khoản vốn. Làm tốt công tác thanh toán nợ, chủ động phòng ngừa rủi ro, hạn chế tình trạng bị chiếm dụng vốn. Bởi vì không quản lý tốt khi phát sinh nhu cầu về vốn thì doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngoài kế hoạch, làm tăng chi phí sử dụng vốn mà lẽ ra không có. Đồng thời vốn bị chiếm dụng cũng là một rủi ro khi trở thành nợ khó đòi, gây thất thoát khó khăn cho doanh nghiệp. Chính vì vậy doanh nghiệp nên mua bảo hiểm, lập quỹ dự phòng tài chính để có nguồn bù đắp khi vốn bị thiếu hụt.
Sáu là: Tăng cường phát huy vai trò của tài chính trong việc sử dụng vốn bằng cách thường xuyên kiểm tra và lập kế hoạch tài chính đối với việc sử dụng vốn trong tất cả các khâu từ dự trữ, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và mua sắm tài sản cố định.
Kết luận: Tóm lại, trên đây là một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp nói chung. Tuy nhiên, trên thực tế mỗi doanh nghiệp trong từng nhành khác nhau có những đặc điểm khác nhau vì thế cần căn cứ vào những phương hướng và biện pháp chung để đưa ra cho doanh nghiệp mình một phương hướng cụ thể sao cho phù hợp và mang tính khả thi nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo tính linh hoạt, sáng tạo, chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG