Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng xuân mai (Trang 60 - 63)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG XUÂN MAI

2.2.2. Tình hình quản lý sử dụng và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xây dựng Xuân Mai

2.2.3.1. Những kết quả đạt được

Một là: Để đảm bảo lượng VLĐ phục vụ sản xuất kinh doanh công ty đã thực hiện vay vốn ngân hàng nhằm đảm bảo kịp thời các nhu cầu trong SXKD, hầu như không để ách tắc trong quá trình sản xuất do thiếu vốn.

Hai là: Đối với các khoản phải trả công ty luôn kiểm tra, đối chiếu với khả năng thanh toán của công ty nhằm chủ động trong việc thanh toán các khoản phải trả đúng thời hạn.

Ba là: Trong mỗi kỳ SXKD, công ty đều chú trọng công tác trích lập các khoản dự phòng (Như dự phòng giảm giá HTK, dự phòng phải thu khó đòi…) từ đó đảm bảo lượng vốn nhất định cho SXKDtrong những trường hợp xấu khi thị trường có bất ổn hoặc khách hàng chậm trễ trong thanh toán.

Bốn là: Thực hiện nhiều biện pháp tài chính nhằm gia tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động mặc dù tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2011 có giảm so với năm 2010 và còn thấp.

Năm là: Công ty luôn duy trì được một kết cấu vốn lưu động tương đối ổn định và phù hợp với đặc điểm chung của ngành xây dựng.

2.2.3.2. Những hạn chế tồn tại:

Công tác quản lý và sử dụng VLĐ của công ty cả trong khâu dự trữ, sản xuất đến lưu thông đều chứa đựng một số hạn chế cần khắc phục.

Một là: Công tác xác định nhu cầu VLĐ của công ty chưa thực sự sát đúng với thực tế. Trong năm dự báo nhu cầu sử dụng VLĐ là 50.000.000.000 đồng nhưng trong thực tế nhu cầu này là: 59.897.611.949 đồng, tăng 19,79% so với dự kiến với lượng tuyệt đối tăng đến hơn 9 tỷ đồng. Việc dự báo chưa thật

chính xác này sẽ ảnh hưởng đến công tác huy động vốn của công ty và trong bối cảnh thị trường như hiện nay thì đây quả là một điều khó khăn.

Hai là: Mô hình tài trợ vốn lưu động của công ty còn chứa đựng rất nhiều rủi ro, mức độ an toàn của việc sử dụng các nguồn tài trợ chưa cao vì đa số nguồn tài trợ vốn lưu động là nợ ngắn hạn chỉ có một phần nhỏ vốn lưu động được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn, và mỗi khi nợ ngắn hạn đến hạn trả công ty lại rơi vào tình trạng bị động về vốn. Tuy nhiên, công ty lại khá quan tâm đến công tác thanh toán nợ nên rất ít để xảy ra tình trang nợ quá hạn.

Ba là: Công tác quản lý khoản phải thu (đặc biệt là khoản phải thu khách hàng) làm chưa tốt, gây ứ đọng và lãng phí vốn lưu động. Qua đây thể hiện sự yếu kém trong việc quản lý vốn lưu động ở khâu lưu thông của công ty.

Bốn là: Dự trữ tiền mặt không hợp lý và chưa có cách thức đầu tư để tăng khả năng sinh lời của vốn bằng tiền. Công ty cũng chưa nghiên cứu và áp dụng một mô hình khoa học trong việc xác định mức dự trữ tiền mặt tối ưu. Đây là một hạn chế của công ty trong quản trị VLĐ.

Năm là: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn rất thấp. Trong thời gian sắp tới nếu công ty không có biện pháp để thu hồi nhanh vốn lưu động thì công ty sẽ không thể có đủ vốn đáp ứng cho hoạt động sản xuất kinh doanh dẫn tới

hợp đồng chậm tiến độ làm ách tắc vốn lưu động trong khâu sản xuất, giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Sáu là: Máy móc, trang thiết bị sản xuất chưa có sự cải tiến nên chưa đạt hiệu suất cao trong sản xuất từ đó làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty.

Việc phát hiện những mặt hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động đã khó nhưng việc tìm ra giải pháp để khắc phục những tồn đọng đó còn khó hơn nhiều. Tuy vậy, việc đề ra phương hướng giải quyết nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng Xuân Mai lại rất cần thiết. Để vững mạnh, an toàn về mặt tài chính và đạt hiệu quả cao trong sử dụng vốn lưu động thì sau đây tôi xin đưa ra một số giải pháp.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO

Một phần của tài liệu vốn lưu động và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần xây dựng xuân mai (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w